Hiện nay, do việc mở rộng thị trường, việc người lao động nước ngoài sang Việt Nam làm việc rất nhiều. Vậy chế độ của người lao động nước ngoài ở tại Việt Nam có được nghỉ Quốc khánh, Tết âm không?
Mục lục bài viết
1. Quy định về chế độ sử dụng lao động người nước ngoài tại Việt Nam:
Người lao động nước ngoài khi vào Việt Nam làm việc phải đảm bảo có giấy phép hoạt động và chứng chỉ hành nghề; hoặc giấy phép hành nghề được cấp bởi cơ quan có thẩm quyền tại Việt Nam.
Căn cứ theo quy định tại Khoản 1 Điều 2 Nghị định 152/2020/NĐ-CP, lao động là người nước ngoài muốn vào Việt Nam làm việc thông qua các hình thức sau:
– Theo diện thực hiện
– Di chuyển trong nội bộ doanh nghiệp:
Người lao động di chuyển trong nội bộ doanh nghiệp tại Việt Nam bao gồm các đối tượng sau: giám đốc điều hành, nhà quản lý, chuyên gia, lao động kỹ thuật của một doanh nghiệp nước ngoài đã thành lập hiện diện thương mại trên lãnh thổ Việt Nam, di chuyển tạm thời trong nội bộ doanh nghiệp sang hiện diện thương mại trên lãnh thổ Việt Nam và đồng thời đã được doanh nghiệp nước ngoài tuyển dụng trước đó ít nhất 12 tháng liên tục.
– Theo diện dịch vụ theo hợp đồng với tư cách là nhà cung cấp.
– Chào bán dịch vụ.
– Thực hiện các loại hợp đồng hoặc thỏa thuận về kinh tế, thương mại, tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, khoa học kỹ thuật, văn hóa, thể thao, giáo dục, giáo dục nghề nghiệp và y tế.
– Làm việc cho các đối tượng là các tổ chức phi chính phủ nước ngoài, tổ chức quốc tế tại Việt Nam được phép hoạt động theo quy định của pháp luật Việt Nam.
– Người chịu trách nhiệm thành lập hiện diện thương mại.
– Dưới tư cách là tình nguyện viên: với hình thức làm việc này, khi người lao động nước ngoài làm việc ở tại Việt Nam trên tinh thần tự nguyên và không được hưởng lương nhằm mục đích thực hiện những điều ước quốc tế trong đó Việt Nam là thành viên, trên cơ sở có xác nhận của cơ quan đại diện ngoại giao nước ngoài hoặc tổ chức quốc tế tại Việt Nam.
– Dưới tư cách là nhà quản lý, giám đốc điều hành, chuyên gia, lao động kỹ thuật. Trong đó:
+ Nhà quản lý là người quản lý doanh nghiệp; người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu cơ quan, tổ chức.
+ Giám đốc điều hành chính là người đứng đầu và trực tiếp tham gia điều hành đơn vị trực thuộc cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp.
+ Chuyên gia người nước ngoài tham gia lao động ở tại Việt Nam khi thuộc đối tượng sau: có bằng đại học trở lên hoặc tương đương và có ít nhất 3 năm kinh nghiệm làm việc trong chuyên ngành được đào tạo phù hợp vói vị trí việc làm dự tính làm ở tại Việt Nam; kinh nghiệm làm việc tối thiểu 05 năm, có chứng chỉ hành nghề tương đương với vị trí làm việc; thuộc các đối tượng là trường hợp đặc biệt do Thủ tướng Chính phủ quyết định theo đề nghị của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội.
+ Lao động kỹ thuật: đảm bảo tối thiểu 01 năm được đào tạo chuyên ngành kỹ thuật hoặc chuyên ngành khác, tối thiểu 03 năm kinh nghiệm làm việc; với công việc tương đương vị trí tại Việt Nam cần có ít nhất là 05 năm kinh nghiệm làm việc.
– Tham gia thực hiện các dự án, các gói thầu ở tại Việt Nam.
– Tư cách là thân nhân thành viên của cơ quan đại diện nước ngoài tại Việt Nam theo quy đinh tại điều ước quốc tế trong đó nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên được phép làm việc ở tại Việt Nam.
2. Lao động nước ngoài có được nghỉ Quốc khánh, Tết âm không?
Về quy định ngày nghỉ lễ, tết theo quy định tại
– Nghỉ 01 ngày vào Tết dương lịch (ngày 01 tháng 01 dương lịch).
– Nghỉ 05 ngày vào ngày nghỉ tết âm lịch.
– Nghỉ 01 ngày vào ngày Chiến thắng (ngày 30 tháng 4 dương lịch).
– Nghỉ 01 ngày vào ngày Quốc tế lao động (ngày 01 tháng 5 dương lịch).
– Nghỉ 02 ngày vào ngày Quốc khánh (ngày 02 tháng 9 dương lịch và 01 ngày liền kề trước hoặc sau).
– Nghỉ 01 ngày vào ngày Giỗ Tổ Hùng Vương (ngày 10 tháng 3 âm lịch).
Bên cạnh đó, tại Khoản 2 Điều 112 Bộ luật Lao động năm 2019, pháp luật Việt Nam còn quy định quyền lợi về ngày nghỉ của người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam ngoài thời gian nghỉ như trên tương tự quyền lợi của công dân Việt Nam thì vào ngày Tết cổ truyền và ngày Quốc khánh của nước họ sẽ được nghỉ thêm 01 ngày.
Như vậy, theo quy định trên người lao động nước ngoài làm tại Việt Nam sẽ được nghỉ ngày Quốc khánh, Tết âm như bình thường.
3. Các chế độ nghỉ khác của người lao động nước ngoài tại Việt Nam:
3.1. Chế độ nghỉ việc riêng, nghỉ việc không hưởng lương:
Ngoài chế độ nghỉ lễ, Tết, ngày Quốc khánh như trên, người nước ngoài còn được nghỉ việc riêng tương tự như người lao động Việt Nam. Cụ thể, tại Điều 115
Thứ nhất, nghỉ việc riêng vẫn được hưởng nguyên lương trong các trường hợp sau:
– Nghỉ 03 ngày khi kết hôn.
– Nghỉ 01 ngày nếu con đẻ, con nuôi kết hôn.
– Nghỉ 03 ngày nếu cha đẻ , mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi; cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi của vợ hoặc chồng; vợ hoặc chồng; con đẻ, con nuôi chết.
Lưu ý: người lao động khi nghỉ sẽ phải thông báo với người sử dụng lao động.
Thứ hai, trường hợp ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh, chị, em ruột chết; cha hoặc mẹ kết hôn; anh, chị, em ruột kết hôn thì người lao động nghỉ 01 ngày không hưởng lương. Lưu ý phải báo trước với người sử dụng lao động.
Ngoài ra, người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam có nhu cầu muốn nghỉ thêm thì họ thông báo và xin phép người sử dụng lao động đồng ý thì được nghỉ không hưởng lương.
3.2. Chế độ nghỉ phép năm của người lao động nước ngoài làm tại Việt Nam:
Căn cứ tại Điều 113 Bộ luật Lao động năm 2019, chế độ về ngày nghỉ hàng năm của người lao động nước ngoài làm tại Việt Nam cũng giống như chế độ ngày nghỉ đối với người lao động tại Việt Nam. Cụ thể như sau:
– Đối với trường hợp người lao động làm việc khi đủ 12 tháng cho người sử dụng lao động được hưởng nguyên lương theo đúng hợp đồng lao động:
+ Đối với người làm công việc trong điều kiện bình thường: được nghỉ 12 ngày làm việc.
+ Đối với người lao động chưa thành niên, lao động là người khuyết tật, người làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm: được nghỉ 14 ngày làm việc.
+ Đối với người làm nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm: được nghỉ 16 ngày làm việc.
– Trường hợp người lao động làm việc chưa đủ 12 tháng cho người sử dụng lao động: số ngày nghỉ sẽ tính trên cơ sở tương ứng với số tháng làm việc.
– Nếu người lao động chưa được nghỉ hết số ngày nghỉ hàng năm khi thôi việc, bị mất việc làm: người sử dụng lao động sẽ phải thanh toán tiền lương những ngày chưa nghỉ đó cho người làm động.
– Lịch nghỉ hàng năm sẽ phụ thuộc do người sử dụng lao động tham khảo ý kiến của người lao động và đưa ra quyết định. Sau đó sẽ thông báo cho người lao động biết. Lưu ý: người lao động nước ngoài rại Việt Nam có thể thỏa thuận với người sử dụng lao động để nghỉ hàng năm thành nhiều lần hoặc nghỉ gộp tối đa 03 năm một lần.
– Các khoảng thời gian được coi là thời gian làm việc để tính số ngày nghỉ hằng năm của người lao động, bao gồm:
+ Thời gian học nghề, tập nghề.
+ Nếu người lao động tiếp tục làm việc cho người sử dụng lao động sau khi hết thời gian thử việc, thời gian thử việc được tính vào khoảng thời gian được coi là thời gian làm việc để tính số ngày nghỉ hằng năm của người lao động.
+ Thời gian nghỉ việc riêng có hưởng lương .
+ Nếu được người sử dụng lao động đồng ý nhưng cộng dồn không quá 01 tháng trong một năm, thời gian nghỉ việc không hưởng lương sẽ được tính.
+ Thời gian nghỉ do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp nhưng cộng dồn không quá 6 tháng.
+Thời gian nghỉ do ốm đau nhưng cộng dồn không quá 02 tháng trong một năm.
+ Thời gian nghỉ hưởng chế độ thai sản theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội.
+ Thời gian thực hiện các nhiệm vụ của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở mà được tính là thời gian làm việc theo quy định của pháp luật.
+ Thời gian phải ngừng việc, nghỉ việc không do lỗi của người lao động.
+ Thời gian nghỉ vì bị tạm đình chỉ công việc nhưng sau đó được kết luận là không vi phạm hoặc không bị xử lý kỷ luật lao động.
– Bộ luật Lao động 2019.
– Nghị định 145/2020/NĐ-CP hướng dẫn Bộ luật Lao động về điều kiện lao động và quan hệ lao động