Trên thực tế không phải trường hợp phá thai nào cũng đáng lên án, trong một số trường hợp việc phá thai là điều không mong muốn. Xoay quanh vấn đề, đặt ra một câu hỏi là lao động nữ phá thai có được hưởng chế độ thai sản không?
Mục lục bài viết
- 1 1. Phá thai:
- 2 2. Xử lý vi phạm pháp luật đối với hành vi phá thai trái phép:
- 3 3. Điều kiện để được hưởng chế độ thai sản đối với lao động nữ phá thai:
- 4 4. Chế độ thai sản đối với lao động nữ phá thai do bệnh lý:
- 5 5. Hồ sơ hưởng chế độ thai sản đối với lao động nữ phá thai do bệnh lý:
- 6 6. Hình thức chi trả hưởng chế độ thai sản đối với lao động nữ phá thai do bệnh lý:
1. Phá thai:
– Phá thai là việc loại bỏ thai nhi khi đang trong bụng mẹ.
– “Phá thai là chủ động sử dụng các phương pháp khác nhau để chấm dứt thai trong tử cung cho thai đến hết 22 tuần tuổi” (Định nghĩa này chỉ nêu lên trong trường hợp phá thai an toàn).
– Theo hướng dẫn của Bộ Y tế, các phương pháp phá thai hiện nay bao gồm (lưu ý Bộ Y tế không khuyến khích việc phá thai dưới mọi hình thức):
+ Phá thai bằng thuốc đến tuần thứ 9 (mang thai được tuần thứ 9);
+ Phá thai bằng thuốc từ tuần thứ 13 đến hết tuần 22;
+ Phá thai bằng phương pháp nong và gắp từ tuần 13 đến hết tuần 18;
+ Phá thai bằng phương pháp hút chân không;
– Phá thai trái phép là hành vi thực hiện việc phá thai cho người khác không được cơ quan có thẩm quyền cho phép gây thiệt hại cho tính mạng hoặc gây thiệt hại nghiêm trọng cho sức khỏe của người đó.
2. Xử lý vi phạm pháp luật đối với hành vi phá thai trái phép:
– Phá thai là hành vi vi phạm pháp luật đối với việc phá thai trên 22 tuần tuổi và không đảm bảo an toàn khi phá thai theo hướng dẫn của Bộ Y tế. Nghiêm cấm các cơ sở y tế và cá nhân làm các thủ thuật nạo thai, phá thai, tháo vòng tránh thai nếu không có giấy phép do Bộ y tế hoặc Sở y tế cấp.
a) Xử phạt vi phạm hành chính:
– Về mặt hành vi: Thực hiện hành vi loại bỏ thai nhi vì lý do lựa chọn giới tính.
– Mức xử phạt chính:
+ Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng (hành vi phá thai không bị ép buộc).
+ Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng (hành vi dụ dỗ, lôi kéo người mang thai loại bỏ thai nhi).
+ Phạt tiền từ 7.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng (Hành vi ép buộc bằng đe dọa dùng vũ lực để buộc người mang thai loại bỏ thai nhi).
+ Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 12.000.000 đồng (Hành vi ép buộc bằng dùng vũ lực để buộc người mang thai loại bỏ thai nhi).
+ Phạt tiền từ 12.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng (hành vi cung cấp hoặc chỉ dẫn, chỉ định sử dụng hóa chất, thuốc để loại bỏ thai nhi).
+ Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng (hành vi phá thai mà biết rõ người đang mang thai muốn loại bỏ thai nhi).
b) Truy cứu trách nhiệm hình sự:
– Cấu thành tội phạm tội phá thai:
+ Về khách thể của tội phạm: xâm phạm vào những quy định của Nhà nước về an toàn công cộng.
+ Mặt khách quan của tội phạm: Thực hiện việc phá thai cho người khác không được cơ quan có thẩm quyền cho phép ( mở trung tâm nạo, phá thai chui không đăng ký, không có giấy phép hành nghề, không có bằng cấp hoặc có bằng cấp nhưng không đúng chuyên môn; cơ sở không đủ sở sở vật chất phục vụ cho việc phá thai, v. v..) gây thiệt hại cho tính mạng hoặc gây thiệt hại nghiêm trọng cho sức khỏe của người đó. Hậu quả của việc thực hiện hành vi này là: làm chết người, gây tổn thương sức khỏe với tỷ lệ tôn thường và số lượng người tổn thương theo quy định pháp luật hoặc vi phạm hành chính nhiều lần (02 lần trở lên) hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích.
+ Về mặt chủ quan của tội phạm: Thực hiện hành vi với lỗi cố ý.
+ Về chủ thể của tội phạm: người có đủ năng lực trách nhiệm hình sự, đạt độ tuổi từ đủ 16 tuổi trở lên.
– Tùy vào mức độ ảnh hưởng sức khỏe cho bao nhiêu người, tỷ lệ ảnh hưởng, làm chết người hay không, hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành chính thì sẽ có các mức xử phạt sau:
+ Phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc bị phạt tù từ 01 năm đến 03 năm.
+ Phạt tù từ 03 năm đến 07 năm.
+ Phạt phạt tù từ 07 năm đến 15 năm.
– Hình phạt bổ sung: có thể bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.
3. Điều kiện để được hưởng chế độ thai sản đối với lao động nữ phá thai:
– Lý do phá thai là phá thai bệnh lý phải có kết luận của cơ quan y tế (lưu ý: Trường hợp tự ý phá thai sẽ không được cơ quan BHXH giải quyết chế độ);
– Thuộc đối tượng tham gia BHXH bắt buộc (Lao động nữ làm theo
– Lao động đang tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc;
– Thời gian đóng bảo hiểm: từ đủ 12 tháng trở lên mà khi mang thai phải nghỉ việc để dưỡng thai theo chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền thì phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 03 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con.
4. Chế độ thai sản đối với lao động nữ phá thai do bệnh lý:
– Thời gian nghỉ có lương bao gồm:
+ Tổng 5 lần khám thai (10 ngày).
+ Khi phá thai (10 ngày nếu thai dưới 05 tuần tuổi; 20 ngày nếu thai từ 05 tuần tuổi đến dưới 13 tuần tuổi; 40 ngày nếu thai từ 13 tuần tuổi đến dưới 25 tuần tuổi; 50 ngày nếu thai từ 25 tuần tuổi trở lên).
+ Khi dưỡng sức, phục hồi sức (30 ngày đầu làm việc mà sức khỏe chưa phục hồi): Từ 05 ngày đến 10 ngày.
* Lưu ý: Tính cả thời gian, nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần.
– Mức hưởng lương khi lao động nữ phá thai do bệnh lý:
+ Mức hưởng một tháng = (Mức trợ cấp theo tháng/ 30 ngày) x số ngày được nghỉ.
+ Mức hưởng một tháng = Mức trợ cấp theo tháng/ 30 ngày.
– Mức hưởng chế độ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau thai sản một ngày = 30% X mức lương cơ sở.
* Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng được tính là thời gian đóng bảo hiểm xã hội, người lao động không phải đóng bảo hiểm xã hội.
5. Hồ sơ hưởng chế độ thai sản đối với lao động nữ phá thai do bệnh lý:
– Danh sách 01B-HSB do đơn vị người sử dụng lao động lập (nơi mà lao động nữ làm việc).
– Đối với điều trị nội trú cần thêm các giấy, tờ sau:
+ Giấy ra viện của người lao động nữ (Bản chính hoặc bản sao)
+ Giấy chuyển tuyến hoặc giấy chuyển viện (nếu có)
– Đối với điều trị ngoại trú cần thêm các giấy, tờ sau:
+ Giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH (bản chính).
+ Giấy ra viện có chỉ định của y, bác sĩ điều trị cho nghỉ thêm.
6. Hình thức chi trả hưởng chế độ thai sản đối với lao động nữ phá thai do bệnh lý:
– Hình thức thứ nhất: Chuyển kinh phí cho đơn vị người sử dụng lao động để chi trả cho người lao động không có tài khoản cá nhân (Căn cứ Danh sách C70a-HD).
– Hình thức thứ hai: Chi trực tiếp cho người lao động qua tài khoản cá nhân (Chi cho người lao động, thân nhân người lao động qua tài khoản cá nhân; căn cứ vào C70a-HD, Danh sách C70b-HD, phối hợp với ngân hàng nơi người hưởng mở tài khoản); Chi trực tiếp bằng tiền mặt (Căn cứ Danh sách C70b-HD, Danh sách 6-CBH).
– Thời gian giải quyết hồ sơ hưởng chế độ thai sản khi lao động nữ phá thai do bệnh lý:
+ Đối với trường hợp đơn vị sử dụng lao động đề nghị hồ sơ: Tối đa 06 ngày làm việc kể từ khi nhận đủ hồ sơ theo quy định.
+ Đối với trường hợp người lao động nữ, thân nhân người lao động nữ nộp hồ sơ trực tiếp cho cơ quan BHXH: Tối đa 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
–
–
– Quyết định số 3781/QĐ-BYT ngày ngày 28 tháng 8 năm 2020 của Bộ Y tế). – Ban hành Hướng dẫn quốc gia về các dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản, sức khỏe tình dục cho trẻ vị thành niên, thanh niên giai đoạn 2020 – 2025.
– Quyết định số 166/QĐ-BHXH ngày 31 tháng 01 năm 2019 của Tổng Giám đốc bảo hiểm xã hội Việt Nam.