Để có thêm tiền trang trải cho cuộc sống gia đình sau khi sinh con, nhiều người mẹ đã lựa chọn phương án đi làm sớm trước khi hết thời gian nghỉ chế độ thai sản. Đây là một trong những quyền lợi pháp luật dành cho người lao động nữ sau sinh con. Vậy lao động nữ đi làm sớm sau sinh cần phải có những giấy tờ gì?
Mục lục bài viết
1. Lao động nữ đi làm sớm sau sinh cần những giấy tờ gì?
Căn cứ theo quy định tại khoản 4 Điều 139 của
Theo đó, người lao động nữ đi làm sớm sau sinh cần phải có các loại giấy tờ sau đây:
– Giấy xác nhận của các cơ sở khám chữa bệnh có thẩm quyền, có nội dung khẳng định về việc người lao động nữ đi làm sớm sau sinh không có hại tới sức khỏe của người lao động đó;
– Đơn xin đi làm sớm sau sinh, trong trường hợp người sử dụng lao động có yêu cầu.
Tuy nhiên, cần lưu ý, để có được giấy xác nhận đầy đủ sức khỏe đi làm sớm của cơ sở khám chữa bệnh có thẩm quyền, người lao động cần phải đi khám sức khỏe tại các cơ sở khám chữa bệnh để được cấp giấy xác nhận tình trạng sức khỏe, đảm bảo về việc người lao động nữ đi làm sớm sau sinh không ảnh hưởng tới sức khỏe của họ.
2. Điều kiện để lao động nữ đi làm sớm sau sinh:
Căn cứ theo quy định tại Điều 139 của Bộ luật lao động năm 2019 có quy định về vấn đề nghỉ thai sản như sau:
– Lao động nữ theo quy định của pháp luật sẽ được nghỉ thai sản trước khi sinh con và sau khi sinh con là 06 tháng. Thời gian nghỉ trước khi sinh con của lao động nữ sẽ không được phép vượt quá 02 tháng. Trong trường hợp người lao động nữ sinh đôi thì sẽ được tính từ con thứ hai trở đi, cứ mỗi người con thì người lao động nữ sẽ được nghỉ thêm 01 tháng;
– Trong thời gian nghỉ chế độ thai sản, người lao động nữ sẽ được hưởng chế độ thai sản căn cứ theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội;
– Hết thời gian nghỉ thai sản theo như phân tích nêu trên, nếu người lao động nữa có nhu cầu phải lao động nữa hoàn toàn có thể nghỉ thêm một khoảng thời gian nữa không hưởng lương sau khi có sự thỏa thuận với người sử dụng lao động;
– Trước khi hết thời gian nghỉ thai sản theo quy định của pháp luật, người lao động nữ hoàn toàn có thể trở lại làm việc khi đã nghỉ ít nhất được 04 tháng tuy nhiên người lao động nữa cần phải thực hiện hoạt động báo trước cho người sử dụng lao động phải được người sử dụng lao động đồng ý, đồng thời có xác nhận của cơ sở khám chữa bệnh và các cơ sở y tế có thẩm quyền về việc đi làm sớm của người lao động nữa không ảnh hưởng và không có hại đến sức khỏe của người lao động đó. Trong trường hợp này, ngoài tiền lương của những ngày làm việc do người sử dụng lao động chi trả, người lao động nữ vẫn sẽ tiếp tục được hưởng chế độ trợ cấp thai sản căn cứ theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội;
– Lao động nam khi vợ sinh con, người lao động thực hiện thủ tục nhận nuôi con nuôi trong độ tuổi dưới 06 tháng tuổi, người lao động nữ mang thai hộ hoặc người lao động là người mẹ nhờ mang thai hộ sẽ được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản phù hợp với quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội.
Theo điều luật phân tích nêu trên thì có thể nói, lao động nữ hoàn toàn có thể được đi làm trước khi hết thời hạn nghỉ thai sản, tuy nhiên cần phải đáp ứng được các điều kiện do pháp luật quy định.
Và để có thể được đi làm trước khi hết thời gian nghỉ thai sản, người lao động nữ cần phải đáp ứng được các điều kiện sau:
– Người lao động nữ đã nghỉ ít nhất được 04 tháng;
– Cần phải thực hiện thủ tục báo trước cho người sử dụng lao động phải được người sử dụng lao động đồng ý;
– Có xác nhận của các cơ sở y tế và cơ sở khám bệnh có thẩm quyền về việc người lao động nữ đi làm sớm không ảnh hưởng và không có hại đến sức khỏe của người lao động đó.
3. Lao động nữ đi làm sớm sau sinh được hưởng bảo hiểm xã hội như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 12 của Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội, có quy định cụ thể về
– Trường hợp hợp đồng lao động hết thời hạn trong khoảng thời gian người lao động nữ nghỉ việc hưởng chế độ thai sản thì thời gian hưởng chế độ thai sản từ khi nghỉ việc đến khi hợp đồng lao động hết thời hạn sẽ được tính là thời gian đóng bảo hiểm xã hội, thời gian hưởng chế độ thai sản của người lao động sau khi hợp đồng lao động hết thời hạn sẽ không được tính là thời gian đóng bảo hiểm xã hội;
– Thời gian hưởng chế độ thai sản của người lao động chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc hoặc người lao động thôi việc trước thời điểm sinh con, người lao động nhận nuôi con nuôi trong độ tuổi dưới 06 tháng thì sẽ không được tính là thời gian đóng bảo hiểm xã hội;
– Trong trường hợp người lao động nữ đi làm trước khi hết thời hạn nghỉ sinh con, thì thời gian hưởng chế độ thai sản từ khi nghỉ việc đến khi người lao động nữ đi làm sẽ được tính là thời gian đóng bảo hiểm xã hội, kể từ thời điểm người lao động đi làm trước khi hết thời hạn nghỉ sinh con thì người lao động nữ vẫn được hưởng chế độ bảo hiểm thai sản cho đến khi hết thời hạn nghỉ thai sản, tuy nhiên người lao động và người sử dụng lao động cần phải đóng bảo hiểm xã hội và đóng bảo hiểm y tế;
– Trong trường hợp người cha hoặc người trực tiếp nuôi dưỡng, người mẹ nhờ mang thai hộ, người cha nhờ mang thai hộ, người trực tiếp nuôi dưỡng hưởng chế độ thai sản tuy nhiên không nghỉ việc thì người lao động và người sử dụng lao động vẫn phải thực hiện chế độ đóng bảo hiểm xã hội, đóng bảo hiểm y tế.
Như vậy, theo điều luật phân tích nêu trên, người lao động nữ sẽ được đi làm trước khi hết thời gian nghỉ thai sản tuy nhiên cần phải đáp ứng được một số yêu cầu nhất định.
Khi đó, người lao động đi làm trước khi hết thời gian hưởng chế độ thai sản vẫn sẽ được hưởng lương từ người sử dụng lao động và người lao động đó vẫn sẽ được hưởng chế độ thai sản như trường hợp bình thường.
Tuy nhiên, kể từ thời điểm người lao động đi làm trước khi hết thời gian nghỉ thai sản thì người lao động và người sử dụng lao động cần phải thỏa thuận để đóng bảo hiểm xã hội và bảo hiểm y tế.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Bộ luật Lao động năm 2019;
–
– Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội về việc quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo hiểm xã hội về bảo hiểm xã hội bắt buộc;
– Thông tư 06/2021/TT-BLĐTBXH của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH ngày 29/12/2015 của Bộ trưởng Bộ Lao động Thương binh và Xã hội quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo hiểm xã hội về bảo hiểm xã hội bắt buộc;
– Thông tư 37/2021/TT-BLĐTBXH của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội về việc hướng dẫn điều chỉnh lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội và trợ cấp hằng tháng, thời điểm hưởng lương hưu đối với trường hợp không còn hồ sơ gốc.
THAM KHẢO THÊM: