Lao động mùa vụ có phải thử việc không? Quy định của pháp luật về lao động mùa vụ và vấn đề thử việc trong hợp đồng lao động mùa vụ.
Lao động mùa vụ có phải thử việc không? Quy định của pháp luật về lao động mùa vụ và vấn đề thử việc trong
Tóm tắt câu hỏi:
Xin chào anh chị luật sư, em xin hỏi anh chỉ một vấn đề đó là: em hiện đang là sinh viên, đợt nghỉ hè gần 3 tháng, về quê em có nhận làm đóng bao bì sản phẩm cho một cơ sở sản xuất vì thường hè cơ sở này đông khách nên thuê thêm lao động thời vụ vì lao động cố định làm không đủ để tiêu thụ. Cơ sở đó bảo em thử việc 1 tuần không có lương. Ngày trước em có học pháp luật đại cương thì có nghe nói không phải thử việc. Mong các anh chỉ giải đáp cụ thể cho em là lao động mùa vụ có phải thử việc, và nếu em làm và tra lương thiếu 7 ngày trong thời hạn thử việc đó thì giải quyết thế nào. Em cám ơn anh chị rất nhiều.
Luật sư tư vấn:
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
Theo quy định tại “Bộ luật lao động 2019” thì:
Điều 26. Thử việc
1. Người sử dụng lao động và người lao động có thể thoả thuận về việc làm thử, quyền, nghĩa vụ của hai bên trong thời gian thử việc. Nếu có thoả thuận về việc làm thử thì các bên có thể giao kết
Nội dung của
2. Người lao động làm việc theo
Như vậy, người lao động làm theo hợp đồng mùa vụ thì sẽ không phải thử việc, việc bạn bị cơ sở đó yêu cầu thử việc là trái quy định của pháp luật.
Mặt khác, theo quy định của Nghị định 88/2015/NĐ-CP thì:
Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số
5. Sửa đổi, bổ sung Điều 6 như sau:
“Điều 6. Vi phạm quy định về thử việc
1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động khi có một trong các hành vi sau đây:
a) Yêu cầu thử việc đối với người lao động làm việc theo hợp đồng lao động theo mùa vụ;
b) Không thông báo kết quả công việc người lao động đã làm thử theo quy định của pháp luật.
2. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây:
a) Yêu cầu người lao động thử việc quá 01 lần đối với một công việc;
b) Thử việc quá thời gian quy định;
c) Trả lương cho người lao động trong thời gian thử việc thấp hơn 85% mức lương của công việc đó;
d) Kết thúc thời gian thử việc, người lao động vẫn tiếp tục làm việc mà người sử dụng lao động không giao kết hợp đồng lao động với người lao động.
>>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.6568
3. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc trả đủ 100% tiền lương của công việc đó cho người lao động đối với hành vi vi phạm quy định tại Điểm a Khoản 1, Điểm a, Điểm b và Điểm c Khoản 2 Điều này.”
Nếu trong trường hợp cố tình làm sai phạm thì cơ sở đó có thể sẽ bị xử phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500 ngàn đến 1 triệu đồng đối với hành vi bạn trình bày, hơn nữa cơ sở buộc phải hoàn 100% tiền lương thử việc đối với 7 ngày đó.
Hy vọng rằng sự tư vấn của chúng tôi sẽ giúp bạn lựa chọn phương án thích hợp nhất để giải quyết những vướng mắc của bạn. Nếu còn bất cứ thắc mắc gì liên quan đến sự việc bạn có thể liên hệ Tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến 24/7 của Luật sư: 1900.6568 để được giải đáp.