Theo quy định của pháp luật hiện nay, giảm trừ gia cảnh được xem là số tiền khấu trừ vào thu nhập chịu thuế trước khi tính thuế đối với thu nhập từ hoạt động sản xuất kinh doanh, thu nhập từ tiền lương, tiền công của các đối tượng nộp thuế là cá nhân cư trú. Vậy người lao động làm việc ở hai công ty thì tính tiền giảm trừ gia cảnh như thế nào?
Mục lục bài viết
1. Làm việc ở hai công ty thì tính giảm trừ gia cảnh thế nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 9 của Thông tư 111/2013/TT-BTC của Bộ Tài chính, có quy định cụ thể về các khoản giảm trừ. Theo đó, các khoản giảm trừ được xác định là các khoản trừ vào thu nhập chịu thuế của cá nhân trước khi xác định thu nhập tính thuế từ tiền lương, thu nhập từ tiền công và tư hoạt động sản xuất kinh doanh của người nộp thuế là cá nhân cư trú. Theo đó, trường hợp cá nhân cư trú vừa có thu nhập từ hoạt động sản xuất kinh doanh, vừa có thu nhập từ tiền lương, thu nhập từ tiền công thì tính tiền giảm trừ gia cảnh một lần vào tổng thu nhập từ sản xuất kinh doanh và từ tiền lương/tiền công đó. Cụ thể:
– Đối với giảm trừ gia cảnh cho bản thân của người nộp thuế, người nộp thuế có nhiều nguồn thu nhập phát sinh từ hoạt động tiền lương, tiền công, thu nhập từ hoạt động sản xuất kinh doanh thì tại cùng một thời điểm (tính đủ theo tháng) người nộp thuế sẽ phải lựa chọn tính giảm trừ gia cảnh cho bản thân tại 01 nơi nhất định;
– Đối với giảm trừ gia cảnh cho người phụ thuộc, người nộp thuế sẽ được tính phần tám trừ gia cảnh cho người phụ thuộc nếu như người nộp thuế đó đã thực hiện thủ tục đăng ký thuế và được cấp mã số thuế.
Theo đó, khi người lao động làm việc tại hai công ty khác nhau thì người nộp thuế sẽ cần phải lựa chọn giảm trừ gia cảnh cho bản thân và giảm trừ gia cảnh cho người phụ thuộc tại một nơi làm việc nhất định, đối với nơi còn lại sẽ không được tính giảm trừ gia cảnh. Vì vậy, trong quá trình quyết toán thuế thu nhập cá nhân tại cơ quan có thẩm quyền, số tiền ở mục “tổng số tiền giảm trừ gia cảnh” tại doanh nghiệp nào thì sẽ được ghi ở đó.
2. Người lao động có hai hợp đồng lao động trở lên thì khấu trừ thuế thu nhập cá nhân thế nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 25 của Thông tư 111/2013/TT-BTC của Bộ Tài chính, có quy định về hoạt động khấu trừ thuế. Theo đó, khấu trừ thuế là việc tổ chức và cá nhân chả thu nhập thực hiện tính trừ số thuế phải nộp vào thu nhập của người nộp thuế trước khi trả thu nhập. Trong đó, trường hợp người lao động ký kết hợp đồng lao động với nhiều doanh nghiệp khác nhau thì người lao động sẽ bị khấu trừ thuế thu nhập cá nhân tương ứng với tiền lương và tiền công của từng hợp đồng lao động mà người lao động đã giao kết trước đó. Cụ thể:
– Đối với các cá nhân cư trú ký hợp đồng lao động trong khoảng thời gian từ 03 tháng trở lên, người sử dụng lao động sẽ thực hiện hoạt động khấu trừ thuế theo Biểu thuế lũy tiến từng phần, kể cả trong trường hợp cá nhân cư trú ký hợp đồng lao động từ 03 tháng trở lên tại nhiều doanh nghiệp khác nhau;
– Đối với trường hợp cá nhân cư trú giao kết hợp đồng lao động trong khoảng thời gian từ 03 tháng trở lên tuy nhiên người lao động đó nghỉ làm trước khi kết thúc hợp đồng lao động, thì người sử dụng lao động vẫn sẽ tiếp tục thực hiện hoạt động khấu trừ thuế theo Biểu thuế lũy tiến từng phần;
– Đối với các cá nhân được xác định là người nước ngoài vào làm việc trên lãnh thổ của Việt Nam thì người sử dụng lao động sẽ căn cứ vào thời gian làm việc của người lao động nước ngoài đó tại Việt Nam ghi nhận trên hợp đồng lao động hoặc văn bản cử sang làm việc tại Việt Nam để tạm khấu trừ thuế theo Biểu thuế lũy tiến từng phần (đối với cá nhân có thời gian làm việc trên lãnh thổ Việt Nam từ 183 ngày trong năm tính thuế) hoặc theo Biểu thuế toàn phần (đối với các cá nhân có thời gian làm việc trên lãnh thổ Việt Nam dưới 183 ngày trong năm tính thuế);
– Số thuế phải khấu trừ đối với thu nhập từ tiền lương, thu nhập từ tiền công của cá nhân cư trú sẽ được xác định và hướng dẫn cụ thể theo quy định tại Điều 7 của Thông tư 111/2013/TT-BTC của Bộ Tài chính, hoặc của cá nhân không cư trú thì sẽ được xác định cụ thể theo Điều 18 của Thông tư 111/2013/TT-BTC của Bộ Tài chính;
– Trường hợp người lao động ký kết hợp đồng lao động trong khoảng thời gian dưới 03 tháng có tổng mức trả thu nhập từ 2.000.000 đồng/lần trở lên thì người sử dụng lao động cần phải khấu trừ thuế theo mức 10% dựa trên thu nhập trước khi chi trả cho người lao động.
Như vậy, trong trường hợp người lao động ký kết hợp đồng lao động với nhiều doanh nghiệp khác nhau, thì người lao động sẽ bị khấu trừ thuế thu nhập cá nhân tương ứng với tiền lương và tiền công của từng hợp đồng lao động mà người lao động đã giao kết.
3. Mức giảm trừ gia cảnh cho bản thân người lao động là bao nhiêu?
Pháp luật hiện nay có quy định cụ thể về mức giảm trừ gia cảnh cho bản thân của người nộp thuế. Căn cứ theo quy định tại Điều 1 của Nghị quyết 954/2020/UBTVQH14 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về điều chỉnh mức giảm trừ gia cảnh của thuế thu nhập cá nhân, có quy định cụ thể về mức giảm trừ gia cảnh. Cụ thể như sau:
– Mức giảm trừ phát hành đối với các đối tượng nộp thuế hiện nay được xác định là 11.000.000 đồng/tháng, tương ứng với 132.000.000 đồng/năm;
– Mức giảm trừ gia cảnh đối với mỗi người phụ thuộc được xác định là 4.400.000 đồng/năm.
Tiếp tục đối chiếu với quy định tại Điều 1 của Luật thuế thu nhập cá nhân sửa đổi năm 2012 có quy định về nội dung giảm trừ gia cảnh. Theo đó, giảm trừ gia cảnh được xem là số tiền được trừ vào thu nhập chịu thuế trước khi tính thuế thu nhập cá nhân đối với các thu nhập từ hoạt động sản xuất kinh doanh, thu nhập từ tiền lương, thu nhập từ tiền công của đối tượng nộp thuế là cá nhân cư trú. Giảm trừ gia cảnh bao gồm:
– Mức giảm trừ gia cảnh đối với đối tượng nộp thuế được xác định là 9.000.000 đồng/tháng, tương ứng với 108.000.000 đồng/năm;
– Mức giảm trừ gia cảnh đối với mỗi người phụ thuộc được xác định là 3.600.000 đồng/năm.
Theo đó thì có thể nói, cho đến nay, pháp luật đã nâng mức giảm trừ gia cảnh cho bản thân người nộp thuế và mức giảm trừ gia cảnh cho những người phụ thuộc, cụ thể là nâng mức giảm trừ gia cảnh lên 11.000.000 đồng/tháng cho bản thân người nộp thuế. Và mức giảm trừ gia cảnh này vẫn đang tiếp tục áp dụng cho đến thời điểm hiện tại. Hay nói cách khác, mức giảm trừ gia cảnh cho bản thân người nộp thuế hiện nay đang được xác định là 11.000.000 đồng/tháng.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Thông tư 111/2013/TT-BTC của Bộ Tài chính về việc hướng dẫn thực hiện Luật Thuế thu nhập cá nhân, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thuế thu nhập cá nhân và
– Thông tư 25/2018/TT-BTC của Bộ Tài chính về việc hướng dẫn Nghị định 146/2017/NĐ-CP ngày 15/12/2017 của Chính phủ và sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 78/2014/TT-BTC ngày 18/06/2014 của Bộ Tài chính, Thông tư 111/2013/TT-BTC ngày 15/08/2013 của Bộ Tài chính;
– Thông tư 92/2015/TT-BTC của Bộ Tài chính về việc hướng dẫn thực hiện thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập cá nhân đối với cá nhân cư trú có hoạt động kinh doanh; Hướng dẫn thực hiện một số nội dung sửa đổi, bổ sung về thuế thu nhập cá nhân quy định tại Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của các Luật về Thuế số 71/2014/QH13 và
– Công văn 5741/TCT-TNCN của Tổng cục Thuế về việc vướng mắc về quản lý thuế đối với cá nhân kinh doanh vận tải nộp thuế theo phương pháp khoán theo Thông tư 92/2015/TT-BTC.
THAM KHẢO THÊM: