Làm thêm giờ có phải thông báo bằng văn bản cho cơ quan chuyên môn không? Làm thêm giờ là khoảng thời gian làm việc ngoài thời giờ làm việc bình thường.
Làm thêm giờ có phải thông báo bằng văn bản cho cơ quan chuyên môn. Làm thêm giờ là khoảng thời gian làm việc ngoài thời giờ làm việc bình thường.
Tóm tắt câu hỏi:
Tôi xin hỏi về việc làm thêm giờ như sau: Cơ quan tôi thuộc Ban QLDA, đang quản lý công trình thủy điện, do công việc cấp bách nên một số cán bộ đã làm thêm trên 200 đến 300 giờ nhưng không bố trí nghỉ bù được, do đó theo luật 2012 thì tôi phải làm văn bản đề xuất làm thêm trên 200 giờ đến 300 giờ theo Thông tư nào? Làm mẫu theo Thông tư 15/2003 có còn hiệu lực không? Tôi xin chân thành cảm ơn?
Luật sư tư vấn:
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
Theo quy định tại “Bộ luật lao động năm 2019” về làm thêm giờ như sau:
“Điều 106. Làm thêm giờ
1. Làm thêm giờ là khoảng thời gian làm việc ngoài thời giờ làm việc bình thường được quy định trong pháp luật, thỏa ước lao động tập thể hoặc theo
2. Người sử dụng lao động được sử dụng người lao động làm thêm giờ khi đáp ứng đủ các điều kiện sau đây:
a) Được sự đồng ý của người lao động;
b) Bảo đảm số giờ làm thêm của người lao động không quá 50% số giờ làm việc bình thường trong 01 ngày, trường hợp áp dụng quy định làm việc theo tuần thì tổng số giờ làm việc bình thường và số giờ làm thêm không quá 12 giờ trong 01 ngày; không quá 30 giờ trong 01 tháng và tổng số không quá 200 giờ trong 01 năm, trừ một số trường hợp đặc biệt do Chính phủ quy định thì được làm thêm giờ không quá 300 giờ trong 01 năm;
c) Sau mỗi đợt làm thêm giờ nhiều ngày liên tục trong tháng, người sử dụng lao động phải bố trí để người lao động được nghỉ bù cho số thời gian đã không được nghỉ.”
Hiện nay,
“Điều 4. Làm thêm giờ
1. Số giờ làm thêm trong ngày được quy định như sau:
a) Không quá 50% số giờ làm việc bình thường trong 01 ngày; khi áp dụng quy định làm việc theo tuần thì tổng số giờ làm việc bình thường và số giờ làm thêm không quá 12 giờ trong 01 ngày;
b) Không quá 12 giờ trong 01 ngày khi làm thêm vào ngày nghỉ lễ, tết và ngày nghỉ hằng tuần.
2. Việc tổ chức làm thêm từ trên 200 giờ đến 300 giờ trong một năm được quy định như sau:
a) Các trường hợp sau đây được tổ chức làm thêm:
– Sản xuất, gia công xuất khẩu sản phẩm là hàng dệt, may, da, giày, chế biến nông, lâm, thủy sản;
– Sản xuất, cung cấp điện, viễn thông, lọc dầu; cấp, thoát nước;
– Các trường hợp khác phải giải quyết công việc cấp bách, không thể trì hoãn.
>>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.6568
b) Khi tổ chức làm thêm giờ, người sử dụng lao động phải thông báo bằng văn bản cho cơ quan chuyên môn giúp Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh) quản lý nhà nước về lao động tại địa phương.
3. Thời gian nghỉ bù theo Điểm c, Khoản 2, Điều 106 của
a) Sau mỗi đợt làm thêm tối đa 07 ngày liên tục trong tháng, người sử dụng lao động phải bố trí để người lao động nghỉ bù số thời gian đã không được nghỉ;
b) Trường hợp không bố trí nghỉ bù đủ số thời gian thì phải trả lương làm thêm giờ theo quy định tại Điều 97 của Bộ luật lao động.”
Theo đó trong trường hợp này, đối với công việc cung cấp điện và giải quyết công việc không thể trì hoãn thì được phép cho lao động làm thêm 200-300 giờ trong một năm. Khi tổ chức làm thêm giờ, người sử dụng lao động phải thông báo bằng văn bản cho cơ quan chuyên môn giúp Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh) quản lý nhà nước về lao động tại địa phương. Sau khi cho lao động làm thêm giờ mà không bố trí nghỉ bù được thì người sử dụng lao động phải trả lương làm thêm giờ cho người lao động theo quy định của pháp luật.