Đòi nợ khi doanh nghiệp đã giải thể hoặc phá sản là vấn đề liên quan trực tiếp tới quyền lợi của chủ nợ, bởi vì trên thực tế có nhiều doanh nghiệp đã giải thể tuy nhiên chưa hoàn thành xong nghĩa vụ trả nợ của mình. Vậy phải làm thế nào để đòi nợ công ty đã giải thể hoặc phá sản?
Mục lục bài viết
1. Làm thế nào để đòi nợ công ty đã giải thể hoặc phá sản?
Trước hết, nghĩa vụ trả nợ là một trong những nghĩa vụ cơ bản của doanh nghiệp khi phát sinh giao dịch vay, thế những không phải doanh nghiệp nào cũng tuân thủ đầy đủ nghĩa vụ của mình. Căn cứ theo quy định tại Điều 210 của Văn bản hợp nhất
Thành viên trong hội đồng quản trị đối với loại hình công ty cổ phần, thành viên trong hội đồng thành viên đối với loại hình công ty trách nhiệm hữu hạn, chủ sở hữu công ty, chủ sở hữu doanh nghiệp tư nhân, giám đốc/tổng giám đốc của doanh nghiệp, thành viên hợp danh, thành viên đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp cần phải có trách nhiệm và nghĩa vụ đảm bảo tính trung thực, chính xác của thành phần hồ sơ giải thể doanh nghiệp;
Trong trường hợp hồ sơ giải thể doanh nghiệp không chính xác, có yếu tố lừa dối, giả mạo thì những người này phải liên đới với nhau cùng chịu trách nhiệm thanh toán quyền lợi của người lao động chưa được giải quyết, số thuế chưa nộp tại cơ quan thuế, số nợ chưa thanh toán đối với chủ đó phải chịu trách nhiệm cá nhân trước pháp luật về những hệ quả phát sinh trong khoảng thời hạn 05 Năm được tính kể từ ngày nộp thành phần hồ sơ giải thể doanh nghiệp đến cơ quan đăng ký kinh doanh.
Vì vậy, trong trường hợp doanh nghiệp đã giải thể, phá sản tuy nhiên doanh nghiệp đó chưa hoàn thành xong các khoản nợ của mình thì các chủ nợ vẫn hoàn toàn có quyền đòi nợ, đồng thời bắt buộc các cá nhân, tổ chức có liên quan thực hiện nghĩa vụ liên đới chịu trách nhiệm đối với khoản nợ chưa thanh toán của doanh nghiệp.
Tuy nhiên trên thực tế, việc đòi nợ đối với các doanh nghiệp đã giải thể, phá sản là một trong những vấn đề vô cùng khó khăn. Các tổ chức và cá nhân bị xâm phạm quyền lợi hoàn toàn có quyền làm đơn khởi kiện tới tòa án nhân dân có thẩm quyền nơi người đứng đầu công ty, lãnh đạo công ty đang sinh sống/cư trú làm việc để yêu cầu bồi thường và hoàn trả tài sản căn cứ theo quy định tại Điều 35 của Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015.
Đồng thời, căn cứ theo quy định tại Điều 37 của Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 có quy định về thẩm quyền giải quyết của tòa án nhân dân cấp tỉnh, theo đó những tranh chấp và yêu cầu có đương sự/tài sản ở nước ngoài hoặc cần phải ủy thác tư pháp cho cơ quan đại diện của nước Việt Nam ở nước ngoài, cho tòa án hoặc cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài thì sẽ thuộc thẩm quyền giải quyết của tòa án nhân dân cấp tỉnh.
Theo đó, quy trình khởi kiện chủ doanh nghiệp để đòi nợ khi doanh nghiệp đã giải thể, phá sản được thực hiện như sau:
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ khởi kiện đòi nợ doanh nghiệp. Bao gồm các loại giấy tờ và tài liệu sau đây: Đơn khởi kiện, kèm theo đơn khởi kiện cần phải có tài liệu, giấy tờ, chứng cứ như hợp đồng xác định công nợ, chứng từ xác định công nợ, giấy tờ tùy thân của người khởi kiện như căn cước công dân hoặc chứng minh thư nhân dân, các loại giấy tờ và tài liệu khác có liên quan.
Bước 2: Nộp đơn khởi kiện tại tòa án nhân dân cấp huyện nơi bị đơn cư trú.
Bước 3: Nộp tiền tạm ứng án phí. Tòa án cho người khởi kiện nộp tiền tạm ứng án phí trong khoảng thời gian 07 ngày được tính kể từ ngày nhận được giấy báo của tòa án về việc nộp tiền tạm ứng án phí. Đồng thời, căn cứ theo quy định tại Điều 429 của Bộ luật dân sự năm 2015 có quy định về thời hiệu khởi kiện, theo đó thời hiệu khởi kiện để yêu cầu tòa án giải quyết liên quan đến tranh chấp hợp đồng sẽ được xác định là 03 năm được tính kể từ ngày người có quyền biết hoặc phải biết về quyền lợi hợp pháp của mình bị xâm phạm. Đương sự chỉ được phép yêu cầu tòa án áp dụng thời hiệu khởi kiện trước khi tòa án cấp sơ thẩm ra bản án hoặc quyết định giải quyết vụ việc đó.
2. Các trường hợp giải thể doanh nghiệp theo quy định của pháp luật hiện nay?
Căn cứ theo quy định tại Điều 207 của Văn bản hợp nhất
– Kết thúc thời hạn hoạt động ghi nhận cụ thể trong điều lệ của doanh nghiệp tuy nhiên doanh nghiệp đó vẫn không có quyết định gia hạn;
– Theo nghị quyết/quyết định của chủ sở hữu doanh nghiệp đối với loại hình doanh nghiệp tư nhân, quyết định của hội đồng thành viên đối với loại hình công ty hợp danh, quyết định của hội đồng thành viên hoặc chủ sở hữu công ty đối với loại hình công ty trách nhiệm hữu hạn, quyết định của đại hội đồng cổ đông đối với loại hình công ty cổ phần;
– Công ty không duy trì được đầy đủ số lượng thành viên tối thiểu theo quy định của pháp luật doanh nghiệp trong khoảng thời gian sáu tháng liên tục tuy nhiên công ty đó vẫn không tiến hành thủ tục chuyển đổi loại hình doanh nghiệp sao cho phù hợp với số lượng thành viên hiện tại;
– Công ty bị thu hồi giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, ngoại trừ trường hợp pháp luật về quản lý thuế có quy định khác.
Như vậy, doanh nghiệp bị giải thể khi thuộc một trong những trường hợp nêu trên. Tuy nhiên cần phải lưu ý, doanh nghiệp chỉ thực hiện thủ tục giải thể khi đã đảm bảo thanh toán hết các khoản nợ, nghĩa vụ tài sản khác và không trong quá trình giải quyết tranh chấp tại tòa án hoặc giải quyết tranh chấp tại trọng tài. Người quản lý có liên quan và doanh nghiệp sẽ cùng nhau liên đới chịu trách nhiệm về các khoản nợ của doanh nghiệp.
3. Khi có quyết định giải thể doanh nghiệp thì doanh nghiệp có được phép tiếp tục thực hiện hợp đồng đã giao kết hay không?
Căn cứ theo quy định tại Điều 211 của Văn bản hợp nhất Luật doanh nghiệp năm 2022 có quy định về các hoạt động bị cấm kể từ khi có quyết định giải thể doanh nghiệp. Theo đó, kể từ khi có quyết định giải thể doanh nghiệp, doanh nghiệp là người quản lý doanh nghiệp sẽ bị nghiêm cấm thực hiện một trong những hoạt động sau đây:
– Có hành vi cất giấu, tẩu tán tài sản của doanh nghiệp;
– Có hành vi từ bỏ quyền đòi nợ hoặc giảm bớt quyền đòi nợ;
– Có hành vi chuyển các khoản nợ của doanh nghiệp không có bảo đảm trở thành các khoản nợ có bảo đảm bằng chính tài sản của doanh nghiệp;
– Có hành vi ký kết hợp đồng mới, ngoại trừ trường hợp thực hiện thủ tục giải thể doanh nghiệp;
– Có hành vi tặng cho, cho thuê tài sản của doanh nghiệp, thế chấp tài sản của doanh nghiệp, cầm cố tài sản của doanh nghiệp;
– Chấm dứt thực hiện hợp đồng đã có hiệu lực trước đó;
– Huy động vốn dưới bất kỳ hình thức nào.
Theo đó thì có thể nói, kể từ khi đã có quyết định giải thể doanh nghiệp, doanh nghiệp vẫn bị cấm thực hiện hành vi chấm dứt thực hiện hợp đồng đã có hiệu lực trước đó. Tùy theo tính chất và mức độ vi phạm khác nhau, cá nhân vi phạm có thể bị xử phạt vi phạm hành chính, hoặc thậm chí bị truy cứu trách nhiệm hình sự, nếu gây ra thiệt hại trên thực tế thì cần phải bồi thường.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Văn bản hợp nhất Luật Doanh nghiệp năm 2022;
– Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015;
– Bộ luật Dân sự năm 2015.
THAM KHẢO THÊM: