Làm ở phòng thí nghiệm vi sinh có phải nghề độc hại không? Thời giờ làm việc của lao động nữ mang thai từ tháng thứ 7 trở đi làm nghề độc hại.
Làm ở phòng thí nghiệm vi sinh có phải nghề độc hại không? Thời giờ làm việc của lao động nữ mang thai từ tháng thứ 7 trở đi làm nghề độc hại.
Tóm tắt câu hỏi:
Hiện tại tôi đang làm ở phòng thí nghiệm vi sinh của công ty sản xuất chế phẩm sinh học cho gia súc gia cầm và tôi đang mang thai tháng thứ 7. Vậy quý luật sư có thể trả lời giúp tôi là ngành nghề tôi làm có thuộc độc hại không và tôi có được hưởng chế độ đi muộn và về sớm 30 phút dành cho phụ nữ mang thai không?
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
1. Cơ sở pháp lý:
– Bộ luật lao động 2012;
– Quyết định 1453/LĐTBXH-QĐ;
– Quyết định 915/LĐTBXH-QĐ;
– Quyết định 1629/LĐTBXH-QĐ;
2. Luật sư tư vấn:
Theo thông tin bạn cung cấp, bạn đang làm việc ở phòng thí nghiệm vi sinh của công ty sản xuất chế phẩm sinh học. Bạn không nói rõ công việc của bạn cụ thể là gì nhưng trong các văn bản quy định ngành nghề nặng nhọc, độc hại có quy định một số ngành nghề liên quan đến công việc của bạn là ngành nghề độc hại như sau:
– Theo Quyết định 1453/LĐTBXH-QĐ:
+) Nghiên cứu, chẩn đoán, giải phẫu bệnh, xét nghiệm vi sinh vật gây bệnh cho gia súc, gia cầm.
+) Nghiên cứu thí nghiệm công nghệ gen và tế bào các loại cây trồng.
– Theo Quyết định 915/LĐTBXH-QĐ: Xét nghiệm vi sinh vật, sinh hoá, huyết học
– Theo Quyết định 1629/LĐTBXH-QĐ: Công nghệ vi sinh vật
>>> Luật sư tư vấn pháp luật lao động qua tổng đài: 1900.6568
Như vậy, bạn cần đối chiếu với các quy định trên để xem công việc đang làm có là ngành nghề độc hại không. Trong trường hợp bạn đang làm công việc nặng nhọc và mang thai từ tháng 07 trở đi thì được chuyển làm công việc nhẹ hơn hoặc được giảm bớt 01 giờ làm việc hàng ngày mà vẫn được hưởng đủ lương (Khoản 2 Điều 155 Bộ luật lao động 2012).
Ngoài ra, theo quy định của “
+ Người sử dụng lao động không được sử dụng lao động nữ làm việc ban đêm, làm thêm giờ và đi công tác xa trong các trường hợp sau đây:
+ Người sử dụng lao động không được sa thải hoặc đơn phương chấm dứt
+ Trong thời gian mang thai, nghỉ hưởng chế độ khi sinh con theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội, nuôi con dưới 12 tháng tuổi, lao động nữ không bị xử lý kỷ luật lao động.
+ Lao động nữ trong thời gian hành kinh được nghỉ mỗi ngày 30 phút; trong thời gian nuôi con dưới 12 tháng tuổi, được nghỉ mỗi ngày 60 phút trong thời gian làm việc. Thời gian nghỉ vẫn được hưởng đủ tiền lương theo hợp đồng lao động.