Skip to content
1900.6568

Trụ sở chính: Số 89, phố Tô Vĩnh Diện, phường Khương Trung, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội

  • DMCA.com Protection Status
Home

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
    • Về Luật Dương Gia
    • Luật sư điều hành
    • Tác giả trên Website
    • Thông tin tuyển dụng
  • Tư vấn pháp luật
  • Tổng đài Luật sư
  • Dịch vụ Luật sư
  • Biểu mẫu
    • Biểu mẫu Luật
    • Biểu mẫu khác
  • Văn bản pháp luật
  • Kinh tế tài chính
  • Giáo dục
  • Bạn cần biết
    • Từ điển pháp luật
    • Thông tin địa chỉ
    • Triết học Mác-Lênin
    • Hoạt động Đảng Đoàn
    • Tư tưởng Hồ Chí Minh
    • Tư vấn tâm lý
    • Các thông tin khác
  • Liên hệ
Home

Đóng thanh tìm kiếm
  • Trang chủ
  • Đặt câu hỏi
  • Đặt lịch hẹn
  • Gửi báo giá
  • 1900.6568
Trang chủ Biểu mẫu Luật

Mẫu biên bản theo dõi rung hạ cọc thí nghiệm chi tiết nhất hiện nay mới nhất

  • 13/10/202213/10/2022
  • bởi Luật sư Nguyễn Văn Dương
  • Luật sư Nguyễn Văn Dương
    13/10/2022
    Biểu mẫu Luật
    0

    Mẫu biên bản theo dõi rung hạ cọc thí nghiệm là gì, mục đích của biên bản? Những quy định liên quan đến đo rung hạ cọc thí nghiệm? Mẫu biên bản theo dõi rung hạ cọc thí nghiệm? Hướng dẫn soạn thảo biên bản?

      Việc theo dõi rung hạ cọc thí nghiệm là tiến hành đo rung động và xử lý các số liệu trong đánh giá ảnh hưởng của rung động đến các công trình xây dựng. Quá trình này được ghi lại bằng biên bản theo dõi rung hạ cọc thí nghiệm. Vậy những quy định về theo dõi rung hạ cọc thí nghiệm như thế nào, nội dung và hình thức của biên bản theo dõi rung hạ cọc thí nghiệm ra sao? Bài viết dưới đây của Luật Dương Gia sẽ đi vào tìm hiểu về mẫu biên bản này.

      Luật sư tư vấn luật trực tuyến miễn phí qua tổng đài: 1900.6568

      Mục lục bài viết

      • 1 1. Mẫu biên bản theo dõi rung hạ cọc thí nghiệm là gì, mục đích của biên bản?
      • 2 2. Những quy định liên quan đến đo rung hạ cọc thí nghiệm:
      • 3 3. Mẫu biên bản theo dõi rung hạ cọc thí nghiệm:
      • 4 4. Hướng dẫn soạn thảo biên bản:

      1. Mẫu biên bản theo dõi rung hạ cọc thí nghiệm là gì, mục đích của biên bản?

      Mẫu biên bản theo dõi rung hạ cọc thí nghiệm là văn bản được lập ra để ghi chép lại việc theo dõi rung hạ cọc thí nghiệm công trình xây dựng, biên bản theo dõi rung hạ cọc thí nghiệm nêu rõ thông tin thành phần tham gia trực tiếp, thời gian theo dõi, nội dung theo dõi, kết quả theo dõi…

      Mục đích của biên bản theo dõi rung hạ cọc thí nghiệm: biên bản nhằm ghi lại quá trình đo đạc về theo dõi rung hạ cọc thí nghiệm chi tiết nhất hiện nay.

      2. Những quy định liên quan đến đo rung hạ cọc thí nghiệm:

      Theo tiêu chuẩn quốc gia TCVN 7191: 2002 ban hành ngày 25/09/2008 việc đo đạc rung hạ cọc thí nghiệm được quy định như sau:

      “3.3 Tần số và dải cường độ rung động

      Dải tần số của rung động cần xem xét phụ thuộc vào sự phân bố phổ trong dải tần số của nguồn kích động và vào phản ứng cơ học của công trình xây dựng. Điều này xác định chính xác phổ tần số của nguồn kích động là tính chất quan trọng nhất của đầu vào rung động. Để đơn giản, tiêu chuẩn này chỉ đề cập đến dải tần số từ 0,1 Hz đến 500 Hz; dải tần số này bao trùm phản ứng của các công trình khi ở những trạng thái khác nhau và của các kết cấu xây dựng bị kích động do các nguyên nhân tự nhiên (như gió và động đất) và nhân tạo (như hoạt động trong xây dựng, nổ mìn hay do giao thông). Thiết bị đo rung có thể cần tần số cao hơn mới ghi lại được.

      Phần lớn hư hại của công trình xây dựng là do các nguồn dao động nhân tạo gây ra ở dải tần số từ 1 Hz đến 150 Hz. Các nguồn dao động tự nhiên như động đất, thường có năng lượng ở tần số thấp trong khoảng từ 0,1 Hz đến 30 Hz tại các cường độ gây hại. Kích động của gió thường có năng lượng đáng kể trong dải tần số từ 0,1 Hz đến 2 Hz.

      Các mức rung động của dải tần số quan tâm có giá trị từ vài milimét trên giây đến vài trăm milimét trên giây tuỳ thuộc vào tần số.”

      “7 Vị trí và cách gắn đầu đo

      Xem thêm: Hồ sơ quản lý, theo dõi hoạt động phòng cháy, chữa cháy

      7.1 Vị trí đo

      7.1.1 Khái quát

      Đặc trưng riêng về rung động của một công trình xây dựng đòi hỏi một số điểm đo, số lượng này phụ thuộc vào kích thước và độ phức tạp của công trình xây dựng, tòa nhà.

      Để xác định ảnh hưởng của rung động, nên chọn vị trí đo tại móng nhà. Nếu không thể đo trên móng nhà thì chọn điểm đo điển hình trên tường ngoài chịu lực chính ở độ cao sàn tầng trệt.

      Việc đo rung động do giao thông, đóng cọc hay nổ mìn sinh ra, đặc biệt ở các khoảng cách xa cho thấy rung động có thể được khuyếch đại bên trong công trình và tỷ lệ với chiều cao nhà. Do đó cần tiến hành đo đồng thời tại vài điểm trong công trình xây dựng. Đo đồng thời trên móng và nền đất bên ngoài nhà thì sẽ thiết lập được hàm truyền.

      Đối với tòa nhà cao hơn 4 tầng ( ≈ 12 m ) thì phải có các điểm đo thêm ở mỗi tầng và ở sàn cao nhất của tòa nhà.

      Đối với tòa nhà dài hơn 10 m thì phải đặt các vị trí đo theo phương nằm ngang, cách nhau khoảng 10 m. Theo yêu cầu của cư dân và do quan sát ban đầu, có thể phải thực hiện các điểm đo bổ sung.

      Để nghiên cứu các kiểu phân tích, việc chọn các vị trí đo tùy thuộc vào dạng biến dạng. Phần lớn các trường hợp thực tế, do giới hạn về kinh tế nên phải đồng nhất các dạng cơ bản và đo các đặc tính tối đa trong toàn kết cấu cùng với việc quan sát các thành phần như sàn, tường và cửa sổ.

      Xem thêm: Công ty vận tải có bắt buộc phải có bộ phận theo dõi điều kiện an toàn giao thông?

      7.1.2 Đo bên trong công trình xây dựng

      Việc gắn đầu đo trong CTXD phụ thuộc vào đáp ứng rung động cần quan tâm. Như đã mô tả trong

      7.1.1, để đánh giá rung động do các nguồn truyền trong đất tác động lên tòa nhà thì tốt nhất thực hiện các phép đo trên hoặc gần móng nhà. Việc xác định độ dịch chuyển của kết cấu hoặc biến dạng trượt của tòa nhà cần có các phép đo trực tiếp trên các thành phần chịu lực mà tạo nên độ cứng của kết cấu. Thường là phép đo theo ba phương ở các góc, mặc dù có thể bố trí các vị trí khác.

      Đôi khi sự dao động của sàn hoặc tường có liên quan đến biên độ cực đại của các vị trí ở giữa kết cấu. Mặc dù đôi khi rất khắc nghiệt, nhưng những dao động này thường không liên quan đến toàn bộ kết cấu [11].

      Việc khảo sát gắn với các nguồn bên trong tòa nhà thường gồm một giai đoạn thăm dò theo phương pháp thử và sai.

      Trong trường hợp phép đo liên quan đến thiết bị sẽ được chế tạo, như khi kiểm tra máy tính, rơ le và của các thiết bị khác dễ bị ảnh hưởng do rung động thì phép đo phải phản ảnh được cả tình hình rung động ở đây. Điểm đo phải đặt bên trên móng hoặc tại móng hay trên khung thiết bị. Trong trường hợp này, nếu cần, nên tắt thiết bị khi đo.

      Trong trường hợp phép đo liên quan đến rung động truyền theo mặt đất, như đang nghiên cứu các nguồn rung động truyền trong đất, thì thông thường hướng đầu đo theo hướng nối giữa nguồn và đầu đo. Khi nghiên cứu đặc tính kết cấu do ảnh hưởng của rung động truyền theo mặt đất, trong thực tế hướng về các trục chính và phụ của kết cấu.Thông thường, nếu không thể đo trên móng nhà thì phải gắn đầu đo trên mặt đất.

      Đo rung động ở trên hoặc ở dưới mặt đất có thể bị ảnh hưởng do sự biến đổi của biên độ sóng mặt theo độ sâu. Móng nhà có thể chịu tác động của những chuyển động khác nhau phụ thuộc vào chiều dài bước sóng, độ sâu móng và điều kiện địa chất.

      Xem thêm: Nhân viên thiết bị thí nghiệm có được hưởng phụ cấp độc hại không?

      Đối với rung động do gió thì có thể bỏ qua thành phần thẳng đứng và bố trí thiết bị đo kiểm tra có dao động quay và tịnh tiến.

      7.2 Gắn đầu đo

      7.2.1 Gắn lên kết cấu

      Việc gắn đầu đo rung động lên các bộ phận rung động hoặc trong đất phải tuân theo ISO 5348, về đầu đo gia tốc. Mục đích là để phản ánh trung thực các dao động tại đó mà không có phản ứng bổ sung. Cần cẩn thận để tránh lung lay hoặc bị uốn cong khi lắp đặt theo 3 hướng.

      Khối lượng đầu đo và máy đo kiểm tra (nếu có) không lớn hơn 10 % kết cấu xây dựng nơi gắn đầu đo. Việc gắn đầu đo càng nhẹ, và càng chắc chắn càng tốt.

      Tránh các điểm đo trên công son. Tốt nhất là gắn 3 đầu đo loại một hướng đo vào 3 mặt của một khối lập phương kim loại được gắn bằng vít cấy hoặc bằng keo dính nhanh. Có thể gắn chắc đầu đo trên các kết cấu nhà bằng bu lông nở. Khi đo trên các kết cấu bê tông nhẹ, thì dùng thạch cao để kết dính.

      Trong các trường hợp đặc biệt, cho phép dùng keo hoặc dùng nam châm để gắn đầu đo. Khi đo trong nhà trên các mặt phẳng nằm ngang có thể dùng băng dính 2 mặt trên các bề mặt khá cứng với gia tốc dưới 1 m/s2 mặc dù cách gắn kiểu cơ học được ưu tiên hơn.

      Tránh đo trên sàn nhà có phủ các loại vật liệu vì cho kết quả sai lệch. Khi không thể dịch chuyển đầu đo được thì phải tiến hành các phép đo so sánh với khối lượng và điều kiện kết dính của đầu đo khác nhau để đánh giá ảnh hưởng của lớp phủ sàn.

      Xem thêm: Mẫu biên bản theo dõi ép cọc thí nghiệm và hướng dẫn soạn thảo chi tiết nhất

      7.2.2 Gắn trên mặt đất

      Khi đo trên đất, có thể cố định đầu đo trên thanh thép cứng (có đường kính trên 10 mm) và được đóng qua lớp đất xốp. Thanh thép này không được nhô cao quá trên mặt đất vài milimét. Cần đảm bảo giữa đầu đo và đất có sự tiếp xúc tốt. Trong trường hợp gia tốc đo lớn hơn 2 m/s2 thì phải đóng thanh thép vào đất chắc chắn để tránh trượt.

      Để giảm thiểu sai lệch khi đầu đo phải gắn trực tiếp vào đất, đầu đo này phải được chôn sâu vào đất ở độ sâu ít nhất gấp ba lần kích thước chính của đầu đo/khối gắn đầu đo. Hoặc đầu đo có thể gắn cố định trên một tấm phẳng cứng với tỷ lệ khối lượng (m/rr3) không lớn hơn 2, trong đó m là khối lượng của đầu đo và tấm phẳng và r là bán kính tương đương của tấm phẳng. Đa số các loại đất có khối lượng riêng, r, trong khoảng từ 1500 kg/m3 đến 2600 kg/m3.”

      3. Mẫu biên bản theo dõi rung hạ cọc thí nghiệm:

      CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

      Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

      ————————–

      BIÊN BẢN THEO DÕI RUNG HẠ CỌC THÍ NGHIỆM

      Công trình: .(1)…………

      Xem thêm: Làm ở phòng thí nghiệm vi sinh có phải nghề độc hại không?

      Hạng mục: …………

      I. Thành phần trực tiếp theo dõi: (2)

      ● Đại diện Ban quản lý Dự án (hoặc nhà thầu Tư vấn giám sát)

      – Ông:………….. Chức vụ: ……………

      ● Đại diện Nhà thầu Tư vấn Thiết kế: ………….

      – Ông:………….. Chức vụ: ……….

      ● Đại diện Nhà thầu thi công: …………..

      – Ông:…………… Chức vụ: …………….

      Xem thêm: Trình tự, thủ tục theo dõi kết luận thanh tra

      II. Thời gian theo dõi: (3)

      Bắt đầu: ……….giờ….ngày…..tháng…..năm….

      Kết thúc: ………giờ…..ngày…..tháng…..năm…..

      Tại công trình: ………..

      III. Nội dung theo dõi: (4)

      1. Loại búa rung: ……………

      2. Loại và trọng lượng mũ cọc: …………….

      3. Cọc thí nghiệm số: ……thuộc hạng mục: (mố, trụ, bản đáy, vv…) ……..

      Xem thêm: Theo dõi và giám sát các hoạt động dự án là gì? Nội dung và cách thức

      4. Ngày, tháng, năm rung hạ cọc thí nghiệm: ……..

      5. Lý lịch cọc: ………..

      – Đoạn mũi: Số hiệu:………………… Chiều dài: L = …….m, ngày đúc: ………..

      – Đoạn giữa: Số hiệu:……………….. Chiều dài: L = …….m, ngày đúc: ……..

      – Đoạn trên: Số hiệu:………………… Chiều dài: L = …….m, ngày đúc: ……….

      6. Loại mối nối của các đoạn cọc: ………..

      7. Cao độ của mặt đất tại vị trí cạnh cọc: …………..

      8. Cao độ mũi cọc theo thiết kế: ………….

      Xem thêm: Thiết kế bơm nước thí nghiệm

      9. Độ xiên của cọc: …………

      10. Độ chối tính toán theo đề cương: …………..

      11. Cao độ đầu cọc khi bắt đầu kiểm tra độ chối theo đề cương: ……….

      12. Cao độ đầu cọc khi bắt đầu kiểm tra độ chối theo thực tế: …..

      13. Cao độ mũi cọc sau khi rung kiểm tra độ chối: ……….

      14. Cao độ đầu cọc sau khi rung kiểm tra độ chối: ………….

      Kết quả theo dõi rung hạ cọc thí nghiệm: (5)

      TT lần đo Thời gian trong lần đo
      (phút)
      Độ lún trong lần đo
      (cm)
      Số liệu về vận hành búa rung Độ chối kiểm tra
      (cm/phút)
      Lực kích động
      (tấn)
      Cường độ dòng điện (A) Điện thế dòng điện (V) Biên độ dao động (mm)
      1
      2
      3
      Thực hiện kiểm tra độ chối được đo cho 03 loạt búa mỗi loạt có thời gian là 02 phút để tính độ chối trung bình

      IV. Kết luận: Độ chối sau cùng của cọc thí nghiệm là e = …. (So sánh với độ chối tính toán trong đề cương đóng cọc thí nghiệm)

      Xem thêm: Mẫu biên bản theo dõi công tác ép cọc đại trà và hướng dẫn soạn thảo chi tiết nhất

      V. Kiến nghị: …………………

      CÁN BỘ GIÁM SÁT THI CÔNG

      (Ký, ghi rõ họ tên)

      CÁN BỘ GIÁM SÁT TÁC GIẢ

      (Ký, ghi rõ họ tên)

      KỸ THUẬT THI CÔNG TRỰC TIẾP

      (Ký, ghi rõ họ tên)

      4. Hướng dẫn soạn thảo biên bản:

      (1) Ghi rõ tên công trình, hạng mục công trình theo dõi rung hạ cọc thí nghiệm;

      Xem thêm: Mẫu đơn xin mượn phòng, dụng cụ thí nghiệm để thực hành mới nhất

      (2) Ghi rõ tên và chức vụ của thành phần trực tiếp theo dõi;

      (3) Thời gian bắt đầu và kết thúc theo dõi;

      (4) Nội dung theo dõi ghi rõ các loại búa, cọc thí nghiệm số, lý lịch cọc…

      (5) Kết quả theo dõi rung hạ cọc: ghi chính xác số liệu.

        Xem thêm: Mẫu biên bản nghiệm thu phòng thí nghiệm và hướng dẫn soạn thảo chi tiết nhất

        Tải văn bản tại đây

        Theo dõi chúng tôi trên
        5 / 5 ( 1 bình chọn )
        Gọi luật sư ngay
        Tư vấn luật qua Email
        Báo giá trọn gói vụ việc
        Đặt lịch hẹn luật sư
        Đặt câu hỏi tại đây

        Tags:

        Theo dõi

        Thí nghiệm


        CÙNG CHỦ ĐỀ

        Điều kiện và thủ tục đăng ký công nhận phòng thí nghiệm điện

        Ngày nay có nhiều cá nhân thực hiện thí nghiệm điện nhằm phát minh ra những sản phẩm điện tiết kiệm nhiên liệu, bảo đảm ảnh sáng cho đời sống sinh hoạt của con người. Vậy điều kiện và thủ tục đăng ký công nhận phòng thí nghiệm điện hiện nay được quy định như thế nào?

        Theo dõi và giám sát các hoạt động dự án là gì? Nội dung và cách thức

        Theo dõi và giám sát các hoạt động dự án là gì? Nội dung và cách thức theo dõi và giám sát các hoạt động dự án? Cách thức theo dõi và giám sát các hoạt động dự án? Giám sát, đánh giá các chương trình, dự án đầu tư tại Việt Nam?

        Mẫu biên bản kiểm định môi trường tại phòng thí nghiệm (06-MTr)

        Mẫu biên bản kiểm định môi trường tại phòng thí nghiệm là gì? Mẫu biên bản kiểm định môi trường tại phòng thí nghiệm (06-MTr)? Hướng dẫn sử dụng mẫu biên bản kiểm định môi trường tại phòng thí nghiệm (06-MTr)? Quy định của pháp luật về biên bản kiểm định môi trường tại phòng thí nghiệm?

        Mẫu sổ theo dõi hợp đồng lao động (mẫu 25/TP-TTTM) chi tiết nhất

        Hợp đồng lao động trong lĩnh vực trọng tài thương mại? Sổ theo dõi hợp đồng lao động mẫu số 25 TP- TTTM là gì? Mẫu sổ theo dõi hợp đồng lao động mẫu số 24 TP - TTTM và điền thông tin trên sổ?

        Mẫu sổ theo dõi thuế giá trị gia tăng (mẫu S25-DNN) chi tiết nhất

        Sổ theo dõi thuế giá trị gia tăng là gì? Sổ theo dõi thuế giá trị gia tăng chi tiết nhất? Hướng dẫn soạn thảo sổ theo dõi thuế giá trị gia tăng? Một số quy định về thuế giá trị gia tăng?

        Mẫu S103-H: Sổ theo dõi nguồn vay nợ nước ngoài chi tiết nhất

        Sổ theo dõi nguồn vay nợ nước ngoài là gì? Mẫu Sổ theo dõi nguồn vay nợ nước ngoài (Mẫu S103- H) và soạn thảo? Quy định pháp luật về sổ theo dõi nguồn vốn vay nợ nước ngoài?

        Mẫu đơn xin mượn phòng, dụng cụ thí nghiệm để thực hành mới nhất

        Đơn xin mượn phòng, dụng cụ thí nghiệm để thực hành là gì? Mục đích của đơn xin mượn phòng, dụng cụ thí nghiệm để thực hành? Mẫu đơn xin mượn phòng, dụng cụ thí nghiệm để thực hành 2021? Hướng dẫn viết đơn xin mượn phòng, dụng cụ thí nghiệm để thực hành? Mẫu hợp đồng thuê phòng thí nghiệm tham khảo?

        Mẫu biên bản nghiệm thu phòng thí nghiệm và hướng dẫn soạn thảo chi tiết nhất

        Mẫu biên bản nghiệm thu phòng thí nghiệm là gì? Mẫu biên bản nghiệm thu phòng thí nghiệm để làm gì? Mẫu biên bản nghiệm thu phòng thí nghiệm? Hướng dẫn soạn thảo mẫu biên bản nghiệm thu phòng thí nghiệm? Một số quy định về phòng thí nghiệm?

        Mẫu biên bản theo dõi ép cọc thí nghiệm và hướng dẫn soạn thảo chi tiết nhất

        Mẫu biên bản theo dõi ép cọc thí nghiệm là gì, mục đích của biên bản? Những quy định liên quan đến theo dõi ép cọc thí nghiệm? Mẫu biên bản theo dõi ép cọc thí nghiệm? Hướng dẫn soạn thảo biên bản?

        Xem thêm

        Tìm kiếm

        Hỗ trợ 24/7: 1900.6568

        Đặt câu hỏi trực tuyến

        Đặt lịch hẹn luật sư

        Văn phòng Hà Nội:

        Địa chỉ trụ sở chính:  Số 89 Tô Vĩnh Diện, phường Khương Trung, quận Thanh Xuân, TP Hà Nội

        Điện thoại: 1900.6568

        Email: dichvu@luatduonggia.vn

        Văn phòng Miền Trung:

        Địa chỉ:  141 Diệp Minh Châu, phường Hoà Xuân, quận Cẩm Lệ, TP Đà Nẵng

        Điện thoại: 1900.6568

        Email: danang@luatduonggia.vn

        Văn phòng Miền Nam:

        Địa chỉ: 248/7 Nguyễn Văn Khối (Đường Cây Trâm cũ), phường 9, quận Gò Vấp, TP Hồ Chí Minh

        Điện thoại: 1900.6568

        Email: luatsu@luatduonggia.vn

        Bản quyền thuộc về Luật Dương Gia | Nghiêm cấm tái bản khi chưa được sự đồng ý bằng văn bản!
        Scroll to top
        • Gọi ngay
        • Chỉ đường
          • HÀ NỘI
          • ĐÀ NẴNG
          • TP.HCM
        • Đặt câu hỏi
        • Trang chủ