Pháp luật hiện hành ghi nhận, khi cá nhân tổ chức có nhu cầu xây dựng nhà ở thì phải chịu sự quản lý chặt chẽ từ cơ quan nhà nước có thẩm quyền thể hiện qua việc xin giấy phép kinh doanh. Vậy, làm nhà gỗ, dựng nhà bằng gỗ có phải xin giấy phép không?
Mục lục bài viết
1. Làm nhà gỗ, dựng nhà bằng gỗ có phải xin phép không?
Theo quy định tại Luật Xây dựng, thì trước khi tiến hành xây dựng các công trình thì chủ đầu tư/người sở hữu các công trình xây dựng bắt buộc phải thực hiện thủ tục xin cấp giấy phép xây dựng (trừ các trường hợp được miễn giấy phép xây dựng).
Trên thực tế, cá nhân, hộ gia đình có nhu cầu xây dựng căn nhà ở được lắp ghép, xây dựng nhà bằng vật liệu chính là gỗ thì công trình nhà ở này sẽ không phải xin cấp giấy phép xây dựng nếu thuộc một trong những trường hợp được quy định tại khoản 2 Điều 89
– Nhà gỗ được xây dựng được coi là công trình xây dựng tạm theo quy định tại Điều 131 Luật Xây dựng 2014, được sửa đổi bởi khoản 49 Điều 1
– Quá trình xây dựng nhà gỗ là được thực hiện thông qua sửa chữa, cải tạo bên trong công trình hoặc công trình sửa chữa, cải tạo mặt ngoài không tiếp giáp với đường trong đô thị có yêu cầu về quản lý kiến trúc theo quy định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
Ngoài ra, nội dung sửa chữa, cải tạo được thực hiện không làm thay đổi công năng sử dụng, phải đảm bảo các yếu tố liên quan đến an toàn kết cấu chịu lực của nhà gỗ, cũng như quy hoạch mà cơ quan nhà nước có thẩm quyền đã đề ra phù hợp với việc sửa chữa, cải tạo này;
– Xét về vị trí của nhà gỗ được dựng lên thì phải nằm trên địa bàn hai đơn vị hành chính cấp tỉnh trở lên hoặc nhà gỗ là công trình xây dựng theo tuyến ngoài đô thị phù hợp với quy hoạch xây dựng hoặc quy hoạch có tính chất kỹ thuật, chuyên ngành đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt;
– Đối với những công trình được cơ quan chuyên môn về xây dựng thực hiện việc thẩm định thiết kế xây dựng mà nhận thấy đủ điều kiện để phê duyệt thiết kế xây dựng và đáp ứng các điều kiện về cấp giấy phép xây dựng theo quy định của Luật Xây dựng 2014 thì việc làm nhà gỗ trong trường hợp này cũng thuộc trường hợp miễn giấy phép xây dựng;
– Cá nhân, hộ gia đình xây dựng nhà gỗ sẽ được miễn xin giấy phép xây dựng nếu thuộc trường hợp nhà ở riêng lẻ có quy mô dưới 07 tầng thuộc dự án đầu tư xây dựng khu đô thị, dự án đầu tư xây dựng nhà ở có quy hoạch chi tiết 1/500 đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt;
– Việc xây dựng nhà ở riêng lẻ tại nông thôn mà số tầng của tòa nhà là dưới 7 tầng thuộc khu vực không có quy hoạch đô thị, quy hoạch xây dựng khu chức năng hoặc quy hoạch chi tiết xây dựng điểm dân cư nông thôn đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt thì không bắt buộc phải xin giấy phép; hoặc trong trường hợp xây nhà gỗ mà thuộc loại nhà ở riêng lẻ ở miền núi, hải đảo thuộc khu vực không có quy hoạch đô thị, quy hoạch xây dựng khu chức năng (loại trừ nhà ở riêng lẻ được xây dựng trong khu bảo tồn, khu di tích lịch sử – văn hóa);
Như vậy, việc làm nhà gỗ, dựng nhà bằng gỗ thì tùy từng trường hợp phải xin phép xây dựng từ cơ quan có thẩm quyền. Nếu nhà gỗ được dựng lên vì mục đích sử dụng lâu dài và không thuộc được miễn xin giấy phép xây dựng đã được phân tích ở trên thì cá nhân, hộ gia đình cần thực hiện làm thủ tục xin cấp giấy phép xây dựng. Còn trong trường hợp dựng nhà gỗ lên được coi là dựng nhà tạm thì không phải xin giấy phép.
2. Hồ sơ, thủ tục xin cấp giấy phép xây dựng nhà gỗ gồm những gì?
2.1. Hồ sơ xin cấp giấy phép xây dựng nhà gỗ:
Theo quy định tại Điều 95 Luật Xây dựng 2014, cụ thể gồm:
– Chuẩn bị 01 đơn đề nghị cấp mới giấy phép xây dựng nhà ở: Mẫu số 01 Phụ lục II ban hành tại Nghị định 15/2021/NĐ-CP;
– Cần có một trong những giấy tờ chứng minh về quyền sử dụng đất (bản sao có công chứng) như giấy chứng nhận/sổ hồng, các loại giấy tờ tương tự có giá trị chứng minh quyền sở hữu hợp pháp được quy định tại Điều 100 Luật Đất đai 2013/hoặc Điều 18
– Việc xây dựng nhà ở là nhà gỗ thì cần có 02 bản vẽ thiết kế;
– Văn bản cam kết đảm bảo an toàn của gia đình bạn đối với việc xây dựng nhà gỗ nếu có công trình liền kề công trình nhà gỗ của gia đình bạn;
2.2.Thủ tục để được cấp giấy phép làm nhà gỗ, dựng nhà bằng gỗ:
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ xin cấp giấy phép xây dựng nhà gỗ
Cá nhân, tổ chức chuẩn bị giấy tờ được hướng dẫn tại mục 2 của bài viết này.
Bước 2: Nộp hồ sơ đến cơ quan có thẩm quyền
Hồ sơ xin cấp giấy phép xây dựng nhà gỗ sau khi được chuẩn bị sẽ nộp tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấy phép xây dựng. Theo quy định luật xây dựng 2020 thẩm quyền để giải quyết hồ sơ này bao gồm:
– Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh cấp giấy phép xây dựng cho các công trình thuộc loại A, B và C theo quy định tại Điều 88 Luật Xây dựng 2020;
– Ủy ban nhân dân cấp huyện có thẩm quyền cấp giấy phép xây dựng cho các công trình thuộc loại b và e theo quy định tại Điều 88 Luật Xây dựng 2020.
Về hình thức nộp hồ sơ: Chủ thể có thể nộp hồ sơ trực tiếp tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc nộp thông qua mạng internet theo quy định của Luật Xây dựng 2020 và các văn bản hướng dẫn thi hành.
Bước 3: Xử lý hồ sơ xin cấp giấy phép xây dựng nhà gỗ:
Sau khi cơ quan nhà nước tiếp nhận hồ sơ và tiến hành xử lý hồ sơ thì kết quả xử lý sẽ thuộc một trong các trường hợp sau đây:
– Trường hợp 1: nếu hồ sơ hợp lệ và đủ điều kiện để cấp giấy phép xây dựng thì người xin cấp giấy phép sẽ được cơ quan nhà nước cấp giấy phép xây dựng trong thời hạn không quá 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ;
– Trường hợp 2: nếu hồ sơ không hợp lệ hoặc không đủ điều kiện thì người xin cấp giấy phép sẽ được thông báo lý do cụ thể và nhận được sự hướng dẫn chỉnh sửa, bổ sung hồ sơ.
Thời gian để thực hiện việc bổ sung chỉnh sửa này trong vòng không quá 3 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ. Sau thời gian chỉnh sửa và bổ sung người xin cấp giấy phép sẽ được cấp giấy phép xây dựng trong thời hạn không quá 12 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ bổ sung và chỉnh sửa hợp lý.
Bước 4: Tiến hành xây dựng nhà gỗ theo giấy phép xây dựng cho phép
Khi được cơ quan nhà nước cấp giấy phép xây dựng thì chủ thể khi được cấp giấy phép này cần có những trách nhiệm sau đây:
– Thứ nhất: cá nhân, tổ chức có trách nhiệm thông báo thời điểm khi khởi công xây dựng đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấy phép xây dựng. Thông báo này phải thực hiện trước khi tiến hành khởi công xây dựng trên thực tế;
– Thứ hai: quá trình xây dựng phải thực hiện theo thiết kế đã được phê duyệt không được tự ý chỉnh sửa và và phải bảo đảm bảo an toàn kỹ thuật an toàn lao động an toàn phòng chống cháy nổ; đồng thời vấn đề về bảo vệ môi trường và phù hợp với quy hoạch xây dựng cũng phải được chú trọng và tuân thủ theo đúng sự cho phép từ bên cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
– Thứ ba: sau khi xây dựng xong phải tiến hành thực hiện nghiệm thu công trình theo quy định của Luật Xây dựng sửa đổi 2020 và những văn bản hướng dẫn thi hành ;
– Thứ tư: trách nhiệm về việc đăng ký hoàn công công trình theo quy định của Luật Xây dựng sửa đổi 2020 và các văn bản hướng dẫn thi hành khác.
3. Mức xử phạt khi tự ý làm nhà gỗ mà không xin giấy phép xây dựng:
Cá nhân khi có hành vi vi phạm về việc tổ chức thi công xây dựng công trình không có giấy phép xây dựng thì sẽ bị áp dụng mức xử phạt được ghi nhận tại Khoản 7 Điều 16 Nghị định 16/2022/NĐ-CP như sau:
– Khi trực tiếp xây dựng nhà ở riêng lẻ thì mức phạt tiền từ 60.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng;
– Quá trình xây dựng nhà ở riêng lẻ trong khu bảo tồn, khu di tích lịch sử – văn hóa hoặc công trình xây dựng khác thì mức phạt tiền sẽ tăng cao hơn, cụ thể từ 80.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng;
– Đối với xây dựng công trình bắt buộc phải lập báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng hoặc công trình phải lập báo cáo kinh tế – kỹ thuật đầu tư xây dựng mà cá nhân, tổ chức không thực hiện thì bị phạt tiền từ 120.000.000 đồng đến 140.000.000 đồng.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Luật Xây dựng sửa đổi 2020;
– Nghị định số 16/2022/NĐ-CP của Chính phủ: Quy định xử phạt vi phạm hành chính về xây dựng;
– Nghị định số 15/2021/NĐ-CP của Chính phủ: Quy định chi tiết một số nội dung về quản lý dự án đầu tư xây dựng.