Làm gì khi bị hàng xóm tự ý đập tường rào? Xây tường rào sát mốc phân giới đúng hay sai? Tranh chấp tường rào đất.
Làm gì khi bị hàng xóm tự ý đập tường rào? Xây tường rào sát mốc phân giới đúng hay sai? Tranh chấp tường rào đất.
Tóm tắt câu hỏi:
Thưa luật sư! Nhà cháu và nhà hàng xóm có tranh chấp đất đai do đời trước để lại. Nhà cháu được cấp sổ hộ khẩu trước và qua nhiều lần tranh chấp mà không có sự can thiệp của pháp luật. Nhà hàng xóm đã xin cấp sổ hộ khẩu, người làm sổ đã giả mạo chữ kí của bố cháu và cấp sổ hộ khẩu cho nhà người hàng xóm đó. Sau khi tranh chấp diễn ra dưới sự có mặt của một số người ở xã, nhà cháu nhượng bộ mốc giới vì người giải quyết để nhà cháu lấn lên 20 cm phần ranh giới đối diện không tranh chấp và bố mẹ cháu không muốn làm lớn chuyện nên đồng ý. Tuy nhiên khi bố cháu xây tường rào thì nhà hàng xóm đập đi mà bố mẹ cháu không hề biết. Hôm sau bố cháu tiếp tục xây tường rào thì phát hiện phần tường nhà mình bị đập. Người hàng xóm đó thừa nhận đập tường dưới sự chứng kiến của người giải quyết mốc giới trước đó với lí do là bố cháu xây tường rào sát phần mốc giới. Nếu sau này trát tường sẽ lấn qua mốc giới 2cm. Lần tranh chấp trước đó, hàng xóm đã từng tự ý đập tường nhà cháu mà không thông báo để bố cháu tự xây lại (khi biết phần tường rào nhà cháu xây nối liền với tường nhà họ). Vậy cháu không biết việc đập tường rào lần 2 nhà cháu khi xây sát mốc giới với lí do sau này nếu trát tường sẽ vượt qua 2cm là đúng hay sai? Và cháu có thể buộc hàng xóm vào tội phá hoại tài sản của người khác không và những việc nào là việc trái pháp luật trong tình huống của nhà cháu ạ? cháu rất mong bác quan tâm tới. cháu hi vọng hồi ân từ bác. cháu xin cảm ơn ạ!
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
1. Cơ sở pháp lý:
2. Luật sư tư vấn:
Điều 266 Bộ luật Dân sự năm 2005 quy định về quyền sở hữu đối với mốc giới ngăn cách các bất động sản như sau:
"Chủ sở hữu bất động sản liền kề chỉ được dựng cột mốc, hàng rào, xây tường ngăn trên phần đất thuộc quyền sử dụng của mình. Những người sử dụng đất liền kề có thể thỏa thuận với nhau về việc dựng cột mốc, hàng rào, xây tường ngăn, trồng cây trên ranh giới để làm mốc giới ngăn cách giữa các bất động sản. Những vật mốc giới này là sở hữu chung của những người đó.
Trong trường hợp mốc giới ngăn cách chỉ do một bên tạo nên trên ranh giới và được chủ sở hữu bất động sản liền kề đồng ý thì mốc giới ngăn cách đó là sở hữu chung, chi phí để xây dựng do bên tạo nên chịu, trừ trường hợp có thỏa thuận khác. Nếu chủ sở hữu bất động sản liền kề không đồng ý mà có lý do chính đáng thì chủ sở hữu đã dựng cột mốc, hàng rào, xây tường ngăn phải dỡ bỏ.
Đối với cây là mốc giới chung, các bên đều có nghĩa vụ bảo vệ; hoa lợi thu được từ cây được chia đều, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
Đối với mốc giới là tường nhà chung, chủ sở hữu bất động sản liền kề không được trổ cửa sổ, lỗ thông khí hoặc đục tường để đặt kết cấu xây dựng, trừ trường hợp được chủ sở hữu bất động sản liền kề đồng ý.
Trong trường hợp nhà xây riêng biệt nhưng tường sát liền nhau thì chủ sở hữu cũng chỉ được đục tường, đặt kết cấu xây dựng đến giới hạn ngăn cách tường của mình."
Đối chiếu quy định trên, nếu bạn và nhà hàng xóm thỏa thuận được với nhau về việc xây hàng rào thì có thể xây trên vùng đất chung. Còn nếu không thỏa thuận được với nhau về vị trí xây tường làm mốc giới ngăn cách giữa hai nhà, thì nhà bạn chỉ được xây tường ngăn trên phần đất thuộc quyền sử dụng của mình.
Như vậy, trong trường hợp này cần xác định việc bạn xây dựng tường ngăn cách trong phần diện tích nào. Nếu trong phần diện tích của gia đình bạn thì đó là sở hữu của gia đình bạn còn là ngoài phần ranh giới thì đó là sở hữu chung của hai gia đình. Nhà bên cạnh không được sự đồng ý từ bên gia đình bạn mà tiến hành đập tường rào là không đúng với quy định của pháp luật.
Việc người hàng xóm tự ý đập tường rào nhà bạn là họ đã có hành vi hủy hoại, cố ý làm hư hỏng tài sản của người khác. Do đó, tùy theo mức độ, người hàng xóm này có thể bị xử phạt hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự như sau:
– Xử phạt hành chính theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều 15 Nghị định 167/2013/NĐ-CP:
"2. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản của người khác;"
– Truy cứu trách nhiệm hình sự về tội hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản của người khác theo quy định tại Điều 143 Bộ luật hình sự:
"Điều 143. Tội hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản
1. Người nào hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản của người khác gây thiệt hại từ hai triệu đồng đến dưới năm mươi triệu đồng hoặc dưới hai triệu đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm."
Ngoài việc xử phạt hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự, người hàng xóm còn phải bồi thường thiệt hại cho gia đình bạn. Vì vậy gia đình bạn có thể làm đơn tố cáo hành vi này của người hàng xóm để cơ quan có thẩm quyền xử lý.
Để giải quyết tranh chấp liên quan đến đất đai thì có những phương án sau:
+ Các bên có thể tự thỏa thuận, hòa giải với nhau để đảm bảo quyền và lợi ích các bên hoặc hòa giải tại Ủy ban nhân dân xã phường.
+ Nếu không thỏa thuận được bạn có thể làm đơn khởi kiện gửi ra Tòa án có thẩm quyền yêu cầu giải quyết nhằm bảo vệ quyền lợi cho bạn.
>>> Luật sư tư vấn pháp
Căn cứ Điều 202 Luật đất đai năm 2013:
"Điều 202 Luật đất đai 2013 về Hòa giải tranh chấp đất đai quy định:
1. Nhà nước khuyến khích các bên tranh chấp đất đai tự hòa giải hoặc giải quyết tranh chấp đất đai thông qua hòa giải ở cơ sở.
2. Tranh chấp đất đai mà các bên tranh chấp không hòa giải được thì gửi đơn đến Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất tranh chấp để hòa giải.
3. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm tổ chức việc hòa giải tranh chấp đất đai tại địa phương mình; trong quá trình tổ chức thực hiện phải phối hợp với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã và các tổ chức thành viên của Mặt trận, các tổ chức xã hội khác. Thủ tục hòa giải tranh chấp đất đai tại Ủy ban nhân cấp xã được thực hiện trong thời hạn không quá 45 ngày, kể từ ngày nhận được đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai.
4. Việc hòa giải phải được lập thành biên bản có chữ ký của các bên và có xác nhận hòa giải thành hoặc hòa giải không thành của Ủy ban nhân dân cấp xã. Biên bản hòa giải được gửi đến các bên tranh chấp, lưu tại Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất tranh chấp.”
Trường hợp của bạn, bạn gửi đơn yêu cầu Ủy ban nhân dân cấp xã hòa giải vụ việc tranh chấp theo đúng quy định trên, thời hạn thực hiện việc hòa giải là 45 ngày kể từ ngày nhận được đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai."
Như vậy trong trường hợp này hai gia đình có thể thỏa thuận tự hòa giải với nhau. Nếu không tự hòa giải được, gia đình bạn nên nộp đơn lên Ủy ban nhân dân cấp xã để hòa giải. Thủ tục hòa giải tranh chấp đất đai tại Ủy ban nhân cấp xã được thực hiện trong thời hạn không quá 45 ngày, kể từ ngày nhận được đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai.