Điều kiện tham gia bảo hiểm xã hội. Công ty yêu cầu người lao động làm đủ 6 tháng mới đóng bảo hiểm xã hội là đúng hay sai?
Điều kiện tham gia bảo hiểm xã hội. Công ty yêu cầu người lao động làm đủ 6 tháng mới đóng bảo hiểm xã hội là đúng hay sai?
Tóm tắt câu hỏi:
Xin chào Luật sư!Tôi có một vấn đề xin được hỏi ý kiến của Luật sư! Rất mong nhận được sự giúp đỡ từ Luật sư ạ! Tôi vào làm công nhân tại một công ty tư nhân, từ tháng 8/2014. Nhưng theo công ty, vào đủ 6 tháng mới được tham gia bảo hiểm xã hội. Nhưng nhờ quen biết, tôi được tham gia sớm, tức tháng 12/2014 tôi được tham gia đóng bảo hiểm xã hội. Khi đó tôi đã có thai và hết tháng 5/2015 tôi viết đơn xin nghỉ sinh trước 02 tháng. Tức nghỉ từ 1/6, đến 23/7/2015, tôi sinh con, Tính như vậy tôi nghỉ sinh trước 1 tháng 23 ngày. Tôi đến công ty nộp giấy tờ để được hưởng bảo hiểm thì công ty trả lời tôi như sau: Do tôi quen biết nên đã được đóng trước bảo hiểm xã hội mà còn nghỉ trước 2 tháng nên không được hưởng bảo hiểm nữa.Tôi đến làm thủ tục nghỉ việc để xin sổ bảo hiểm về làm việc với công ty bảo hiểm, nhưng bên công ty trả lời, sau thời gian nghỉ thai sản mới giải quyết nghỉ việc cho tôi. Vậy theo luật sư, về phía bên tôi sai, hay là như thế nào ạ? Tôi đã đóng đủ bảo hiểm 06 thángtrước khi nghỉ sinh, liệu trường hợp của tôi có được hưởng bảo hiểm hay không? Nếu công ty không giải quyết giúp tôi, thì sau thời gian nghỉ sinh, ngoài 6 tháng sau khi sinh con, tôi lấy sổ bảo hiểm về, bên bảo hiểm xã hội còn giải quyết trường hợp của tôi không ạ? Tôi rất mong nhận được sự quan tâm giúp đỡ từ phía Luật sư, xin cảm ơn rất nhiều!
Luật sư tư vấn:
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
1. Tôi đã đóng đủ bảo hiểm 06 tháng trước khi nghỉ sinh thì có được hưởng bảo hiểm hay không?
Theo quy định tại Điều 28 Luật bảo hiểm xã hội 2006, điều kiện để lao động nữ sinh con được hưởng chế độ thai sản là đóng bảo hiểm xã hội từ đủ sáu tháng trở lên trong thời gian mười hai tháng trước khi sinh con. Như bạn trình bày, bạn đóng bảo hiểm xã hội từ tháng 12/2014 và sinh con vào 23/7/2014, nghĩa là bạn đóng bảo hiểm được 7 tháng (thời gian nghỉ sinh con vẫn dược tính là thời gian tham gia bảo hiểm) trong thời hạn 12 tháng trước khi sinh con. Do đó, bạn đủ điều kiện để hưởng chế độ thai sản.
2. Tôi sai hay công ty sai?
Theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 2 Luật bảo hiểm hiểm xã hội 2006: Người làm việc theo
>>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.6568
Về thời gian nghỉ của lao động nữ sinh con, “Bộ luật lao động 2019”, tại khoản 1 Điều 157 quy định rõ: lao động nữ được nghỉ trước và sau khi sinh con 6 tháng, thời gian nghỉ trước khi sinh tối đa là 2 tháng. Vậy việc bạn xin nghỉ trước khi sinh 1 tháng 23 ngày là phù hợp với quy định của Bộ luật lao động.
Như vậy, khi bạn đến công ty nộp giấy tờ để được hưởng bảo hiểm thì công ty trả lời do bạn quen biết nên đã được đóng trước bảo hiểm xã hội mà còn nghỉ trước 2 tháng nên không được hưởng bảo hiểm nữa là không đúng với quy định pháp luật.
3. Nếu công ty không giải quyết chế độ thai sản thì sau thời gian nghỉ sinh, ngoài 6 tháng sau khi sinh con, tôi lấy sổ bảo hiểm về, bên bảo hiểm xã hội còn giải quyết trường hợp của tôi không?
Lao động nữ muốn hưởng trợ cấp một lần khi sinh con thì nộp bản sao giấy chứng sinh hoặc bản sao giấy khai sinh của con cho người sử dụng lao động. Trong thời hạn ba ngày làm việc, kể từ ngày nhận giấy tờ từ người lao động, người sử dụng lao động có trách nhiệm giải quyết chế độ thai sản cho người lao động.
“
Trong trường hợp công ty không giải quyết chế độ thai sản hoặc cho bạn nghỉ việc trong thời gian nghỉ sinh thì sau khi lấy sổ bảo hiểm về bạn có thể làm thủ tục để hưởng chế độ thai sản vì pháp luật không quy định thời hạn hưởng chế độ thai sản.
Hy vọng rằng sự tư vấn của chúng tôi sẽ giúp bạn lựa chọn phương án thích hợp nhất để giải quyết những vướng mắc của bạn. Nếu còn bất cứ thắc mắc gì liên quan đến sự việc bạn có thể liên hệ Tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến 24/7 của Luật sư: 1900.6568 để được giải đáp.