Lái xe tập lái gây tai nạn ai chịu trách nhiệm bồi thường. Bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng.
Lái xe tập lái gây tai nạn ai chịu trách nhiệm bồi thường. Bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng.
Tóm tắt câu hỏi:
Toi đăng ký học lái xe b2.thay dạy lái xe hướng dẫn tôi 3 buổi trong đó có một buổi học số nguội. Tôi đang thi công tại công trường nên thầy vào tận công trường dạy lái.sang buổi học thứ 4 thầy cho tôi ngồi lái thử và một học viên ngồi bên cạnh.hoc viên cũng đang học lái cùng tôi. Hôm đó trời mưa lên tôi đâm lên vỉa hè gây hư xe. Thầy giáo yêu cầu tôi phải bồi thường sửa chữa. Bản thân tôi thấy vì tôi học lái xe chưa quen mà thầy đã cho tôi chạy thử k kèm rồi lên tôi k đồng ý bồi thường. Tôi cho rằng đây là lỗi của thầy. Tôi gửi thư này mong công ty tư vấn giúp trên cở sở pháp luật. Tôi xin chân thành cảm ơn.?
Luật sư tư vấn:
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
1. Cơ sở pháp lý:
Luật giao thông đường bộ năm 2008
2. Nội dung tư vấn:
Theo quy định tại Điều 604 “Bộ luật dân sự 2015” đã quy định căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại là:
“1. Người nào do lỗi cố ý hoặc lỗi vô ý xâm phạm tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác của cá nhân, xâm phạm danh dự, uy tín, tài sản của pháp nhân hoặc chủ thể khác mà gây thiệt hại thì phải bồi thường.
2. Trong trường hợp pháp luật quy định người gây thiệt hại phải bồi thường cả trong trường hợp không có lỗi thì áp dụng quy định đó.”
Hướng dẫn cụ thể hơn về vấn đề này Hội đồng thẩm phán
– Phải có thiệt hại xảy ra.Thiệt hại bao gồm thiệt hại về vật chất và thiệt hại do tổn thất về tinh thần. Thiệt hại về vật chất cụ thể là thiệt hại về tài sản (chiếc xe)
– Phải có hành vi trái pháp luật. Hành vi trái pháp luật là những xử sự cụ thể của con người được thể hiện thông qua hành động hoặc không hành động trái với các quy định của pháp luật.
– Phải có mối quan hệ nhân quả giữa thiệt hại xảy ra và hành vi trái pháp luật. Thiệt hại xảy ra phải là kết quả tất yếu của hành vi trái pháp luật và ngược lại hành vi trái pháp luật là nguyên nhân gây ra thiệt hại.
– Phải có lỗi cố ý hoặc lỗi vô ý của người gây thiệt hại. Vô ý gây thiệt hại là trường hợp một người không thấy trước hành vi của mình có khả năng gây thiệt hại, mặc dù phải biết hoặc có thể biết trước thiệt hại sẽ xảy ra hoặc thấy trước hành vi của mình có khả năng gây thiệt hại, nhưng cho rằng thiệt hại sẽ không xảy ra hoặc có thể ngăn chặn được.
>>> Luật sư
Vì vậy, trong trường hợp của anh, anh là người trực tiếp gây ra thiệt hại với lỗi vô ý gây thiệt hại, anh không thấy trước được hành vi của mình có thể gây thiệt hại nên vẫn lái xe mặc dù không có giáo viên hướng dẫn bên cạnh nên anh sẽ phải bồi thường thiệt hại. Tuy nhiên, Theo quy định tại Khoản 1, Điều 58, Luật giao thông đường bộ năm 2008 thì “Người tập lái xe ô tô khi tham gia giao thông phải thực hành trên xe tập lái và có giáo viên bảo trợ tay lái”. Như vậy, giáo viên tập lái xe cho anh cũng vi phạm quy định về đào tạo, sát hạch lái xe và có thể bị xử lý kỉ luật theo nội quy của cơ sở đào tạo, sát hạch lái xe. Và nếu cảnh sát giao thông phát hiện được hành vi này thì có thể bị xử phạt vi phạm hành chính theo Điểm c, Khoản 1, Điều 37, Nghị định 171/2013/NĐ-CP quy định phạt tiền từ 300.000 đồng đến 400.000 đồng đối với giáo viên dạy lái xe thực hiện hành vi phạm không ngồi bên cạnh để bảo trợ tay lái cho học viên thực hành lái xe. Mặc dù vậy, nhưng giáo viên dạy anh cũng có lỗi gián tiếp vì không giám sát việc tập lái của anh nên dẫn đến việc anh gây ra thiệt hại nên cũng phải chịu bồi thường thiệt hại một phần nào đó do hai bên tự thỏa thuận. Nếu không thỏa thuận được thì anh có thể khởi kiện lên tòa án nhân dân cấp quận, huyện để xác định nghĩa vụ bồi thường thiệt hại giữa các bên.