Skip to content
1900.6568

Trụ sở chính: Số 89, phố Tô Vĩnh Diện, phường Khương Trung, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội

  • DMCA.com Protection Status
Home

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
    • Về Luật Dương Gia
    • Luật sư điều hành
    • Tác giả trên Website
    • Thông tin tuyển dụng
  • Tư vấn pháp luật
  • Tổng đài Luật sư
  • Dịch vụ Luật sư
  • Biểu mẫu
    • Biểu mẫu Luật
    • Biểu mẫu khác
  • Văn bản pháp luật
  • Kinh tế tài chính
  • Giáo dục
  • Bạn cần biết
    • Từ điển pháp luật
    • Thông tin địa chỉ
    • Triết học Mác-Lênin
    • Hoạt động Đảng Đoàn
    • Tư tưởng Hồ Chí Minh
    • Tư vấn tâm lý
    • Các thông tin khác
  • Liên hệ
Home

Đóng thanh tìm kiếm
  • Trang chủ
  • Đặt câu hỏi
  • Đặt lịch hẹn
  • Gửi báo giá
  • 1900.6568
Trang chủ Luật Doanh nghiệp

Kinh nghiệm, thủ tục thành lập công ty giải trí thành công

  • 22/02/2023
  • bởi Nguyễn Ngọc Ánh
  • Nguyễn Ngọc Ánh
    22/02/2023
    Luật Doanh nghiệp
    0

    Ngày nay, nhu cầu giải trí càng cao, các công ty kinh doanh giải trí cũng được mở ra càng nhiều. Để thành lập công ty giải trí thành công, hoạt động có hiệu quả, phù hợp với chiến lược đặt ra cần lưu ý nhiều vấn đề liên quan đến điều kiện thành lập, hoạt động của công ty, ... Dưới đây là kinh nghiệm, thủ tục thành lập công ty giải trí thành công.

      Mục lục bài viết

      • 1 1. Kinh nghiệm thành lập công ty giải trí thành công:
        • 1.1 1.1. Kinh nghiệm đặt địa chỉ công ty giải trí:
        • 1.2 1.2. Kinh nghiệm lựa chọn loại hình công ty giải trí:
        • 1.3 1.3. Kinh nghiệm chọn ngành nghề kinh doanh phù hợp:
        • 1.4 1.4. Kinh nghiệm lựa chọn vốn điều lệ của công ty kinh doanh dịch vụ giải trí:
        • 1.5 1.5. Kinh nghiệm đặt tên cho công ty giải trí:
        • 1.6 1.6. Kinh nghiệm lựa chọn người đại diện theo pháp luật:
        • 1.7 1.7. Kinh nghiệm về điều kiện cần đáp ứng khi kinh doanh lĩnh vực giải trí:
        • 1.8 1.8. Kinh nghiệm về hoàn thành thủ tục sau khi mở công ty giải trí:
      • 2 2. Thủ tục thành lập công ty giải trí:
      • 3 3. Công ty phải đóng các loại thuế phí, lệ phí nào khi thành lập công ty giải trí?

      1. Kinh nghiệm thành lập công ty giải trí thành công:

      1.1. Kinh nghiệm đặt địa chỉ công ty giải trí:

      Lựa chọn địa chỉ đặt công ty ở nơi có địa chỉ rõ ràng, trụ sở công ty phải ở trên lãnh thổ Việt Nam, có địa chỉ được xác định bao gồm số nhà, tên phố (ngõ phố) hoặc tên xã, phường, thị trấn, quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; số fax, số điện thoại và thư điện tử (nếu có).

      Địa chỉ công ty không đặt tại các địa chỉ không đúng chức năng hoạt động sản xuất kinh doanh chẳng hạn như căn hộ chung cư có mục đích để ở; nhà tập thể có diện tích dùng sử dụng chung; trên diện tích đất đang quy hoạch hay đất không đúng mục đích sử dụng như đất nông nghiệp, đất rừng, …

      Công ty nên đăng ký đúng trụ sở thực tế có hoạt động, không nên đặt địa chỉ kinh doanh công ty giải trí tại những khu vực bị cấm và hạn chế. Công ty có thể lấy địa chỉ nhà riêng hay thuê văn phòng để đặt trụ sở làm địa chỉ công ty.

      1.2. Kinh nghiệm lựa chọn loại hình công ty giải trí:

      Khi tiến hành thành lập công ty thì bắt buộc công ty phải lựa chọn loại hình kinh doanh cho công ty giải trí. Vì mỗi loại hình doanh nghiệp có quy chế hoạt động riêng, và quy định của pháp luật cũng khác nhau, có ưu điểm và nhược điểm đối với mỗi loại hình doanh nghiệp. Hiện nay, có các loại hình doanh nghiệp phổ biến theo quy định của pháp luật bao gồm: Doanh nghiệp tư nhân, công ty TNHH một thành viên, Công ty TNHH 2 thành viên trở lên, Công ty cổ phần, Công ty hợp danh. Do đó, doanh nghiệp cần chọn ra loại hình doanh nghiệp phù hợp với mục đích thành lập công ty để đăng ký với cơ quan có thẩm quyền.

      1.3. Kinh nghiệm chọn ngành nghề kinh doanh phù hợp:

      Tùy thuộc vào nhu cầu và định hướng, chiến lược hoạt động của công ty mà công ty lựa chọn ngành nghề kinh doanh liên quan đến giải trí cho phù hợp. Những ngành nghề kinh doanh giải trí có thể tham khảo như: HĐ phát hành phim điện ảnh, phim video và chương trình truyền hình; HĐ sản xuất phim điện ảnh, phim video và chương trình truyền hình; HĐ chiếu phim; HĐ ghi âm và xuất bản âm nhạc; HĐ sáng tác, nghệ thuật và giải trí; HĐ của các cơ sở thể thao; HĐ vui chơi giải trí khác….

      1.4. Kinh nghiệm lựa chọn vốn điều lệ của công ty kinh doanh dịch vụ giải trí:

      Vốn điều lệ được hiểu là tổng giá trị tài sản mà các thành viên đã góp hoặc cam kết góp khi thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh; là tổng giá trị mệnh giá cổ phần đã bán hoặc đã được đăng ký mua khi thành lập doanh nghiệp với công ty cổ phần. 

      Việc kê khai vốn điều lệ khi mở doanh nghiệp kinh doanh lĩnh vực giải trí là thủ tục bắt buộc. Pháp luật Việt Nam không có quy định về mức vốn điều lệ của doanh nghiệp phải kê khai, tuy nhiên nếu ngành nghề doanh nghiệp kinh doanh có yêu cầu về vốn pháp định thì doanh nghiệp phải kê khai vốn điều lệ theo vốn pháp định. Đối với công ty kinh doanh  dịch vụ giải trí thì không yêu cầu mức vốn điều lệ tối thiểu của công ty nên các thành viên của công ty có thể dựa vào năng lực tài chính của mình mà đăng ký vốn điều lệ cho phù hợp, tuy nhiên cũng cần chuẩn bị một số vốn nhất định để công ty giải trí có thể đi vào hoạt động.

      1.5. Kinh nghiệm đặt tên cho công ty giải trí:

      Người thành lập công ty giải trí không được đặt tên doanh nghiệp trùng hoặc gây nhầm lẫn với tên của công ty khác đã đăng ký trong cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp trên phạm vi toàn quốc, trừ những công ty đã thực hiện giải thể hoặc đã có quyết định có hiệu lực của Tòa án tuyên bố doanh nghiệp bị phá sản. Tên công ty giải trí có thể viết tắt, có thể dùng tên nước ngoài, có đủ loại hình công ty và tên công ty, không được dùng từ ngữ cấm, từ ngữ thiếu văn hóa trong tên.

      VD: Nếu thành lập công ty kinh doanh dịch vụ dịch vụ giải trí nên đặt tên công ty theo cấu trúc như sau: Công ty + loại hình doanh nghiệp + tên kinh doanh dịch vụ giải trí XXX. 

      1.6. Kinh nghiệm lựa chọn người đại diện theo pháp luật:

      Khi thành lập công ty giải trí thì công ty bắt buộc phải có người đại diện theo pháp luật. Công ty giải trí cần chọn người đại diện theo pháp luật đáp ứng những yêu cầu nhất định về tư cách pháp nhân, cá nhân, người có đủ khả năng, kinh nghiệm để đảm nhận vị trí quan trọng này trong công ty, cụ thể như sau:

      Xem thêm: Điều kiện, hồ sơ, trình tự thủ tục thành lập công ty luật

      Người đại diện theo pháp luật của công ty giải trí là cá nhân đại diện cho công ty thực hiện các quyền và nghĩa vụ phát sinh từ giao dịch của công ty, đại diện cho công ty với tư cách là người yêu cầu giải quyết việc dân sự, tư cách nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trước trọng tài, tòa án và các quyền, nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật. 

      Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp tư nhân là chủ doanh nghiệp tư nhân, người đại diện theo pháp luật của công ty hợp danh là thành viên hợp danh, người đại diện theo pháp luật của công ty cổ phần và công ty TNHH có thể là Chủ tịch hội đồng quản trị, Chủ tịch hội đồng thành viên hoặc có thể thuê cá nhân khác làm đại diện theo pháp luật. Đối với công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty cổ phần có thể có một hoặc nhiều người đại diện theo pháp luật. Trường hợp công ty có nhiều hơn một người đại diện theo pháp luật thì Điều lệ công ty quy định cụ thể quyền, nghĩa vụ của từng người đại diện theo pháp luật.

      1.7. Kinh nghiệm về điều kiện cần đáp ứng khi kinh doanh lĩnh vực giải trí:

      Công ty lựa chọn ngành nghề kinh doanh giải trí có thể đi vào hoạt động ngay khi có giấy phép đăng ký kinh doanh nếu công ty lựa chọn ngành nghề kinh doanh không yêu cầu điều kiện. Nếu công ty lựa chọn những ngành nghề kinh doanh thuộc lĩnh vực giải trí là ngành nghề kinh doanh có điều kiện thì sẽ cần đáp ứng những yêu cầu đó mới được chính thức kinh doanh. 

      Ví dụ như: Nếu kinh doanh lĩnh vực sản xuất phim thì sẽ cần vốn pháp định là 2 tỷ VNĐ, chủ doanh nghiệp cũng cần đáp ứng những quy định nhất định liên quan.

      1.8. Kinh nghiệm về hoàn thành thủ tục sau khi mở công ty giải trí:

      Sau khi công ty đi vào hoạt động kinh doanh cũng sẽ cần lưu ý những vấn đề sau:

      – Công ty cần công bố thông tin công ty giải trí và khắc con dấu doanh nghiệp: Trong vòng 30 ngày, công ty lên cổng thông tin quốc gia và đăng thông tin về việc thành lập công ty một cách đầy đủ, sau đó thực hiện khắc con dấu theo quy định.

      – Doanh nghiệp phải kê khai và đóng các loại thuế theo quy định như thuế môn bài, thuế thu nhập doanh nghiệp giải trí và thuế giá trị gia tăng.

      – Công ty cần tiến hành đăng ký mua chữ ký số với cơ quan thuế online.

      Xem thêm: Chủ hộ kinh doanh là gì? Chủ hộ kinh doanh cá thể có được thành lập công ty không?

      – Khi thành lập công ty giải trí cần mở một tài khoản ở ngân hàng để tiến hành các giao dịch của công ty. Để đăng ký mở tài khoản chủ doanh nghiệp cần mang theo CCCD, con dấu và giấy phép đăng ký doanh nghiệp, …

      – Để đảm bảo hợp lệ về vấn đề góp vốn thì công ty nên tiến hành góp vốn trong thời hạn tối đa 90 ngày.

      2. Thủ tục thành lập công ty giải trí:

      Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ thành lập công ty giải trí:

      Hồ sơ thành lập công ty giải trí bao gồm các tài liệu sau:

      + Đơn đăng ký thành lập công ty  giải trí theo hình thức công ty TNHH một thành viên, thành lập công ty TNHH hai thành viên, công ty cổ phần, công ty hợp danh (mẫu quy định);

      + Dự thảo điều lệ công ty theo quy định của Luật Doanh nghiệp;

      + Danh sách thành viên công ty áp dụng đối với công ty TNHH tư nhân 2 thành viên (theo mẫu quy định) hoặc danh sách cổ đông áp dụng đối với công ty cổ phần;

      + Bản sao hợp lệ các giấy tờ chứng minh  nhân thân của cá nhân như Căn cước công dân, Giấy chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác của các thành viên là cá nhân; 

      Xem thêm: 10 điều cần biết trước khi thành lập công ty

      + Bản sao hợp lệ Quyết định thành lập hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc tài liệu tương đương khác chứng minh tư cách pháp nhân của tổ chức và giấy ủy quyền; Giấy chứng minh nhân dân, Căn cước công dân, Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác của người đại diện theo ủy quyền của thành viên là tổ chức;

      + Giấy ủy quyền cho người trực tiếp nộp hồ sơ yêu cầu thành lập công ty giải trí.

      + Các giấy tờ khác có liên quan đến thành lập công ty giải trí.

      Bước 2: Nộp hồ sơ 

      Sau khi chuẩn bị xong hồ sơ đầy đủ theo quy định, người đại diện hoặc người được ủy quyền của công ty đến nộp hồ sơ tại cơ quan đăng ký: Phòng Đăng ký kinh doanh Sở Kế hoạch và Đầu tư (gọi tắt là Phòng Đăng ký kinh doanh).

      Bước 3: Công bố thông tin đăng ký doanh nghiệp

      Sau khi được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, doanh nghiệp phải thông báo công khai trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp theo trình tự, thủ tục và phải trả phí theo quy định trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.. Nội dung công bố bao gồm các nội dung Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp và thông tin về ngành, nghề kinh doanh của công ty. Nếu công ty không công bố thông tin đăng ký thì tại Điều 26, Nghị định 50/2016/NĐ-CP bị xử phạt vi phạm hành chính từ 1.000.000 đồng – 2.000.000 đồng và buộc phải công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.

      Sau khi nhận thông báo về mẫu con dấu, Phòng Đăng ký kinh doanh trao Giấy biên nhận cho công ty giải trí, thực hiện đăng tải thông báo của công ty trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp và cấp Thông báo về việc đăng tải thông tin về mẫu con dấu của doanh nghiệp cho doanh nghiệp. 

      Xem thêm: Bài viết và lời chúc mừng kỷ niệm thành lập công ty ý nghĩa

      3. Công ty phải đóng các loại thuế phí, lệ phí nào khi thành lập công ty giải trí?

      Sau khi thành lập công ty kinh doanh giải trí thì cần phải đóng lệ phí môn bài, thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập cá nhân và thuế thu nhập doanh nghiệp.

      + Đối với lệ phí môn bài: Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh thì công ty mới thành lập phải khai lệ phí môn bài, chậm nhất là ngày cuối cùng của tháng bắt đầu hoạt động sản xuất kinh doanh. Chậm nhất vào ngày 30 tháng 1 hàng năm, doanh nghiệp nộp lệ phí môn bài hàng năm, nếu doanh nghiệp mới ra hoạt động sản xuất kinh doanh hoặc mới thành lập cơ sở sản xuất kinh doanh thì thời hạn nộp lệ phí môn bài chậm nhất là ngày cuối cùng của thời hạn nộp hồ sơ khai lệ phí môn bài.

      + Đối với thuế thu nhập cá nhân: doanh nghiệp phải thực hiện kê khai và nộp thuế thu nhập cá nhân tại cơ quan thuế quản lý trực tiếp khi có phát sinh việc chuyển nhượng vốn góp hoặc cổ phần trong doanh nghiệp.

      + Đối với thuế TNDN: Tất cả cá nhân, tổ chức, cơ sở sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ có thu nhập đều phải nộp thuế TNDN là loại thuế thu trên khoản lợi nhuận cuối cùng của doanh nghiệp, sau khi đã trừ các khoản chi phí hợp lý.

      + Đối với thuế GTGT: Doanh nghiệp có phát kinh doanh thu trên hóa đơn đỏ thì phải đóng thuế GTGT, nếu doanh nghiệp sử dụng hóa đơn trực tiếp hoặc hóa đơn thông thường thì không phải nộp thuế GTGT.

      Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:

      Luật doanh nghiệp năm 2020.

        Xem thêm: Quy định về thời hạn góp vốn thành lập công ty cổ phần

        Theo dõi chúng tôi trên
        5 / 5 ( 1 bình chọn )
        Gọi luật sư ngay
        Tư vấn luật qua Email
        Báo giá trọn gói vụ việc
        Đặt lịch hẹn luật sư
        Đặt câu hỏi tại đây

        Tags:

        Thành lập công ty


        CÙNG CHỦ ĐỀ

        Nên làm hợp đồng thuê nhà hay mượn nhà thành lập công ty?

        Khi đăng ký thành lập doanh nghiệp, phải đảm bảo có trụ sở chính. Vậy doanh nghiệp nên làm hợp đồng thuê nhà hay mượn nhà thành lập công ty? Mời bạn đọc tham khảo bài viết dưới đây:

        Thủ tục thành lập công ty buôn bán máy móc, thiết bị

        Hiện nay, đất nước ta đang phát triển theo xu hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Do đó, các lĩnh vực hoạt động trong ngành công nghiệp luôn được ưu tiên phát triển. Nhiều công ty buôn bán máy mó và thiết bị ra đời để phục vụ cho nhu cầu của con người trong đời sóng. Thủ tục thành lập công ty buôn bán máy móc, thiết bị được thực hiện như thế nào?

        Thủ tục thành lập công ty sản xuất và kinh doanh phần mềm

        Hiện nay, với sự bùng nổ và phát triển ngành công nghệ thông tin, việc kinh doanh phần mềm thu hút được nhiều nhà đầu tư quan tâm. Bởi tính năng hiện đại, với vai trò không thể thiếu của phần mềm trong việc điều hành quản lý. Vậy thủ tục thành lập công ty sản xuất và kinh doanh phần mềm như thế  nào?

        Thủ tục thành lập công ty kinh doanh xử lý rác thải, nước thải

        Xử lý rác thải, nước thải hiện nay đang là ngành nghề được quan tâm bởi đây là ngành nghề góp phần nâng cao chất lượng môi trường, bảo vệ sự ổn định và hệ sinh thái trong môi trường sống của con người. Do đó, Nhà nước đang khuyến khích hoạt động của các công ty xử lý rác thải, nước thải ở nước ta hiện nay. Thủ tục thành lập công ty kinh doanh xử lý rác thải, nước thải hiện nay được thực hiện như thế nào?

        Thủ tục thành lập công ty sản xuất, chế biến thực phẩm

        Sản xuất và chế biến thực phẩm là ngành nghề đang phát triển hiện nay tại Việt Nam. Do đó để có thể hoạt động kinh doanh với ngành nghề này thì cần phải thành lập công ty chuyên sản xuất và chế biến thực phẩm. Dưới đây là thủ tục thành lập công ty sản xuất, chế biến thực phẩm.

        Thủ tục thành lập công ty kinh doanh trò chơi điện tử có thưởng

        Thế nào là trò chơi điện tử có thưởng? Điều kiện để thành lập công ty kinh doanh trò chơi điện tử có thưởng?Hồ sơ, thủ tục thành lập công ty kinh doanh trò chơi điện tử có thưởng?

        Mẫu quyết định thành lập công ty cổ phẩn và công ty TNHH

        Mẫu quyết định thành lập công ty cổ phẩn và công ty TNHH là gì? Mẫu quyết định thành lập công ty cổ phẩn và công ty TNHH? Hướng dẫn làm mẫu quyết định thành lập công ty cổ phẩn và công ty TNHH?

        Kịch bản, ý tưởng, nội dung tổ chức kỷ niệm thành lập công ty

        Kịch bản và nội dung tổ chức kỷ niệm thành lập công ty? Ý tưởng tổ chức kỷ niệm thành lập công ty?

        Bài viết và lời chúc mừng kỷ niệm thành lập công ty ý nghĩa

        Bài viết chúc mừng kỷ niệm thành lập công ty ý nghĩa? Lời chúc mừng kỷ niệm thành lập công ty ý nghĩa? Lời chúc mừng kỷ niệm thành lập công ty đối tác?

        Xem thêm

        Tìm kiếm

        Hỗ trợ 24/7: 1900.6568

        Đặt câu hỏi trực tuyến

        Đặt lịch hẹn luật sư

        Văn phòng Hà Nội:

        Địa chỉ trụ sở chính:  Số 89 Tô Vĩnh Diện, phường Khương Trung, quận Thanh Xuân, TP Hà Nội

        Điện thoại: 1900.6568

        Email: dichvu@luatduonggia.vn

        Văn phòng Miền Trung:

        Địa chỉ:  141 Diệp Minh Châu, phường Hoà Xuân, quận Cẩm Lệ, TP Đà Nẵng

        Điện thoại: 1900.6568

        Email: danang@luatduonggia.vn

        Văn phòng Miền Nam:

        Địa chỉ: 248/7 Nguyễn Văn Khối (Đường Cây Trâm cũ), phường 9, quận Gò Vấp, TP Hồ Chí Minh

        Điện thoại: 1900.6568

        Email: luatsu@luatduonggia.vn

        Bản quyền thuộc về Luật Dương Gia | Nghiêm cấm tái bản khi chưa được sự đồng ý bằng văn bản!
        Scroll to top
        • Gọi ngay
        • Chỉ đường
          • HÀ NỘI
          • ĐÀ NẴNG
          • TP.HCM
        • Đặt câu hỏi
        • Trang chủ