Quyền thành lập doanh nghiệp được xem là quyền của các tổ chức và cá nhân nhằm tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh để tìm kiếm lợi nhuận. Tuy nhiên không phải mọi tổ chức, cá nhân nào cũng sẽ có quyền được thành lập doanh nghiệp. Vậy những cá nhân đang làm việc tại công ty khác có được quyền mở công ty hay không?
Mục lục bài viết
1. Đang làm việc công ty khác có được mở công ty không?
Quyền thành lập doanh nghiệp được xem là quyền của các chủ thể trong xã hội,
Căn cứ theo quy định tại Điều 17 của Văn bản hợp nhất
– Các chủ thể được xác định là cơ quan nhà nước, các đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân sử dụng tài sản của nhà nước để thành lập doanh nghiệp kinh doanh nhằm mục đích tìm kiếm lợi nhuận riêng cho cơ quan và đơn vị đó;
– Các đối tượng được xác định là cán bộ, công chức, viên chức theo quy định của pháp luật về Cán bộ công chức và pháp luật về Viên chức;
– Các đối tượng được xác định là sĩ quan, hạ sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân, viên chức quốc phòng đang công tác và làm việc trong các cơ quan đơn vị thuộc Quân đội nhân dân Việt Nam. Các đối tượng được xác định là sĩ quan, hạ sĩ quan, sĩ quan chuyên nghiệp, công nhân công an làm việc và công tác trong các cơ quan đơn vị thuộc công an nhân dân Việt Nam. Ngoại trừ những người được cử làm đại diện theo ủy quyền để thực hiện trách nhiệm quản lý phần vốn góp của nhà nước tại các doanh nghiệp hoặc thực hiện trách nhiệm quản lý tại doanh nghiệp nhà nước;
– Các cán bộ lãnh đạo, giữ chức vụ quản lý nghiệp vụ trong các doanh nghiệp nhà nước căn cứ theo quy định tại Điều 88 của Văn bản hợp nhất luật doanh nghiệp năm 2022, ngoại trừ những đối tượng được xác định là người được cử làm đại diện theo ủy quyền để thực hiện trách nhiệm quản lý phần vốn góp của nhà nước tại các doanh nghiệp khác;
– Chủ thể được xác định là người chưa thành niên, người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự, người bị mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức hoặc làm chủ hành vi, các tổ chức không có tư cách pháp nhân theo quy định tại Bộ luật dân sự năm 2015;
– Chủ thể đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quyết định có hiệu lực của Tòa án, bị giam giữ hoặc đang trong thời gian chấp hành án phạt tù, những đối tượng đang trong thời gian chấp hành biện pháp xử lý hành chính tại các cơ sở cai nghiện bắt buộc hoặc các cơ sở giáo dục bắt buộc, đang bị Tòa án cấm đảm nhiệm chức vụ/cấm hành nghề hoặc cấm làm công việc trong một khoảng thời gian nhất định, các trường hợp khác theo quy định của pháp luật về phá sản và pháp luật về phòng chống tham nhũng. Trong trường hợp cơ quan đăng ký kinh doanh có yêu cầu thì người thực hiện thủ tục đăng ký thành lập doanh nghiệp bắt buộc phải nộp phiếu lý lịch tư pháp cho các cơ quan đăng ký kinh doanh;
– Tổ chức là pháp nhân thương mại bị cấm hoạt động sản xuất kinh doanh trong một số ngành nghề, lĩnh vực nhất định theo quy định của Bộ luật hình sự năm 2015.
Theo đó thì có thể nói, cá nhân đang làm việc ở một công ty khác tuy nhiên không đồng thời thuộc một trong những đối tượng được quy định tại khoản 2 Điều 17 của Văn bản hợp nhất Luật doanh nghiệp năm 2022 thì cá nhân đó vẫn có quyền thành lập công ty, tuy nhiên cần phải sắp xếp bố trí thời gian sao cho phù hợp để có thể hoàn thành tốt chức năng và nhiệm vụ của mình.
2. Cần phải làm những gì khi muốn thành lập công ty?
Để có thể thành lập doanh nghiệp, cần thực hiện một số hoạt động như sau:
Bước 1: Chuẩn bị đầy đủ các thông tin cần thiết để thực hiện thủ tục đăng ký thành lập doanh nghiệp tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Trong giai đoạn này cần phải tiến hành các hoạt động cơ bản sau đây:
– Lựa chọn loại hình doanh nghiệp theo quy định của pháp luật;
– Cân nhắc các ngành nghề kinh doanh phù hợp với quy định của pháp luật;
– Xác định tên và đặt tên cho doanh nghiệp phù hợp với quy định của pháp luật;
– Lựa chọn địa chỉ đặt trụ sở chính của doanh nghiệp, xác định các thành viên và cổ đông góp vốn trong doanh nghiệp;
– Xác định mức vốn điều lệ của doanh nghiệp;
– Xác định người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp.
Bước 2: Tiến hành hoạt động soạn thảo và nộp thành phần hồ sơ đăng ký doanh nghiệp tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Nhìn chung hồ sơ thành lập doanh nghiệp sẽ bao gồm các loại giấy tờ cơ bản sau đây:
– Giấy đề nghị đăng ký thành lập doanh nghiệp theo mẫu do pháp luật quy định;
– Văn bản trình bày điều lệ của doanh nghiệp, danh sách các thành viên hoặc danh sách các cổ đông tham gia góp vốn trong doanh nghiệp;
– Giấy tờ tùy thân của các thành viên hoặc giấy tờ tùy thân của các cổ đông góp vốn trong doanh nghiệp;
– Giấy tờ bổ sung nếu các thành viên hoặc các cổ đông góp vốn trong doanh nghiệp được xác định là các tổ chức;
– Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư nếu các thành viên hoặc các cổ đông trong doanh nghiệp được xác định là tổ chức có yếu tố nước ngoài;
– Văn bản ủy quyền trong trường hợp ủy quyền nộp hồ sơ cho người khác, các văn bản khác đối với các ngành nghề kinh doanh có điều kiện.
Bước 3: Tiến hành hoạt động nộp hồ sơ thực hiện thủ tục đăng ký thành lập doanh nghiệp. Trong giai đoạn này sẽ cần phải thực hiện các hoạt động như sau:
– Xác nhận cơ quan nhà nước có thẩm quyền để thực hiện thủ tục đăng ký thành lập doanh nghiệp;
– Nộp hồ sơ đăng ký thành lập doanh nghiệp tại cơ quan có thẩm quyền;
– Nhận giấy chứng nhận đăng ký thành lập doanh nghiệp;
– Thực hiện khắc con dấu pháp nhân.
3. Các lĩnh vực mà người có chức vụ, quyền hạn không được thành lập sau khi thôi giữ chức vụ:
Căn cứ theo quy định tại Điều 22 của Nghị định 59/2019/NĐ-CP hướng dẫn Luật Phòng chống tham nhũng, có quy định cụ thể về các lĩnh vực mà người có chức vụ quyền hạn không được thành lập, giữ chức danh hoặc chức vụ quản lý điều hành doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần hoặc công ty hợp doanh sau khi thôi giữ chức vụ. Cụ thể:
– Nhóm thứ 1 bao gồm các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của các Bộ, ngành:
+ Bộ công thương;
+ Bộ giao thông vận tải;
+ Bộ kế hoạch và đầu tư;
+ Bộ lao động thương binh và xã hội;
+ Bộ nông nghiệp phát triển nông thôn;
+ Bộ tài chính;
+ Bộ tài nguyên môi trường;
+ Bộ thông tin truyền thông;
+ Bộ xây dựng, bộ tư pháp;
+ Ngân hàng nhà nước Việt Nam;
+ Thanh tra Chính phủ và văn phòng chính phủ;
+ Ủy ban quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp.
– Nhóm thứ 2 bao gồm các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của các Bộ, ngành:
+ Bộ giáo dục và đào tạo;
+ Bộ khoa học và công nghệ;
+ Bộ văn hóa thể thao và du lịch;
+ Bộ y tế, bảo hiểm xã hội Việt Nam;
+ Ủy ban dân tộc.
– Nhóm thứ 3 bao gồm các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của các Bộ, ngành:
+ Bộ công an;
+ Bộ quốc phòng;
+ Bộ ngoại giao.
– Nhóm thứ 4 bao gồm nhóm các chương trình, dự án, đề án do người thôi giữ chức vụ trước đó đã trực tiếp nghiên cứu xây dựng, hoặc trực tiếp phê duyệt/thẩm định.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Văn bản hợp nhất 07/VBHN-VPQH 2022 Luật Doanh nghiệp;
– Nghị định 59/2019/NĐ-CP hướng dẫn Luật Phòng chống tham nhũng;
– Nghị định 134/2021/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 59/2019/NĐ-CP hướng dẫn Luật Phòng, chống tham nhũng;
– Nghị định 122/2021/NĐ-CP quy định về xử phạt VPHC lĩnh vực kế hoạch và đầu tư.
THAM KHẢO THÊM: