Kiện yêu cầu hoàn trả tiền thuê nhà. Chấm dứt hợp đồng thuê nhà do mâu thuẫn, bên cho thuê đang còn nợ nhưng không trả, yêu cầu giải quyết thế nào?
Tóm tắt câu hỏi:
Chào luật sư, tôi tên Loan, nhờ luật sư tư vấn giúp. Gia đình tôi có thuê một căn nhà nhỏ để kinh doanh với giá là 6.000.000 đồng/tháng, nhưng do mâu thuẫn với chủ hộ, chủ hộ tăng tiền lên 8.000.000 đồng/tháng nên chúng toi không thuê nữa. Giữa 2 bên không có kí hợp đồng do đã thuê lâu năm (trên 10 năm).Khi chúng tôi đòi trả nhà, bên cho thuê nợ chúng tôi một số tiền, đã trả nhưng nợ lại 7.000.000 đồng, đòi sửa chữa lại nhà cửa, sau này sẽ chia nửa hai bên cùng chịu, chúng tôi cũng đồng ý như vậy cho qua chuyện. Nhưng sau khi họ sửa chữa xong, chúng tôi đến đòi lại 3.500.000 đồng, họ không trả. Vậy chúng tôi có thể kiện được không, chúng tôi có khả năng lấy lại số tiền đã mất không?. (Trước đây 10 năm, khi chúng tôi thuê thì tường, cửa trong nhà đều là đồ cũ, đã có hư hại, trong quá trình ở chúng tôi cũng đã có nhiều lần tự bỏ tiền tu sửa như lát nền nhà, xây lại tường,…).Xin được luật sư tư vấn. Tôi cảm ơn.?
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
1. Cơ sở pháp lý:
2. Luật sư tư vấn:
Theo quy định tại Điều 492 “Bộ luật dân sự 2015” về hình thức hợp đồng thuê nhà ở đã có quy định cụ thể như sau:
“Hợp đồng thuê nhà ở phải được lập thành văn bản, nếu thời hạn thuê từ sáu tháng trở lên thì phải có công chứng hoặc chứng thực và phải đăng ký, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác”.
Và điều 134 “Bộ luật dân sự 2015” quy định giao dịch vô hiệu khi vi phạm hình thức hợp đồng:
“Điều 134. Giao dịch dân sự vô hiệu do không tuân thủ quy định về hình thức
Trong trường hợp pháp luật quy định hình thức giao dịch dân sự là điều kiện có hiệu lực của giao dịch mà các bên không tuân theo thì theo yêu cầu của một hoặc các bên, Toà án, cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác quyết định buộc các bên thực hiện quy định về hình thức của giao dịch trong một thời hạn; quá thời hạn đó mà không thực hiện thì giao dịch vô hiệu.”
Nội dung công chứng theo điểm 28 mục III Nghị quyết 52/2010/NQ-CP về đơn giản hóa thủ tục hành chính quy định:
“Bãi bỏ quy định bắt buộc công chứng đối với các hợp đồng thuê nhà ở, quy định việc công chứng các hợp đồng nói trên được thực hiện theo nhu cầu của các bên tham gia hợp đồng.”
Như vậy, một hợp đồng thuê nhà thì phải thực hiện dưới hình thức bằng văn bản. Do đó những hoạt động thuê nhà bằng miệng, không có văn bản đều là giao dịch vô hiểu. Bạn sẽ không được pháp luật bảo vệ khi có tranh chấp.
Trường hợp bạn cho vay 7.000.000 đồng là cho vay tài sản, theo quy định tại Điều 471 “Bộ luật dân sự 2015”:
‘Điều 471. Hợp đồng vay tài sản:
Hợp đồng vay tài sản là sự thoả thuận giữa các bên, theo đó bên cho vay giao tài sản cho bên vay; khi đến hạn trả, bên vay phải hoàn trả cho bên cho vay tài sản cùng loại theo đúng số lượng, chất lượng và chỉ phải trả lãi nếu có thoả thuận hoặc pháp luật có quy định.
Về hình thức của hợp đồng dân sự được quy định tại Điều 401 Bộ luật Dân Sự như sau:
Điều 401. Hình thức hợp đồng dân sự:
1. Hợp đồng dân sự có thể được giao kết bằng lời nói, bằng văn bản hoặc bằng hành vi cụ thể, khi pháp luật không quy định loại hợp đồng đó phải được giao kết bằng một hình thức nhất định.
>>> Luật sư
2. Trong trường hợp pháp luật có quy định hợp đồng phải được thể hiện bằng văn bản có công chứng hoặc chứng thực, phải đăng ký hoặc xin phép thì phải tuân theo các quy định đó.
Hợp đồng không bị vô hiệu trong trường hợp có vi phạm về hình thức, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác”
Bạn và người cho thuê nên thỏa thuận với nhau,đưa các chứng từ, hóa đơn sửa chữa nhà rồi 2 bên chia đều nhau và trừ vào số tiền bạn cho vay, hoặc bạn cũng có thể chi trả tiền sửa chữa riêng ko trừ vào số tiền cho vay. Sau đó, tiến hành khởi kiện đòi lại số tiền bạn đã cho vay
Như vậy người chủ cho thuê không trả đủ số tiền đã vay bạn có thể khởi kiện đến