Hợp đồng lao động được xem là cơ sở pháp lý cơ bản để giải quyết các tranh chấp giữa người lao động và người sử dụng lao động phát sinh trong quan hệ lao động. Vậy theo quy định của pháp luật hiện nay thì không ký kết hợp đồng lao động, tính thuế thu nhập cá nhân như thế nào?
Mục lục bài viết
1. Không ký hợp đồng lao động , tính thuế TNCN như thế nào?
Trước hết, căn cứ theo quy định tại Điều 25 của Thông tư
Theo đó thì có thể nói, những cá nhân dùng không kí hợp đồng lao động theo quy định của pháp luật về lao động, tuy nhiên có thu nhập từ 2.000.000 đồng một lần trở lên thì các đơn vị chi trả thu nhập bắt buộc phải trích 10% tiền lương của người lao động để thực hiện nghĩa vụ đóng thuế thu nhập cá nhân. Công thức như sau:
Thuế thu nhập cá nhân = Thu nhập tính thuế x Thuế suất 10%.
Theo đó thì có thể nói, cá nhân trong trường hợp không kí kết hợp đồng lao động có thể sử dụng công thức tính thuế thu nhập cá nhân nêu trên để tính thuế phải nộp theo quy định của pháp luật.
Vì vậy, dù người lao động không giao kết hợp đồng lao động thì vẫn phải thực hiện nghĩa vụ đóng thuế thu nhập cá nhân theo quy định của pháp luật. Thuế thu nhập cá nhân có vai trò vô cùng quan trọng, không chỉ quan trọng với ngân sách nhà nước mà còn đóng góp vào quá trình thúc đẩy công bằng xã hội. Vì vậy, cá nhân bắt buộc phải thực hiện nghĩa vụ nộp thuế thu nhập cá nhân theo đúng quy định của pháp luật.
Như vậy, các cá nhân dù ký hợp đồng lao động hay không kí hợp đồng lao động thì vẫn phải thực hiện nghĩa vụ đóng thuế theo quy định của pháp luật. Nguồn thuế thu nhập cá nhân góp phần bổ sung quan trọng vào ngân sách nhà nước, phục vụ chi trả cho các hoạt động chung của xã hội, từ đó giúp tái phân phối nguồn thu nhập và điều tiết thu nhập giữa các tầng lớp dân cư trong xã hội, thuế thu nhập cá nhân góp phần nâng cao ngân sách nhà nước và thực hiện công bằng xã hội.
Tóm lại, không giao kết hợp đồng lao động thì sẽ tính thuế thu nhập cá nhân theo như công thức nêu trên.
2. Không ký hợp đồng lao động có phải đóng thuế TNCN không?
Thực tế hiện nay, chưa có văn bản quy phạm pháp luật nào định nghĩa cụ thể về thuế thu nhập cá nhân. Tuy nhiên, căn cứ theo Văn bản hợp nhất luật thuế thu nhập cá nhân năm 2014, và các văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn luật thuế thu nhập cá nhân có liên quan thì có thể hiểu, thuế thu nhập cá nhân là một trong những loại thuế vô cùng quan trọng, đóng góp chính vào nguồn thu của ngân sách nhà nước. Thuế thu nhập cá nhân là thuật ngữ được sử dụng để chỉ một khoản tiền bắt buộc mà người lao động phát sinh thu nhập cần phải nộp cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền, thuế thu nhập cá nhân được tính dựa trên tổng thu nhập chịu thuế của cá nhân trong một kỳ tính thuế, sau khi đã trừ đi các khoản giảm trừ gia cảnh. Theo đó, hiện nay có hai đối tượng cần phải nộp thuế thu nhập cá nhân, trong đó bao gồm cá nhân cư trú và cá nhân không cư trú trên lãnh thổ của Việt Nam có thu nhập chịu thuế thu nhập cá nhân. Cụ thể như sau:
– Đối với cá nhân cư trú, thu nhập chịu thuế của cá nhân cư trú được xác định là khoản phát sinh trong lãnh thổ Việt Nam và ngoài lãnh thổ Việt Nam, tức là không phân biệt nơi trả thu nhập cho cá nhân cư trú;
– Đối với cá nhân không cư trú, thu nhập chịu thuế của cá nhân không cư trú được xác định là khoản thu nhập phát sinh trong lãnh thổ Việt Nam.
Việc thu thuế thu nhập cá nhân giúp cho nhà nước đảm bảo nguồn thu để chi trả cho các hoạt động công cộng, hoạt động chung của xã hội như y tế, giáo dục, an ninh quốc phòng, văn hóa nghệ thuật … Đồng thời, thuế thu nhập cá nhân còn góp phần tái phân phối thu nhập, điều tiết thu nhập giữa các tầng lớp trong xã hội và góp phần thực hiện công bằng xã hội. Cũng tiếp tục căn cứ theo quy định tại Điều 25 của Thông tư 111/2013/TT-BTC, có quy định các tổ chức, cá nhân trả tiền công, thù lao, các khoản tiền khác cho cá nhân cư trú không kí hợp đồng lao động theo quy định của pháp luật về lao động hoặc ký hợp đồng lao động với người lao động trong khoảng thời gian dưới ba tháng có tổng mức trả thu nhập từ 2.000.000 đồng/lần trở lên thì bắt buộc phải thực hiện hoạt động khấu trừ thuế thu nhập cá nhân theo mức 10% dựa trên thu nhập trước khi trả cho người lao động.
Theo đó thì có thể nói, đối với những cá nhân mặc dù không kí hợp đồng lao động, tuy nhiên có tổng thu nhập từ 2.000.000 đồng/lần trở lên thì vẫn phải có nghĩa vụ đóng thuế thu nhập cá nhân, mức thuế suất thuế thu nhập cá nhân trong trường hợp này là 10%. Tuy nhiên, ngoại trừ trường hợp cá nhân chỉ có duy nhất thu nhập thuộc đối tượng khấu trừ thuế theo tỷ lệ nêu trên, tuy nhiên ước tính tổng thu nhập chịu thuế sau khi trừ đi các khoản giảm trừ gia cảnh chưa đến mức phải nộp thuế thu nhập cá nhân thì cá nhân đó cần phải viết cam kết gửi về đơn vị chi trả thu nhập, để đơn vị đó làm căn cứ tạm thời chưa khấu trừ thuế thu nhập cá nhân. Ngoài ra, trước khi thực hiện cam kết thuế thu nhập cá nhân, người lao động cần phải thực hiện thủ tục đăng ký thuế và có mã số thuế tại thời điểm thực hiện cam kết.
3. Thời hạn nộp hồ sơ khai thuế quyết toán thu nhập cá nhân thế nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 44 của Luật quản lý thuế năm 2019 có quy định về thời hạn nộp hồ sơ khai thuế. Theo đó, thời hạn nộp hồ sơ khai thuế đối với loại thuế của kỳ tính thuế theo năm được thực hiện như sau:
– Chậm nhất là ngày cuối cùng của tháng thứ 03 bắt đầu kể từ ngày kết thúc năm dương lịch hoặc kết thúc năm tài chính đối với thành phần hồ sơ quyết toán thuế theo năm, chậm nhất được xác định là ngày cuối cùng của tháng đầu tiên trong năm dương lịch hoặc tháng đầu tiên trong năm tài chính đối với thành phần hồ sơ khai thuế theo năm;
– Chậm nhất được xác định là ngày cuối cùng của tháng thứ 04 được tính kể từ ngày kết thúc năm dương lịch đối với thành phần hồ sơ quyết toán thuế thu nhập cá nhân của các cá nhân trực tiếp thực hiện thủ tục quyết toán thuế;
– Chậm nhất được xác định là ngày 15 tháng 12 của năm trước liền kề với hồ sơ khai thuế khoán của hộ gia đình/hộ kinh doanh/cá nhân kinh doanh nộp thuế theo phương pháp khoán, trong trường hợp hộ kinh doanh hoặc cá nhân kinh doanh mới sản xuất kinh doanh thì thời hạn nộp hồ sơ khai thuế khoán chậm nhất được xác định là 10 ngày được tính kể từ ngày bắt đầu sản xuất kinh doanh.
Theo đó, thời hạn khai quyết toán thuế thu nhập cá nhân sẽ được chia làm hai mốc thời điểm cho hai trường hợp cụ thể như sau:
– Chậm nhất được xác định là ngày cuối cùng của tháng thứ 03 kể từ ngày kết thúc năm dương lịch hoặc kết thúc năm tài chính đối với hồ sơ khai quyết toán thuế do các doanh nghiệp thực hiện thay cho người lao động;
– Chậm nhất được xác định là ngày cuối cùng của tháng thứ 04 kể từ ngày kết thúc năm dương lịch đối với thành phần hồ sơ quyết toán thuế thu nhập cá nhân đối với các cá nhân trực tiếp quyết toán thuế.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Luật Quản lý thuế 2019;
– Văn bản hợp nhất 15/VBHN-VPQH 2014 hợp nhất Luật thuế thu nhập cá nhân;
– Thông tư 111/2013/TT-BTC của Bộ Tài chính về việc hướng dẫn thực hiện Luật Thuế thu nhập cá nhân, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thuế thu nhập cá nhân và
– Thông tư 25/2018/TT-BTC của Bộ Tài chính về việc hướng dẫn Nghị định 146/2017/NĐ-CP ngày 15/12/2017 của Chính phủ và sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 78/2014/TT-BTC ngày 18/06/2014 của Bộ Tài chính, Thông tư 111/2013/TT-BTC ngày 15/08/2013 của Bộ Tài chính;
– Thông tư 119/2014/TT-BTC của Bộ Tài chính về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 156/2013/TT-BTC ngày 06/11/2013, Thông tư 111/2013/TT-BTC ngày 15/08/2013, Thông tư 219/2013/TT-BTC ngày 31/12/2013, Thông tư 08/2013/TT-BTC ngày 10/01/2013, Thông tư 85/2011/TT-BTC ngày 17/06/2011, Thông tư 39/2014/TT-BTC ngày 31/03/2014 và Thông tư 78/2014/TT-BTC ngày 18/06/2014 của Bộ Tài chính để cải cách, đơn giản các thủ tục hành chính về thuế.
THAM KHẢO THÊM: