Không có giấy chứng nhận kiểm dịch bị xử phạt như thế nào? Quy định chung về kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật trên cạn.
Không có giấy chứng nhận kiểm dịch bị xử phạt như thế nào? Quy định chung về kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật trên cạn.
Tóm tắt câu hỏi:
Cho tôi hỏi. Buôn bán sản phẩm gia cầm không xuất được giấy chứng nhận kiểm dịch sẽ bị xử phạt như thế nào? Theo Luật Thú y 2015, quy trình kiểm tra gồm những bước nào? Xin cảm ơn.
Luật sư tư vấn:
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
Căn cứ Khoản 1 Điều 37 Luật Thú y 2015 quy định về kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật trên cạn như sau:
“Điều 37. Quy định chung về kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật trên cạn
1. Động vật, sản phẩm động vật có trong Danh mục động vật, sản phẩm động vật trên cạn thuộc diện phải kiểm dịch trước khi vận chuyển ra khỏi địa bàn cấp tỉnh phải được kiểm dịch một lần tại nơi xuất phát đối với các trường hợp sau đây:
a) Động vật, sản phẩm động vật xuất phát từ cơ sở thu gom, kinh doanh;
b) Động vật, sản phẩm động vật xuất phát từ cơ sở chăn nuôi chưa được giám sát dịch bệnh động vật;
c) Động vật chưa được phòng bệnh theo quy định tại khoản 4 Điều 15 của Luật này hoặc đã được phòng bệnh bằng vắc-xin nhưng không còn miễn dịch bảo hộ;
d) Động vật, sản phẩm động vật xuất phát từ cơ sở chưa được công nhận an toàn dịch bệnh động vật;
đ) Sản phẩm động vật xuất phát từ cơ sở sơ chế, chế biến sản phẩm động vật chưa được định kỳ kiểm tra vệ sinh thú y;
e) Động vật, sản phẩm động vật không thuộc trường hợp quy định tại các điểm b, c, d và đ khoản này khi có yêu cầu của chủ hàng.
…”
Theo quy định tại Khoản 1 Điều 3 Thông tư số 25/2016/TT-BNNPTNT và Phụ lục I ban hành kèm Thông tư số 25/2016/TT-BNNPTNT thì gia cầm thuộc đối tượng thuộc diện phải kiểm dịch bắt buộc. Nếu không có giấy chứng nhận kiểm dịch, sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại Khoản 4 Điều 9 Nghị định 119/2013/NĐ-CP:
“Điều 9. Vi phạm về kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật trên cạn lưu thông trong nước
…
4. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm vận chuyển, kinh doanh động vật, sản phẩm động vật có trong Danh mục động vật, sản phẩm động vật thuộc diện phải kiểm dịch mà không có giấy chứng nhận kiểm dịch.
5. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc vận chuyển động vật, sản phẩm động vật theo hướng dẫn của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với hành vi vi phạm quy định tại Điểm b Khoản 2 Điều này;
b) Buộc thực hiện việc kiểm dịch hoặc kiểm dịch lại đối với hành vi vi phạm quy định tại Điểm a và Điểm b Khoản 3, Khoản 4 Điều này;
c) Buộc tiêu hủy động vật, sản phẩm động vật đối với hành vi vi phạm quy định tại Khoản 4 Điều này trong trường hợp kiểm dịch lại phát hiện động vật mắc bệnh, sản phẩm động vật mang mầm bệnh truyền nhiễm thuộc Danh mục các bệnh phải công bố dịch.”
* Quy trình kiểm tra thực hiện như sau:
– Trước khi vận chuyển sản phẩm động vật ra khỏi địa bàn cấp tỉnh chủ hàng phải đăng ký kiểm dịch với cơ quan kiểm dịch động vật nội địa, đơn đăng ký theo Mẫu 1 Phụ lục V ban hành kèm theo Thông tư số 25/2016/TT-BNNPTNT.
– Cơ quan kiểm dịch động vật nội địa thực hiện như sau:
+ Kiểm tra thực trạng hàng hóa; Điều kiện bao gói, bảo quản sản phẩm động vật;
+ Lấy mẫu kiểm tra các chỉ tiêu vệ sinh thú y theo quy;
+ Niêm phong, kẹp chì phương tiện chứa đựng, vận chuyển sản phẩm động vật;
+ Hướng dẫn, giám sát chủ hàng thực hiện tiêu độc khử trùng phương tiện chứa đựng, vận chuyển sản phẩm động vật;
+ Cấp Giấy chứng nhận kiểm dịch;
+ Trường hợp sản phẩm động vật không bảo đảm các yêu cầu vệ sinh thú y, cơ quan kiểm dịch động vật không cấp Giấy chứng nhận kiểm dịch và tiến hành xử lý theo quy định;
+ Tổng hợp thông báo theo tuần cho cơ quan kiểm dịch động vật nội địa nơi đến qua thư điện tử hoặc fax các thông tin sau đây: Số Giấy chứng nhận kiểm dịch, ngày cấp, loại hàng, số lượng hàng, Mục đích sử dụng, biển kiểm soát phương tiện vận chuyển.
– Nội dung kiểm dịch đối với sản phẩm động vật xuất phát từ cơ sở đã được công nhận an toàn dịch bệnh hoặc đã được giám sát không có mầm bệnh hoặc đã được phòng bệnh bằng vắc xin và còn miễn dịch bảo hộ với các bệnh theo quy định , từ cơ sở sơ chế, chế biến được định kỳ kiểm tra vệ sinh thú y, cơ quan kiểm dịch động vật nội địa thực hiện như sau:
+ Niêm phong, kẹp chì phương tiện chứa đựng, vận chuyển sản phẩm động vật;
+ Thực hiện Hướng dẫn, giám sát chủ hàng thực hiện tiêu độc khử trùng phương tiện chứa đựng, vận chuyển sản phẩm động vật;
>>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.6568
+ Trong thời hạn 01 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đăng ký kiểm dịch, cơ quan quản lý chuyên ngành thú y địa phương quyết định và thông báo cho tổ chức, cá nhân đăng ký kiểm dịch về địa điểm, thời gian kiểm dịch;
+ Tổng hợp thông báo theo tuần cho cơ quan kiểm dịch động vật nội địa nơi đến qua thư điện tử hoặc fax các thông tin sau đây: Số Giấy chứng nhận kiểm dịch, ngày cấp, loại hàng, số lượng hàng, Mục đích sử dụng, biển kiểm soát phương tiện vận chuyển.
– Kiểm dịch sản phẩm động vật tại nơi đến:
Cơ quan kiểm dịch động vật tại nơi đến chỉ thực hiện kiểm dịch sản phẩm động vật trong trường hợp phát hiện:
+ Sản phẩm động vật từ tỉnh khác nhưng không có Giấy chứng nhận kiểm dịch của cơ quan kiểm dịch động vật nội địa nơi xuất phát;
+ Giấy chứng nhận kiểm dịch không hợp lệ;
+ Có sự đánh tráo, thêm hoặc bớt sản phẩm động vật hoặc thay đổi bao bì chứa đựng sản phẩm động vật khi chưa được phép của cơ quan kiểm dịch động vật;
+ Sản phẩm động vật bị biến đổi chất lượng hoặc nghi nhiễm mầm bệnh.