Hiện này, có rất nhiều trường hợp lái xe khi tham gia giao thông khi bị cảnh sát giao thông yêu cầu dừng lại kiểm tra nồng độ cồn thì không hợp tác, bỏ chạy, thậm chí là bỏ lại phương tiện để không cho cảnh sát giao thông thổi được nồng độ cồn. Vậy không chấp hành kiểm tra nồng độ cồn có bị xử phạt không?Bị xử phạt như thế nào?
Mục lục bài viết
1. Không chấp hành kiểm tra nồng độ cồn bị xử phạt như thế nào?
Các loại xe | Hình phạt | Căn cứ |
Xe ô tô và các loại xe tương tự xe ô tô | – Phạt từ 30 triệu đồng đến 40 triệu đồng – Hình phạt bổ sung: Bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 22 tháng đến 24 tháng. | – Điểm b Khoản 10 Điều 5 – Điểm h Khoản 11 Điều 5 nghị định 100/2019/NĐ-CP |
Xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy | – Phạt tiền từ 6 triệu đồng đến 8 triệu đồng – Hình phạt bổ sung: bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 22 tháng đến 24 tháng. | – Điểm g Khoản 8 Điều 6 nghị định 100/2019/NĐ-CP – Điểm g Khoản 10 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP |
Điều khiển máy kéo, xe máy chuyên dùng | – Phạt tiền từ 16 triệu đồng đến 18 triệu đồng – Hình phạt bổ sung: bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe (khi điều khiển máy kéo), chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ (khi điều khiển xe máy chuyên dùng) từ 22 tháng đến 24 tháng. | – Điểm b Khoản 9 Điều 7 Nghị định 100/2019/NĐ-CP – Điểm e Khoản 10 ĐIều & Nghị định 100/2019/NĐ-CP |
Xe đạp, xe đạp máy (kể cả xe đạp điện), người điều khiển xe thô sơ khác | Phạt tiền từ 400 nghìn đồng đến 600 nghìn đồng | Điểm d Khoản 4 Điều 8 Nghị định 100/2019/NĐ-CP |
2. Mức phạt đối với hành vi không chấp hành yêu cầu kiểm tra nồng độ cồn có thấp hơn hành vi yêu cầu kiểm tra bị dính cồn?
- Mức xử phạt đối với hành vi sử dụng rượu bia khi tham gia giao thông quy định tại Nghị định 100/2019/NĐ-CP sửa đổi bổ sung tại Nghị định 123/2021/NĐ-CP
Các loại xe | Hành vi | Hình phạt | Căn cứ |
Xe ô tô và các loại xe tương tự xe ô tô | Điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn nhưng chưa vượt quá 50 miligam/100 mililít máu hoặc chưa vượt quá 0,25 miligam/1 lít khí thở | – Phạt tiền từ 6 triệu đồng đến 8 triệu đồng – Hình phạt bổ sung: bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 10 tháng đến 12 tháng; | – Điểm c Khoản 6 ĐIều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP – Điểm e Khoản 11 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP |
Điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 50 miligam đến 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,25 miligam đến 0,4 miligam/1 lít khí thở. | – Phạt tiền từ 16 triệu đồng đến 18 triệu đồng – Hình phạt bổ sung: bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 16 tháng đến 18 tháng; | – Điểm c Khoản 8 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP – Điểm đ Khoản 11 Điều 5 nghị định 100/2019/NĐ-CP | |
Điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở; | – Phạt tiền từ 30 triệu đồng đến 40 triệu đồng – Hình phạt bổ sung: bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 22 tháng đến 24 tháng. | – Điểm a Khoản 10 ĐIều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP – Điểm h Khoản 11 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP | |
Xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy | Điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn nhưng chưa vượt quá 50 miligam/100 mililít máu hoặc chưa vượt quá 0,25 miligam/1 lít khí thở. | – Phạt tiền từ 2 triệu đồng đến 3 triệu đồng – Hình phạt bổ sung: bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 10 tháng đến 12 tháng; | – Điểm c khoản 6 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP – Điểm đ Khoản 10 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP |
Điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 50 miligam đến 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,25 miligam đến 0,4 miligam/1 lít khí thở. | – Phạt tiền từ 4 triệu đồng đến 5 triệu đồng – Hình phạt bổ sung: bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 16 tháng đến 18 tháng; | – Điểm c Khoản 7 ĐIều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP – Điểm e Khoản 10 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP | |
Điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở; | – Phạt tiền từ 6 triệu đồng đến 8 triệu đồng – Hình phạt bổ sung: bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 22 tháng đến 24 tháng. | – Điểm e Khoản 8 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP – Điểm g Khoản 10 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP | |
Điều khiển máy kéo, xe máy chuyên dùng | Điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn nhưng chưa vượt quá 50 miligam/100 mililít máu hoặc chưa vượt quá 0,25 miligam/1 lít khí thở. | – Phạt tiền từ 3 triệu đồng đến 5 triệu đồng – Hình phạt bổ sung: bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe (khi điều khiển máy kéo), chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ (khi điều khiển xe máy chuyên dùng) từ 10 tháng đến 12 tháng | – Điểm c Khoản 6 Điều 7 Nghị định 100/2019/NĐ-CP – Điểm d Khoản 10 Điều 7 Nghị định 100/2019/NĐ-CP |
Điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 50 miligam đến 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,25 miligam đến 0,4 miligam/1 lít khí thở. | – Phạt tiền từ 6 triệu đồng đến 8 triệu đồng – Hình phạt bổ sung: bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe (khi điều khiển máy kéo), chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ (khi điều khiển xe máy chuyên dùng) từ 16 tháng đến 18 tháng | – Điểm b Khoản 7 Điều 7 Nghị định 100/2019/NĐ-CP – Điểm đ Khoản 10 Điều 7 Nghị định 100/2019/NĐ-CP | |
Điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở | – Phạt tiền từ 16 triệu đồng đến 18 triệu đồng – Hình phạt bổ sung: bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe (khi điều khiển máy kéo), chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ (khi điều khiển xe máy chuyên dùng) từ 22 tháng đến 24 tháng. | – Điểm a Khoản 9 ĐIều 7 Nghị định 100/2019/NĐ-CP – Điểm e Khoản 10 Điều 7 Nghị định 100/2019/NĐ-CP | |
xe đạp, xe đạp máy (kể cả xe đạp điện), người điều khiển xe thô sơ khác | Điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn nhưng chưa vượt quá 50 miligam/100 mililít máu hoặc chưa vượt quá 0,25 miligam/1 lít khí thở. | Phạt tiền từ 80 Nghìn đồng đến 100 nghìn đồng | Điểm q Khoản 1 Nghị định 100/2019/NĐ-CP |
Điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 50 miligam đến 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,25 miligam đến 0,4 miligam/1 lít khí thở. | Phạt tiền từ 300 nghìn đồng đến 400 nghìn đồng | Điểm e Khoản 3 Điều 8 Nghị định 100/2019/NĐ-CP | |
Điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở | Phạt tiền từ 400 nghìn đồng đến 600 nghìn đồng | Điểm c Khoản 4 Điều 8 Nghị định 100/2019/NĐ-CP sửa đổi bổ sung tại Nghị định 123/2021/NĐ-CP |
- Mức xử phạt đối với hành vi không chấp hành kiểm tra nồng độ cồn quy định tại Nghị định 100/2019/NĐ-CP sửa đổi bổ sung tại Nghị định 123/2021/NĐ-CP như vừa phân tích tại Mục 1
Như vậy mức phạt đối với hành vi không chấp hành yêu cầu kiểm tra về nồng độ cồn của cảnh sát giao thông bằng mức phạt cao nhất đối với lỗi có nồng độ cồn. Do đó, nếu chấp hành yêu cầu của kiểm tra về nồng độ cồn của cảnh sát giao thông thì người vi phạm có thể chịu một mức phạt thấp hơn dựa vào kết quả đo nồng độ cồn. Còn nếu không chấp hành kiểm tra nồng độ cồn thì sẽ bị phạt với lỗi không chấp hành yêu cầu kiểm tra của nồng độ cồn, mức phạt ngang bằng với lỗi cao nhất của lỗi vi phạm nồng độ cồn.
3. Tại sao đã uống rượu bia thì không lái xe?
Lái xe sau khi sử dụng rượu bia là mootj hành dộng cực kì nguy hiểm, bởi những lý do sau đây:
Thứ nhất, khi uống rượu bia sẽ khiến cho não bộ xử lý các thông tin chậm chạp hơn bình thường do đó khi xảy ra các tình huống bất ngờ trong quá trình tham gia giao thông, người điều khiển phương tiện tham gia giao thông sẽ xử lý chậm chạp làm tăng nguy cơ dẫn đến tai nạn giao thông.
Thứ hai, uống rượu bia sẽ làm giảm tầm nhìn. Theo nghiên cứu cho thấy, khi uống rượu bia có thể khiến các mô của mắt từ giác mạc, kết mạc đến võng mạc và thần kinh thị giác bị tổn thương dẫn đến việc giảm thị lực thậm chí là không điều khiển được mắt, không nhìn thấy rõ các vật thể xung quanh từ đó dẫn đến tai nạn.
Thứ ba, khi uống rượu bia sẽ làm giảm khả năng phối hợp giữa các bộ phận trên cơ thể khiến cho người uống rượu có đi dứng loạng choạng, ngồi không vững.
Văn bản pháp luật sử dụng trong bài viết: Nghị định 100/2019/NĐ-CP sửa đổi bổ sung tại Nghị định 123/2021/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ