Có thể khởi tố để đòi lại tài sản bị mất không? Và vấn đề này được bồi thường như thế nào?
Tóm tắt câu hỏi:
Chào luật sư, cháu tên Trang năm nay 23 tuổi. Cháu muốn nhờ tư vấn 1 vấn đề như sau: hiện nay cháu bị mất chiếc xe máy vespa trị giá khoảng 30tr tại bãi gửi xe của nhà chú Thắng. Trong thời gian gửi ở đây cháu không có vé xe hay có hợp đồng giữ xe vì theo chú Thắng chỉ cần chú nhớ mặt là được, không cần ghi tên hay vé xe. Vào ngày phát hiện mất xe chú Thắng có kể lại là có 1 thanh niên đến nhận là anh trai cháu và gọi điện cho cháu để chú nghe máy và đồng ý cho mang xe đi.Cháu ở Nam Định và hiện đang ở Hà Nội.
Trong thời gian ở đây cháu không có anh em hay giao thiệp rộng, cháu có nghi ngờ 1 chị ở cùng phòng, thông qua trang Facebook cá nhân của chị cháu tìm được ảnh bạn trai của chị. Cháu nhờ chú Thắng nhận diện thì chú chắc chắn đó là người lấy xe.Cháu đã lên công an trình báo. Hiện giấy tờ chứng minh đó là chiếc xe của cháu đã bị mất và cháu nghi là chị cùng phòng cháu lấy. Cháu có người làm chứng là cháu có giấy tờ xe.
Cháu muốn hỏi nếu điều tra ra đúng là chị ấy và bạn trai lấy thì cháu có thể khởi tố để đòi lại tài sản bị mất không? Nếu không đòi lại được tài sản thì cháu sẽ được bồi thường như thế nào? Ngoài ra về phía chú Thắng chú có phải bồi thường về trách nhiệm làm mất chiếc xe của cháu không? Nếu bồi thương thì cháu sẽ được bồi thường như thế nào?
Luật sư tư vấn:
Bạn có thể khởi tố vụ án hình sự về người đã lấy xe của bạn
Cơ quan tư pháp hình sự có thẩm quyền căn cứ vào các quy định của pháp luật tố tụng hình sự tiến hành việc xác định có (hay không) các dấu hiệu của tội phạm
Nếu không đòi lại được tài sản thì bạn sẽ được bồi thường:
- Hai bên thỏa thuận về cách bồi thường
- Bồi thường bằng tiền tương đương với giá trị thực của xe thông qua thẩm định giá chiếc xe
Phía chú Thắng phải bồi thường về trách nhiệm làm mất chiếc xe của bạn nếu như không xác định được người đã lấy chiếc xe
Nếu bồi thương thì bạn sẽ được bồi thường như sau:
Điều 42 Bộ luật hình sự quy định: Trả lại tài sản, sửa chữa hoặc bồi thường thiệt hại; buộc công khai xin lỗi.
1.Người phạm tội phải trả lại tài sản đã chiếm đoạt cho chủ sở hữu hoặc người quản lý hợp pháp, phải sửa chữa hoặc bồi thường thiệt hại vật chất đã được xác định do hành vi phạm tội gây ra.
2.Trong trường hợp phạm tội gây thiệt hại về tinh thần , Tòa án buộc người phạm tội phải bồi thường về vật chất, công khai xin lỗi người bị hại.
Luật sư
Ngoài ra khi giải quyết vụ án hình sự có vấn đề bồi thường, Tòa án còn phải áp dụng các quy định của Bộ luật dân sự để quyết định.
Mục lục bài viết
1. Tạm giữ sổ hộ khẩu trong vụ án trộm cắp tài sản
Tóm tắt câu hỏi:
Gia đình bạn em bị mất tiền và mời công an đến giải quyết và phát hiện ra người trong nhà lấy nên không khởi tố nữa. Tuy nhiên, công an lại lấy đi Sổ hộ khẩu của gia đình bạn em, nói là để giải quyết vụ việc. Đến nay công an vẫn chưa trả sổ khẩu cho nhà bạn em. Công an làm như vậy có đúng không?
Luật sư tư vấn:
Theo mô tả của bạn về vụ việc, có thể xác định người trong gia đình bạn có hành vi trộm cắp tài sản của thành viên khác trong gia đình. Hành vi này có thể bị xử phạt hành chính theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 15
Chứng cứ trong một vụ án hình sự là đồ vật, tài liệu liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp đến vụ án. Trong trường hợp này, sổ hộ khẩu là tài liệu chứng minh quan hệ giữa người thực hiện hành vi và người bị hại nên phía cơ quan điều tra đã xác định đây là chứng cứ nên cần phải được tạm giữ. Việc tạm giữ chứng cứ phải được lập thành biên bản và người chủ đồ vật, tài liệu phải được giữ một bản.
2. Tội trộm cắp tài sản và tội vu khống
Tóm tắt câu hỏi:
Xin chào quý công ty, tôi tên là Nguyễn Thành Công, hiện đang công tác tại công ty Hatraco thuộc thành phố HCM, vào ngày 22/10/2014 dãy trọ cũ lúc trước tôi ở có mất 1 cái laptop, trong khoảng thời gian mất có người nhìn thấy tôi đi vào dãy trọ đó, nhưng vào khung giờ đó, tôi đang đi làm và có đầy đủ chứng cứ xác minh là không có mặt trong khu vực đó, giờ tôi nên làm đơn khiếu nại như thế nào, và có thể kiện người đã đưa tôi lên công an làm việc tội vu khống hay không? Xin cám ơn quý công ty.
Luật sư trả lời:
Điều 122 Bộ luật hình sự có quy định về tội vu khống như sau:
“1. Người nào bịa đặt, loan truyền những điều biết rõ là bịa đặt nhằm xúc phạm danh dự hoặc gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của người khác hoặc bịa đặt là người khác phạm tội và tố cáo họ trước cơ quan có thẩm quyền, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ một năm đến bảy năm:
a) Có tổ chức;
b) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;
c) Đối với nhiều người;
d) Đối với ông bà, cha mẹ, người dạy dỗ, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục, chữa bệnh cho mình;
đ) Đối với người thi hành công vụ;
e) Vu khống người khác phạm tội rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng.
3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ một triệu đồng đến mười triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm”.
Theo quy định này thì người đã có hành vi đưa bạn lên công an sẽ có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội vu khống khi người đó bịa đặt ra việc nhìn thấy bạn đi vào dãy trọ. họ chỉ cố ý đưa ra thông tin sai sự thật để đưa bạn lên làm việc với công an về vụ mất tài sản đã xảy ra ở dãy trọ.
Tại khoản 1 Điều 105 Bộ luật tố tụng hình sự 2003 có quy định như sau:
“1.Những vụ án về các tội phạm được quy định tại khoản 1 các Điều 104, 105, 106, 108, 109, 111, 113, 121, 122, 131 và 171 của Bộ luật hình sự chỉ được khởi tố khi có yêu cầu của người bị hại hoặc của người đại diện hợp pháp của người bị hại là người chưa thành niên, người có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất”.
Trong quy định này của bộ luật tố tụng hình sự thì tội vu khống quy định tại khoản 1 Điều 122 Bộ luật hình sự thuộc vào trường hợp những tội phạm chỉ được khởi tố khi có yêu cầu. Chính vì thế, bạn có thể làm đơn yêu cầu khởi tố vụ án hình sự gửi tới cơ quan điều tra thuộc công an nhân dân để cơ quan điều tra ra quyết định khởi tố vụ án hình sự về tội vu khống.
3. Xử phạt tội trộm cắp tài sản như thế nào?
Tóm tắt câu hỏi:
Chào luật sư!
Em xin trình bày thẳng luôn về việc phạm tội của bản thân mình ạ.
Em có đi làm trông một quán Internet, vào ngày 24/12/2014, có một người khách lạ vào quán chơi Game làm rơi một chiếc điện thoại Iphone5s xuống dưới sàn nhà, vì nổi lòng tham nên em đã lợi dụng người khách lạ đó không biết và ngồi xuống nhặt chiếc điện thoại đó. Một lúc lâu sau đó, người khách lạ kia có đứng lên thì phát hiện mất điện thoại trong túi áo và có hỏi em rằng có biết ai lấy hay có thấy chiếc điện thoại của anh ta không? Khi đó em đã bị lòng tham lấn át nên chối bỏ rằng em không biết chiếc điện thoại đó ở đâu cả! Người khách lạ đó còn hỏi em “camera trong quán có quay lại được không” nhưng vì muốn che dấu hành vi nhặt được của rơi mà không trả của bản thân nên em đã trả lời rằng “camera không quay, không xem được!” Sau đó người khách lạ đó vì không biết bị rơi điện thoại mà cho rằng bị ai đó móc túi lấy mất chiếc điện thoại nên đã đến cơ quan công an trình báo vụ việc. Tới chiều cùng ngày thì có cán bộ công an xuống quán Internet kiểm tra thì mở lại camera của quán đã phát hiện hành vi em nhặt chiếc điện thoại đó. Sau đó em bị mời về cơ quan công an để làm việc, cán bộ công an có kết luận rằng em phạm tội trộm cắp tài sản nên em bị bắt tạm giữ từ tối ngày 24/12/2014. Sau đó cơ quan công an có báo cho gia đình em biết và tới ngày 8/1/2015 thì em được bố và chị gái làm đơn bảo lãnh được ra ngoài với mức tièn bảo lãnh là 30 000 000 VND. Theo như các cán bộ công an nói thì dù em được bảo lãnh nhưng em vẫn bị khởi tố và một thời gian sau em phải ra tòa vì hành vi phạm tội của mình.
Ở trên là toàn bộ sự việc em trình bày, Em muốn hỏi Luật Sư rằng hành vi của em trình bày như trên có được xem là phạm tội không và nếu là hành vi phạm tội thì bản thân em sẽ phải chịu án phạt như thế nào về hành vi phạm tội của mình? Và hiện tại bản thân em đang rất hối hận về hành vi đáng xấu hổ của bản thân, em muốn hỏi Luật Sư rằng bây giờ em có thể làm gì để được trắng án hay không?
Em xin chân thành cảm ơn Luật Sư!
Luật sư tư vấn:
Trước hết, hành vi của bạn đã phạm tội trộm cắp tài sản theo quy định tại Điều 138 Bộ luật hình sự. Bởi vì:
Thứ nhất, bạn có hành vi lén lút, che giấu chủ tài sản, che dấu hành vi đang thực hiện có thể che giấu toàn bộ việc phạm tội hoặc chỉ che dấu tính chất phi pháp của hành vi. Bạn thấy điện thoại rơi, và nhân lúc họ không để ý bạn đã lén lút lấy đi chiếc điện thoại đó để biến nó thành tài sản của mình trong khi hiện tại, chiếc điện thoại đó vẫn đang thuộc sở hữu của người kia.
Thứ hai, lỗi của bạn trong trường hợp này của bạn là lỗi cố ý trực tiếp. Có nghĩa là, bạn thực hiện hành vi chiếm đoạt biết tài sản chiếm đoạt là tài sản đang thuộc quyền sở hữu của người khác hoặc đang có người quản lý nhưng vẫn mong muốn biến tài sản đó thành tài sản của mình khi thực hiện hành vi chiếm đoạt.
Thứ ba, theo quy định của pháp luật, trộm cắp số tiền từ 2 triệu đồng trở lên thì bị xử phạt hình sự. Theo như bạn nói, chiếc điện thoại mà bạn lấy trộm của người kia là Iphone 5s, giá trị của chiếc điện thoại này đã trên mức 2 triệu đồng. Theo đó, bạn sẽ bị xử lý hình sự.
Từ những phân tích trên, có thể thấy bạn đã phạm tội trộm cắp tài sản theo khoản 1 Điều 138 Bộ luật hình sự. Theo đó:
“1. Người nào trộm cắp tài sản của người khác có giá trị từ hai triệu đồng đến dưới năm mươi triệu đồng hoặc dưới hai triệu đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi chiếm đoạt hoặc đã bị kết án về tội chiếm đoạt tài sản, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.”
Như vậy, đối với hành vi của bạn, bạn có thể bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.
Ngoài ra, đối với trường hợp của bạn không thể xử trắng án được. Tuy nhiên, nếu bạn thành khẩn khai báo, ăn năn hối cải thì bạn sẽ được xem xét để giảm nhẹ tội.
Theo Điều 46 Bộ luật hình sự:
“1. Các tình tiết sau đây là tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự:
a) Người phạm tội đã ngăn chặn, làm giảm bớt tác hại của tội phạm;
b) Người phạm tội tự nguyện sửa chữa, bồi thường thiệt hại, khắc phục hậu quả;
c) Phạm tội trong trường hợp vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng;
d) Phạm tội trong trường hợp vượt quá yêu cầu của tình thế cấp thiết;
đ) Phạm tội trong trường hợp bị kích động về tinh thần do hành vi trái pháp luật của người bị hại hoặc người khác gây ra;
e) Phạm tội vì hoàn cảnh đặc biệt khó khăn mà không phải do mình tự gây ra;
g) Phạm tội nhưng chưa gây thiệt hại hoặc gây thiệt hại không lớn;
h) Phạm tội lần đầu và thuộc trường hợp ít nghiêm trọng;
i) Phạm tội vì bị người khác đe doạ, cưỡng bức;
k) Phạm tội do lạc hậu;
l) Người phạm tội là phụ nữ có thai;
m) Người phạm tội là người già;
n) Người phạm tội là người có bệnh bị hạn chế khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình;
o) Người phạm tội tự thú;
p) Người phạm tội thành khẩn khai báo, ăn năn hối cải;
q) Người phạm tội tích cực giúp đỡ các cơ quan có trách nhiệm phát hiện, điều tra tội phạm;
r) Người phạm tội đã lập công chuộc tội;
s) Người phạm tội là người có thành tích xuất sắc trong sản xuất, chiến đấu, học tập hoặc công tác.”
Đối với trường hợp của bạn, nếu bạn có ít nhất 2 tình tiết giảm nhẹ theo quy định tại Khoản 1 Điều 46 Bộ luật hình sự thì theo Điều 47 Bộ luật hình sự, bạn có thể được giảm nhẹ tội, theo đó “Toà án có thể quyết định một hình phạt dưới mức thấp nhất của khung hình phạt mà điều luật đã quy định nhưng phải trong khung hình phạt liền kề nhẹ hơn của điều luật; trong trường hợp điều luật chỉ có một khung hình phạt hoặc khung hình phạt đó là khung hình phạt nhẹ nhất của điều luật, thì Toà án có thể quyết định một hình phạt dưới mức thấp nhất của khung hoặc chuyển sang một hình phạt khác thuộc loại nhẹ hơn. Lý do của việc giảm nhẹ phải được ghi rõ trong bản án.”
4. Làm thế nào để giảm nhẹ hình phạt khi phạm tội trộm cắp tài sản?
Tóm tắt câu hỏi:
Kính chào luật sư! Tôi có vấn đề mong luật sư tư vấn giúp tôi: Tôi lấy trộm 5 chiếc điện thoại của một công ty với trị giá 30 triệu đồng. Khi bị phát hiện, tôi đã trả lại 5 chiếc điện thoại cho công ty và đã xin lỗi công ty. Nhưng công ty đang hoàn tất hồ sơ để đưa tôi ra công an. Tôi chưa có một án tích nào. Vậy cho tôi hỏi, hình phạt mà tôi phải nhận là bao nhiêu năm tù? Có cách nào để giảm nhẹ hình phạt không? Cảm ơn luật sư nhiều!
Luật sư tư vấn:
Theo thông tin bạn cung cấp, bạn đã lấy trộm của công ty bán điện thoại với tổng trị giá là 30 triệu đồng. Bạn đã trả lại và đã xin lỗi công ty. Tuy nhiên, phía công ty đang hoàn tất hồ sơ để đưa bạn ra cơ quan điều tra.
Theo khoản 1 Điều 138 Bộ luật hình sự sửa đổi, bổ sung năm 2009 quy định như sau:
“1. Người nào trộm cắp tài sản của người khác có giá trị từ hai triệu đồng đến dưới năm mươi triệu đồng hoặc dưới hai triệu đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi chiếm đoạt hoặc đã bị kết án về tội chiếm đoạt tài sản, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm:
a) Có tổ chức;
b) Có tính chất chuyên nghiệp;
c) Tái phạm nguy hiểm;
d) Dùng thủ đoạn xảo quyệt, nguy hiểm;
đ) Hành hung để tẩu thoát;
e) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm mươi triệu đồng đến dưới hai trăm triệu đồng;
g) Gây hậu quả nghiêm trọng.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm:
a) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ hai trăm triệu đồng đến dưới năm trăm triệu đồng;
b) Gây hậu quả rất nghiêm trọng.
4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm hoặc tù chung thân:
a) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm trăm triệu đồng trở lên;
b) Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.
5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng”.
Như vậy, trong trường hợp của bạn, bạn thuộc vào khoản 1 Điều 138 Bộ luật hình sự sửa đổi, bổ sung năm 2009. Mức cao nhất của khung hình phạt là 3 năm tù.
Theo Điều 46 Bộ luật hình sự quy định các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự:
“1. Các tình tiết sau đây là tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự:
a) Người phạm tội đã ngăn chặn, làm giảm bớt tác hại của tội phạm;
b) Người phạm tội tự nguyện sửa chữa, bồi thường thiệt hại, khắc phục hậu quả;
c) Phạm tội trong trường hợp vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng;
d) Phạm tội trong trường hợp vượt quá yêu cầu của tình thế cấp thiết;
đ) Phạm tội trong trường hợp bị kích động về tinh thần do hành vi trái pháp luật của người bị hại hoặc người khác gây ra;
e) Phạm tội vì hoàn cảnh đặc biệt khó khăn mà không phải do mình tự gây ra;
g) Phạm tội nhưng chưa gây thiệt hại hoặc gây thiệt hại không lớn;
h) Phạm tội lần đầu và thuộc trường hợp ít nghiêm trọng;
i) Phạm tội vì bị người khác đe doạ, cưỡng bức;
k) Phạm tội do lạc hậu;
l) Người phạm tội là phụ nữ có thai;
m) Người phạm tội là người già;
n) Người phạm tội là người có bệnh bị hạn chế khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình;
o) Người phạm tội tự thú;
p) Người phạm tội thành khẩn khai báo, ăn năn hối cải;
q) Người phạm tội tích cực giúp đỡ các cơ quan có trách nhiệm phát hiện, điều tra tội phạm;
r) Người phạm tội đã lập công chuộc tội;
s) Người phạm tội là người có thành tích xuất sắc trong sản xuất, chiến đấu, học tập hoặc công tác.
2. Khi quyết định hình phạt, Toà án còn có thể coi các tình tiết khác là tình tiết giảm nhẹ, nhưng phải ghi rõ trong bản án.
3. Các tình tiết giảm nhẹ đã được Bộ luật hình sự quy định là dấu hiệu định tội hoặc định khung thì không được coi là tình tiết giảm nhẹ trong khi quyết định hình phạt”.
Trong trường hợp của bạn, nếu bạn có một trong các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự như thành khẩn khai báo, ăn năn hối cải…, Tòa án sẽ xem xét và có khung hình phạt phù hợp nhất cho bạn.
5. Hành vi trộm cắp tài sản và trách nhiệm đối với hành vi trộm cắp tài sản
Tóm tắt câu hỏi:
Ông Nguyễn Văn T cần số tiền là 50 triệu đồng để mở cửa hàng kinh doanh tạp hóa nên tới nhà hàng xóm là ông Trần để vay mượn. Do không có kinh nghiệm trong làm ăn nên ông Nguyễn Văn T thua lỗ và không có đủ tiền trả cho ông Trần như đúng cam kết trong giấy vay nợ. Hoảng sợ trước việc bị đòi nợ gay gắt nên ông T đã tiến hành trộm tài sản là chiếc xe máy của bà H trị giá 24 triệu đồng. Xác định cấu thành của sự việc trên?
Luật sư tư vấn:
Điều 466 Bộ Luật dân sự 2015 quy định nghĩa vụ trả nợ của bên vay như sau:
“Điều 466. Nghĩa vụ trả nợ của bên vay
1. Bên vay tài sản là tiền thì phải trả đủ tiền khi đến hạn; nếu tài sản là vật thì phải trả vật cùng loại đúng số lượng, chất lượng, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
2. Trường hợp bên vay không thể trả vật thì có thể trả bằng tiền theo trị giá của vật đã vay tại địa điểm và thời điểm trả nợ, nếu được bên cho vay đồng ý.
3. Địa điểm trả nợ là nơi cư trú hoặc nơi đặt trụ sở của bên cho vay, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
4. Trường hợp vay không có lãi mà khi đến hạn bên vay không trả nợ hoặc trả không đầy đủ thì bên cho vay có quyền yêu cầu trả tiền lãi với mức lãi suất theo quy định tại khoản 2 Điều 468 của Bộ luật này trên số tiền chậm trả tương ứng với thời gian chậm trả, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác.
5. Trường hợp vay có lãi mà khi đến hạn bên vay không trả hoặc trả không đầy đủ thì bên vay phải trả lãi như sau:
a) Lãi trên nợ gốc theo lãi suất thỏa thuận trong hợp đồng tương ứng với thời hạn vay mà đến hạn chưa trả; trường hợp chậm trả thì còn phải trả lãi theo mức lãi suất quy định tại khoản 2 Điều 468 của Bộ luật này;
b) Lãi trên nợ gốc quá hạn chưa trả bằng 150% lãi suất vay theo hợp đồng tương ứng với thời gian chậm trả, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.”
Theo đó, ông T đến hạn mà không trả đủ khi đến hạn thì căn cứ khoản 4 hoặc 5 Điều này mà phải trả thêm mức lãi suất ứng với số tiền chậm trả và thời gian chậm trả. Hành vi trộm cắp tài sản của ông T cấu thành tội trộm cắp tài sản theo Điều 138 Bộ luật hình sự sửa đổi 2009:
Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài:1900.6568
“Điều 138. Tội trộm cắp tài sản
1. Người nào trộm cắp tài sản của người khác có giá trị từ hai triệu đồng đến dưới năm mươi triệu đồng hoặc dưới hai triệu đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi chiếm đoạt hoặc đã bị kết án về tội chiếm đoạt tài sản, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm:
a) Có tổ chức;
b) Có tính chất chuyên nghiệp;
c) Tái phạm nguy hiểm;
d) Dùng thủ đoạn xảo quyệt, nguy hiểm;
đ) Hành hung để tẩu thoát;
e) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm mươi triệu đồng đến dưới hai trăm triệu đồng;
g) Gây hậu quả nghiêm trọng.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm:
a) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ hai trăm triệu đồng đến dưới năm trăm triệu đồng;
b) Gây hậu quả rất nghiêm trọng.
4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm hoặc tù chung thân:
a) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm trăm triệu đồng trở lên;
b) Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.
5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng.”
Cấu thành tội phạm của tội trộm cắp tài sản bao gồm 4 yếu tố như sau:
– Khách thể của tội phạm: quan hệ sở hữu chiếc xe của bà H được pháp luật bảo vệ ,bị ông T xâm hại, chiếm đoạt một cách trái pháp luật. Đặc trưng của tội trộm cắp là ông T có hành vi lén lút, không cho phép bà H biết có hành vi chiếm đoạt khi hành vi xảy ra.
– Mặt khách quan của tội phạm là những biểu hiện của bên ngoài tội phạm: hành vi của ông T xâm hại về quan hệ sở hữu chiếc xe của bà H, hậu quả là gây thiệt hại về tài sản cho bà H giá trị từ 2 triệu đồng trở lên.
– Mặt chủ quan của tội phạm là những biểu hiện bên trong của tội phạm: là thái độ tâm lý của ông T là cố ý chiếm đoạt tài sản, động cơ là do làm ăn thua lỗ và mục đích là để trả nợ cho ông Trần.
– Chủ thể của tội phạm: Ông T (đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự theo Điều 12 “Bộ luật hình sự 2015”) phải là người có đủ năng lực trách nhiệm hình sự.