Luật sư giúp tôi giải đáp thắc mắc sau: những khó khăn khi áp dụng Luật phá sản đối với các tổ chức tín dụng ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay? Xin cảm ơn!
Tóm tắt câu hỏi:
Luật sư giúp tôi giải đáp thắc mắc sau: những khó khăn khi áp dụng Luật phá sản đối với các tổ chức tín dụng ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay? Xin cảm ơn!
Luật sư tư vấn:
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
Luật Phá sản 2014 đã chính thức quy định về việc phá sản các tổ chức tín dụng trong một chương riêng (chương VIII). Tuy nhiên, việc áp dụng pháp luật phá sản đối với các tổ chức tín dụng ở Việt Nam hiện nay vẫn gặp rất nhiều khó khăn. Cụ thể như sau:
Một là, việc thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản:
Điều 99, Luật Phá sản 2014 quy định: “Tòa án nhân dân thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản tổ chức tín dụng khi đã có văn bản chấm dứt kiểm soát đặc biệt hoặc văn bản chấm dứt áp dụng hoặc không áp dụng biện pháp phục hồi khả năng thanh toán của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam mà tổ chức tín dụng vẫn mất khả năng thanh toán”.
Như vậy, các tổ chức tín dụng cho dù lâm vào tình trạng phá sản vẫn bắt buộc phải qua thủ tục kiểm soát đặc biệt, mà Tòa án chưa thể ngay lập tức thụ lý. Với thủ tục kiểm soát đặc biệt này, cùng với chính sách hiện hành của Nhà nước, thì việc các ngân hàng được phục hồi hoạt động kinh doanh là rất lớn. Bởi vì tín dụng là một lĩnh vực nhạy cảm, sự phá sản của một tổ chức tín dụng dễ làm mất niềm tin của khách hàng, dẫn đến việc rút tiền hàng loạt của các khách hàng gửi tiền, kéo theo sự sụp đổ dây chuyền của cả một hệ thống ngân hàng và ảnh hưởng nghiêm trọng đến nền tài chính quốc gia. Như vậy, vì quyền lợi của người gửi tiền, cũng như sự ổn định và an toàn của cả nền tài chính, khi tổ chức tín dụng gặp khó khăn, thua lỗ Ngân hàng Nhà nước đã và vẫn đang sử dụng biện pháp chính để xử lý các tổ chức tín dụng yếu kém như yêu cầu tự tái cấu trúc; thực hiện hợp nhất, sáp nhập, mua lại tự nguyện hoặc bắt buộc. Nếu không có sự chấp thuận của Ngân hàng Nhà nước bằng các văn bản như: văn bản chấm dứt kiểm soát đặc biệt hoặc văn bản chấm dứt áp dụng hoặc không áp dụng biện pháp phục hồi khả năng thanh toán, thì các tổ chức tín dụng không thể phá sản.
>>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.6568
Hai là, quyền, nghĩa vụ nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản:
Điều 98, Luật Phá sản 2014 quy định các đối tượng được nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản, trong đó có các chủ nợ, tức là những người gửi tiền vào tổ chức tín dụng. Với thông lệ hiện hành, việc phá sản tổ chức tín dụng là rất khó xảy ra, nên khách hàng luôn tin tưởng rằng mình sẽ không bị mất tiền gửi, mà luôn chờ đợi các tổ chức tín dụng được tái cơ cấu. Vì vậy, việc người gửi tiền sử dụng quyền của chủ nợ để yêu cầu Tòa án tuyên bố phá sản tổ chức tín dụng gần như không xảy ra.
Một đối tượng nữa được quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản tổ chức tín dụng đó là người lao động, công đoàn cơ sở, công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở ở những nơi chưa thành lập công đoàn cơ sở khi hết thời hạn 03 tháng kể từ ngày phải thực hiện nghĩa vụ trả lương, các khoản nợ khác đến hạn đối với người lao động mà tổ chức tín dụng không thực hiện nghĩa vụ thanh toán. Tuy nhiên, khi tổ chức tín dụng phá sản thì người lao động sẽ rơi vào tình trạng thất nghiệp, không có việc làm. Vì vậy, đối tượng này cũng gần như không sử dụng quyền của mình để đưa các tổ chức tín dụng đến thủ tục phá sản.
Hy vọng rằng sự tư vấn của chúng tôi sẽ giúp bạn lựa chọn phương án thích hợp nhất để giải quyết những vướng mắc của bạn. Nếu còn bất cứ thắc mắc gì liên quan đến sự việc bạn có thể liên hệ Tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến 24/7 của Luật sư: 1900.6568 để được giải đáp.