Các điều kiện phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại do xâm phạm sức khỏe, tính mạng. Hành vi trái pháp luật, lỗi của người gây thiệt hại và mối quan hệ nhân quả.
Điều kiện phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại do xâm phạm sức khỏe, tính mạng là những yếu tố, những cơ sở để xác định trách nhiệm bồi thường, người phải bồi thường, người được bồi thường và mức độ bồi thường. Các điều kiện phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại do xâm phạm sức khỏe, tính mạng phải được xem xét trong mối quan hệ biện chứng, thống nhất và đầy đủ.
Với bản chất là một loại trách nhiệm pháp lý, trách nhiệm bồi thường thiệt hại do xâm phạm sức khỏe, tính mạng chỉ phát sinh khi thỏa mãn đầy đủ các quy định của pháp luật.
Trước đây, theo quy định của
Nhưng đến
Chúng ta đã biết, lỗi là trạng thái tâm lý của người có hành vi gây thiệt hại, phản ánh nhận thức của người đó đối với hành vi và hậu quả của hành vi mà họ thực hiện. Bao gồm hai hình thức lỗi là lỗi cố ý và lỗi vô ý.
Lỗi cố ý: Một người bị coi là lỗi cố ý nếu họ nhận thức rõ hành vi của mình sẽ gây thiệt hại cho người khác mà vẫn thực hiện hành vi đó. Nếu người này mong muốn thiệt hại xảy ra từ việc thực hiện hành vi thì lỗi của họ là lỗi cố ý trực tiếp. Nếu họ không mong muốn thiệt hại xảy ra nhưng vẫn để mặc cho thiệt hại xảy ra thì là lỗi cố ý gián tiếp.
Lỗi vô ý: Vô ý gây thiệt hại là trường hợp một người dù không thấy trước hành vi của mình có khả năng gây thiệt hại, mặc dù phải biết hoặc có thể biết trước thiệt hại, nhưng cho rằng thiệt hại sẽ không xảy ra hoặc có thể ngăn chặn được.
Như vậy, lỗi là yếu tố gắn liền với hành vi gây thiệt hại trái pháp luật của con người. Một hành vi bị coi là là có lỗi nếu người thực hiện hành vi đó có khả năng nhận thức và làm chủ hành vi. Tức là lỗi không thể tồn tại ngoài hành vi có ý thức của con người. Do đó, trong các trường hợp như bồi thường thiệt hại do người của pháp nhân gây ra, hay bồi thường thiệt hại do người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi gây thiệt hại thì pháp nhân hoặc người giám hộ vẫn phải chịu trách nhiệm dù không có lỗi. Chính vì vậy lỗi không còn là một trong những yếu tố phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng nói chung và trách nhiệm bồi thường thiệt hại do xâm phạm tính mạng, sức khỏe nói riêng. Điều này được cho là sự thay đổi hợp lý của BLDS năm 2015.
Như vậy, căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng theo quy định của pháp luật hiện nay gồm ba căn cứ bắt buộc sau đây:
Một là, phải có thiệt hại xảy ra. Thiệt hại là một yếu tố cấu thành trách nhiệm BTTH ngoài hợp đồng. Trách nhiệm BTTH do xâm phạm sức khỏe, tính mạng chỉ phát sinh khi có sự thiệt hại về sức khỏe hoặc tính mạng. Trong đó có thể bao gồm thiệt hại về vật chất có thể tính toán được thành một số tiền nhất định như chi phí cứu chữa, phục hồi chức năng bị mất,….và thiệt hại về tinh thần được hiểu là do sức khỏe, tính mạng bị xâm phạm mà người bị thiệt hại phải chịu đau thương, buồn phiền, mất mát về tình cảm và cần phải được bồi thường một khoản tiền bù đắp tổn thất mà họ phải chịu.
Hai là, hành vi gây thiệt hại là hành vi trái pháp luật. Hành vi trái pháp luật trong trách nhiệm dân sự là những xử sự cụ thể của chủ thể được thể hiện thông qua hành động hoặc không hành động xâm phạm đến lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của người khác, bao gồm: làm những việc mà pháp luật cấm, không làm những việc mà pháp luật buộc phải làm, thực hiện vượt quá giới hạn pháp luật cho phép hoặc thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ mà pháp luật quy định.
Ba là, có mối quan hệ nhân quả giữa hành vi trái pháp luật và thiệt hại xảy ra. Thiệt hại xảy ra phải là kết quả tất yếu của hành vi trái pháp luật và ngược lại hành vi trái pháp luật là nguyên nhân gây ra thiệt hại. Hành vi trái pháp luật sẽ là nguyên nhân của thiệt hại nếu giữa hành vi đó và thiệt hại có mối quan hệ tất yếu có tính quy luật chứ không phải ngẫu nhiên. Thiệt hại sẽ là kết quả tất yếu của hành vi nếu trong bản thân hành vi cùng với những điều kiện cụ thể khi xảy ra chứa đựng một khả năng thực tế làm phát sinh thiệt hại.
Mục lục bài viết
1. Phải có thiệt hại xảy ra:
Thiệt hại theo nghĩa thông thường được hiểu là “mất mát, hư hỏng nặng nề về người và của”bị mất mát về của cải, vật chất hoặc tinh thần”. Trong pháp luật của nhiều quốc gia đều đưa ra quan điểm “Thiệt hại là tổn thất về tính mạng, sức khỏe, danh dự, uy tín, tài sản của cá nhân, tổ chức được pháp luật bảo vệ”. Theo giáo trình Luật dân sự 2 của Trường Đại học Luật Hà Nội: “ thiệt hại là những tổn thất thực tế được tính thành tiền do việc xâm phạm đến sức khỏe, tính mạng, cá nhân”.
Thiệt hại là một yếu tố cấu thành trách nhiệm BTTH ngoài hợp đồng. Trách nhiệm BTTH chỉ phát sinh khi có sự thiệt hại về sức khỏe, tính mạng. Thiệt hại về sức khỏe và tính mạng là những tổn thất thực tế được tính thành tiền, do việc xâm phạm đến sức khỏe, tính mạng của cá nhân. Thiệt hại về sức khỏe, tính mạng làm phát sinh thiệt hại về vật chất bao gồm chi phí cứu chữa, bồi thường, chăm sóc, phục hồi chức năng bị mất, thu nhập thực tế bị mất, bị giảm sút do bị ảnh hưởng tới sức khỏe, tính mạng,… chi phí bù đắp tổn thất về tinh thần.
Cụ thể theo quy định tại Điều 590
+ Chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, phục hồi sức khoẻ và chức năng bị mất, bị giảm sút của người bị thiệt hại.
+Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút của người bị thiệt hại. (Nếu thu nhập thực tế của người bị thiệt hại không ổn định và không thể xác định được thì áp dụng mức thu nhập trung bình của lao động cùng loại).
+ Chi phí hợp lý và phần thu nhập thực tế bị mất của người chăm sóc người bị thiệt hại trong thời gian điều trị. (Nếu người bị thiệt hại mất khả năng lao động và cần phải có người thường xuyên chăm sóc thì thiệt hại bao gồm cả chi phí hợp lý cho việc chăm sóc người bị thiệt hại).
+ Chi phí bù đắp tổn thất về tinh thần.
Thiệt hại về tính mạng bao gồm:
+ Chi phí hợp lý cho việc mai táng.
+ Tiền cấp dưỡng cho những người mà người bị thiệt hại có nghĩa vụ cấp dưỡng.
– Thiệt hại về tinh thần do bị tổn thất về cơ thể con người mà người bị thiệt hại phải gánh chịu, chi phí bù đắp sự đau thương, mất mát cho thân nhân người chết. Tiền bù đắp tổn thất về tinh thần cho những người thân thích thuộc hàng thừa kế thứ nhất của người bị thiệt hại. Hàng thừa kế thứ nhất của người bị thiệt hại bao gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người bị thiệt hại. (Nếu không có những người này thì này thì người mà người bị thiệt hại đã trực tiếp nuôi dưỡng, người đã trực tiếp nuôi dưỡng người bị thiệt hại được hưởng khoản tiền này. Mức bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên thỏa thuận; nếu không thoả thuận được thì mức tối đa cho một người có tính mạng bị xâm phạm không quá một trăm lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định (từ ngày 01/07/2019 là 1.490.000 đồng/tháng).
2. Hành vi gây thiệt hại phải là hành vi trái pháp luật:
Quy định về điều kiện phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại do xâm phạm sức khỏe, tính mạng không dựa trên cơ sở lỗi như trong quy định của Bộ luật dân sự năm 2005 mà được trú trọng hơn đến hành vi gây thiệt hại. Sự thay đổi trong hướng tiếp cận nêu trên là rất hợp lý vì lỗi luôn gắn với hành vi trái pháp luật và lỗi không thể tồn tại ngoài hành vi trái pháp luật của một chủ thể. Hơn nữa, lỗi trong trách nhiệm dân sự nói chung và trách nhiệm bồi thường thiệt hại về sức khỏe, tính mạng nói riêng là lỗi suy đoán. Như vậy không cần phải chứng minh lỗi, mà chỉ cần chứng minh hành vi gây thiệt hại là hành vi trái pháp luật là đủ. Người bị thiệt hại không có nghĩa vụ chứng minh lỗi của bên gây thiệt hại. Theo đó người nào có hành vi xâm phạm sức khỏe, tính mạng của người khác thì phải bồi thường.
Hành vi trái pháp luật là những xử sự cụ thể của con người được thể hiện thông qua hành động hoặc không hành động trái với các quy định của pháp luật xâm phạm đến sức khỏe, tính mạng của người khác, được biểu hiện dưới các dạng: Làm một việc mà pháp luật cấm, không làm một việc mà pháp luật buộc phải làm và làm một việc vượt quá giới hạn pháp luật cho phép. Hành vi trái pháp luật có thể tác động trực tiếp vào đối tượng bị thiệt hại hoặc cũng có thể tác động gián tiếp thông qua tài sản gây thiệt hại cho cá nhân. Không làm một việc mà pháp luật buộc phải làm là một hình thức của hành vi gây thiệt hại trái pháp luật, làm biến đổi trạng thái bình thường của đối tượng tác động mặc dù có thể thấy rõ rằng cần phải làm và có đủ điều kiện để thực hiện những vẫn không thực hiện. Làm một việc vượt quá giới hạn pháp luật cho phép là hành vi mà vượt quá giới hạn cần thiết để ngăn chặn một việc nào đó xảy ra, ví dụ như vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng.
Quyền được bảo vệ sức khỏe, tính mạng là một trong những quyền tuyệt đối của mọi công dân, tổ chức. Mọi người phải tôn trọng quyền đó của chủ thể khác, không được thực hiện bất cứ hành vi nào “xâm phạm” đến các quyền đó.
Tuy nhiên không phải mọi hành vi gây thiệt hại đến sức khỏe, tính mạng của người khác đều là hành vi trái pháp luật. Có những hành vi gây thiệt hại đến sức khỏe và tính mạng nhưng lại là hành vi hợp pháp nếu người thực hiện hành vi đó theo nghĩa vụ mà pháp luật hoặc nghề nghiệp buộc phải thực hiện hành vi đó ví dụ như bác sĩ cắt bỏ chân đã bị hoại tử của bệnh nhân để bảo toàn tính mạng cho nạn nhân,… Trong trường hợp này người có hành vi gây thiệt hại đến tính mạng và sức khỏe của người khác nhưng không phải bồi thường.
Sức khỏe, tính mạng của con người là vô giá không thể tính thành tiền, do vậy bồi thường thiệt hại ở đây không phải là bồi thường về sức khỏe, tính mạng mà nó là những bù đắp tổn thất về vật chất, cụ thể là những chi phí cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, chăm sóc, phục hồi chức năng cho bên bị thiệt hại hoặc những chi phí cần thiết khác.
3. Phải có mối quan hệ nhân quả giữa hành vi trái pháp luật và thiệt hại thực tế xảy ra:
Thiệt hại xảy ra phải là kết quả tất yếu của hành vi trái pháp luật và ngược lại hành vi trái pháp luật là nguyên nhân gây ra thiệt hại. Hành vi trái pháp luật sẽ là nguyên nhân của thiệt hại nếu giữa hành vi đó và thiệt hại có mối quan hệ tất yếu có tính quy luật chứ không phải ngẫu nhiên. Thiệt hại sẽ là kết quả tất yếu của hành vi nếu trong bản thân hành vi cùng với những điều kiện cụ thể khi xảy ra chứa đựng một khả năng thực tế làm phát sinh thiệt hại. Điều này được quy định tại Điều 609 Bộ luật Dân sự dưới dạng: “Người nào… xâm phạm… mà gây thiệt hại… thì phải bồi thường”. Thiệt hại xảy ra phải đúng là kết quả tất yếu của hành vi gây thiệt hại trái pháp luật và ngược lại, nếu không có hành vi thì kết quả sẽ không xảy đến.
Tuy nhiên, việc xác định mối quan hệ nhân quả giữa hành vi trái pháp luật và thiệt hại xảy ra trong nhiều trường hợp rất khó khăn. Do đó cần phải xem xét, phân tích, đánh giá tất cả các sự kiện liên quan một cách thận trọng, khách quan và toàn diện. Từ đó mới có thể rút ra được kết luận chính xác về nguyên nhân, xác định đúng trách nhiệm của người gây thiệt hại.