Đặc điểm trách nhiệm dân sự đối với hành vi xâm phạm quyền về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình. Điều kiện phát sinh trách nhiệm dân sự của người có hành vi xâm phạm quyền riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình
Mục lục bài viết
- 1 1. Điều kiện phát sinh trách nhiệm dân sự của người có hành vi xâm phạm quyền riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình:
- 1.1 1.1. Có hành vi trái pháp luật:
- 1.2 1.2. Có thiệt hại về lợi ích tinh thần:
- 1.3 1.3. Có mối quan hệ nhân quả giữa hành vi xâm phạm quyền về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình và thiệt hại về vật chất, về tinh thần cho người bị thiệt hại:
- 1.4 1.4. Yếu tố lỗi của người có hành vi xâm phạm đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình:
- 2 2. Đặc điểm trách nhiệm dân sự đối với hành vi xâm phạm quyền về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình:
1. Điều kiện phát sinh trách nhiệm dân sự của người có hành vi xâm phạm quyền riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình:
1.1. Có hành vi trái pháp luật:
Các quyền nhân thân về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình là các quyền dân sự. Mọi cá nhân có năng lực pháp luật dân sự ngang nhau, do các quyền nhân thân này được pháp luật bảo vệ theo cơ chế pháp luật. Các quyền nhân thân về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình bất khả xâm phạm. Hành vi xâm phạm đến các quyền nhân thân này là hành vi trái pháp luật. Người có hành vi xâm phạm các quyền nhân thân của cá nhân trái pháp luật phải chịu trách nhiệm dân sự như xin lỗi, cải chính, bồi thường thiệt hại và căn cứ vào hành vi gây thiệt hại và nếu động cơ của chủ thể gây thiệt hại, mức độ thiệt hại là nghiêm trọng thì người gây thiệt hại có hành vi trái pháp luật có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
1.2. Có thiệt hại về lợi ích tinh thần:
Những thiệt hại về quyền nhân thân do hành vi trái pháp luật gây ra được xác định là hành vi làm tổn thất về tinh thần cho cá nhân, gia đình công dẫn xác định được, người gây thiệt hại có trách nhiệm bồi thường thiệt hại về tinh thần cho người bị thiệt hại. Những khoản bồi thường thiệt hại do quyền nhân thân bị xâm phạm là bồi thường thiệt hại về vật chất và bồi thường thiệt hại về tinh thần theo quy định của pháp luật.
a) Bồi thường thiệt hại về tài sản: Thiệt hại về danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm bao gồm: Chi phí hợp lý để hạn chế, khắc phục thiệt hại; thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút; thiệt hại khác do luật định.
b) Bồi thường tổn thất về tinh thần: Người có hành vi trái pháp luật xâm phạm các quyền nhân thân về danh dự, uy tín, nhân phẩm của cá nhân ngoài khoản bồi thường thiệt hại về tài sản xác định được, còn có trách nhiệm bồi thường khoản tiền bù đắp tổn thất về tinh thần mà người có quyền nhân thân bị xâm phạm gánh chịu. Mức bồi thường do tổn thất về tinh thần có thể do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì sẽ được áp dụng theo quy định của pháp luật.
1.3. Có mối quan hệ nhân quả giữa hành vi xâm phạm quyền về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình và thiệt hại về vật chất, về tinh thần cho người bị thiệt hại:
Quan hệ này là mối quan hệ phổ biến, quan hệ biện chứng giữa hành vi gây thiệt hại xảy ra. Hành vi gây thiệt hại về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình là nguyên nhân của thiệt hại về vật chất và những tổn thất về tinh thần của người bị thiệt hại. Việc xác định mối quan hệ nhân quả này cần phải xác định các yếu tố là quyền riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình.
1.4. Yếu tố lỗi của người có hành vi xâm phạm đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình:
Lỗi có thể là vô ý hoặc cố ý. Cho dù người xâm phạm đến các quyền nhân thân này có lỗi do vô ý hoặc cố ý đều có trách nhiệm bồi thường. Người xâm phạm đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình có lỗi cố ý và có tính hệ thống thường xuyên còn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
Xác định hành vi xâm phạm đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình thỏa mãn 04 điều kiện trên thì người có hành vi trái pháp luật phải bồi thường cho người bị thiệt hại, tính chất của trách nhiệm bồi thường trong trường hợp này là trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng.
2. Đặc điểm trách nhiệm dân sự đối với hành vi xâm phạm quyền về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình:
Quyền về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình là quyền dân sự, là quyền nhân thân gắn với cá nhân bất khả xâm phạm và bất khả chuyển giao. Quyền về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình có các đặc điểm sau đây:
Về hành vi xâm phạm: Hành vi xâm phạm bí mật cá nhân, bí mật gia đình nhằm tác động đến các thông tin liên quan đến vấn đề trên. Còn hành vi xâm phạm đời sống riêng tư bao gồm các hành vi xâm phạm đến thông tin thuộc bí mật cá nhân, bí mật gia đình và các hành vi khác xâm phạm đến đời sống riêng tư. Về thời gian: Hành vi xâm phạm đời sống riêng tư vốn là những vấn đề gắn với cuộc sống của cá nhân nên được gắn với giai đoạn hiện tại. Việc minh thị các khái niệm trên sẽ tạo cơ sở cho việc xây dựng hành lang pháp lý bảo vệ quyền nhân thân liên quan đến đời sống riêng tư và bí mật gia đình, bí mật cá nhân được thể hiện đầy đủ và trọn vẹn từ hoạt động, nếp sinh hoạt đến các thông tin liên quan đến cá nhân, gia đình.
Quyền về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình: Cá nhân được bảo đảm và bảo vệ các thông tin thuộc về đời sống riêng tư, các thông tin được cấp riêng hoặc gắn với nhân thân cá nhân, các thông tin về gia đình, các thành viên trong gia đình khỏi sự xâm phạm của bất kỳ tổ chức, cá nhân nào, trừ trường hợp do pháp luật quy định, do cá nhân đó tự cung cấp hoặc việc tiết lộ, sử dụng thông tin về cá nhân, gia đình nhằm mục đích bảo vệ hoặc mang lại quyền lợi lớn hơn cho cá nhân đó. Việc tiết lộ, sử dụng thông tin phải đảm bảo tôn trọng và không xâm phạm quyền đối với đời sống riêng tư, bí mật cá nhân của tất cả các thành viên gia đình.
Về nhóm các hành vi xâm phạm quyền: Về phương pháp xác định các nhóm hành vi: Xuất phát từ tính đặc thù của nhóm quyền nhân thân, tiếp thu các quy định của pháp luật quốc tế và đặc thù của quyền nhân thân, khi quy định các hành vi xâm phạm, pháp luật Việt Nam cần kết hợp cả hai phương pháp liệt kê và tổng hợp, bao quát. Điều này đảm bảo hiệu quả trong công tác thực thi pháp luật khi xác định các hành vi xâm phạm cụ thể, đồng thời tránh bỏ sót các hành vi khác chưa được liệt kê. Tuy nhiên, quy định về các hành vi xâm phạm cần có sự thống nhất trong các ngành luật, vì hiện nay có một số ngành luật chuyên ngành quy định một số hành vi cụ thể như pháp
Về phân loại nhóm hành vi: Trên cơ sở các quyền về đời sống riêng tư và bí mật cá nhân, bí mật gia đình, pháp luật nên có sự phân định cụ thể trên cơ sở tách biệt hai nhóm quyền trên, cụ thể: (i) Các hành vi xâm phạm đời sống riêng tư: Bao gồm các hành vi xâm phạm, tiếp cận chỗ ở, nơi làm việc, cản trở, ngăn cấm cá nhân thực hiện các nếp sinh hoạt, thói quen, sở thích hợp pháp mà không được pháp luật cho phép hoặc cá nhân đó đồng ý; (ii) Các hành vi xâm phạm đến bí mật cá nhân, bí mật gia đình: Bao gồm các hành vi xâm phạm, tiếp cận, tiết lộ, sử dụng hoặc phát tán thông tin liên quan đến đời sống riêng tư, cá nhân, gia đình mà không được pháp luật cho phép hoặc cá nhân đó đồng ý (đăng tải trên internet, tiết lộ bằng lời, văn bản hoặc các phương tiện liên lạc điện tử, cung cấp thông tin về cá nhân hoặc gia đình cá nhân đó cho cá nhân, tổ chức khác…).
Việc bảo vệ đời sống riêng tư, bí mật gia đình, bí mật cá nhân được pháp
Việc cập nhật xu hướng phát triển của xã hội khiến cho các quy định về quyền đối với đời sống riêng tư, bí mật gia đình, bí mật cá nhân ngày càng có vị trí, vai trò thiết thực. Trong những năm gần đây, cùng với các cuộc cách mạng về công nghệ, hành vi xâm phạm bí mật cá nhân, đời sống riêng tư… ngày càng tinh vi. Mặt khác, nhu cầu “câu view”, “câu like” và ăn cắp thông tin cá nhân phục vụ cho nhiều mục đích đã đặt ra vấn đề cấp bách cần ngăn chặn. Trẻ em, đối tượng bị xâm phạm bí mật đời tư nhiều nhất đã có một đạo luật riêng để quy định về quyền trẻ em, trong đó có hướng dẫn cụ thể về quyền riêng tư.
Như vậy, pháp luật về bảo vệ quyền đối với đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình tập trung điều chỉnh các quan hệ xã hội về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình. Nó điều chỉnh các quan hệ phát sinh giữa các chủ thể là Nhà nước với cá nhân, cá nhân với cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp… trong mối quan hệ liên quan đến đời sống riêng tư, bí mật cả nhân, bí mật gia đình. Các quan hệ xã hội phát sinh giữa các chủ thể này diễn ra trong rất nhiều lĩnh vực khác nhau của đời sống như: dân sự, thương mại, y tế, giáo dục,… Pháp luật về bảo vệ quyền đối với bí mật cá nhân ghi nhận quyền của cá nhân đối với bí mật cá nhân của mình và nghĩa vụ, yêu cầu, trách nhiệm đối với các chủ thể. Nó còn đòi hỏi ghi nhận trách nhiệm bảo vệ quyền bí mật cá nhân từ phía nhà nước thông qua những quy định cụ thể và nghĩa vụ của các chủ thể. Mục đích điều chỉnh của pháp luật về bảo vệ quyền đối với bí mật cá nhân nhằm ngăn chặn những hành vi vi phạm pháp luật về bí mật cá nhân được pháp luật bảo vệ. Quy định của pháp luật về bảo vệ quyền đối với bí mật cá nhân là cơ sở để giải quyết tranh chấp phát sinh và xử lý vi phạm nhằm mục đích răn đe, giáo dục đối với các hành vi xâm phạm đến bí mật cá nhân một cách bất hợp pháp. Bên cạnh đó, pháp luật bảo vệ quyền đối với bí mật cá nhân còn có mục đích xây dựng, nâng cao ý thức tôn trọng pháp luật, tôn trọng và bảo vệ bí mật cá nhân của người khác.