Khi bị ốm, nên nghỉ phép năm hay nghỉ theo chế độ bảo hiểm có lợi? Thủ tục xin giấy nghỉ ốm hưởng bảo hiểm xã hội. Nguyên tắc cấp giấy nghỉ ốm hưởng bảo hiểm xã hội.
Ốm đau, bệnh tật ảnh hưởng không ít tới công việc, thu nhập của người lao động. Để có thêm tiền khám, chữa bệnh, nhiều lao động đã phân vân không biết nên nghỉ phép năm hay nghỉ chế độ bảo hiểm có lợi hơn. Để giải đáp thắc mắc về vấn đề khi nghỉ ốm, nên nghỉ phép năm hay nghỉ theo chế độ bảo hiểm có lợi hơn bài viết dưới đây của Luật Dương gia sẽ giúp cho bạn đọc giải đáp được những vướng mắc về vấn đề này
Cách tính mức hưởng chế độ ốm đau và nghỉ phép năm
- 1 1. Quy định pháp luật về nghỉ phép năm
- 2 2. Quy định về chế độ ốm đau theo quy định pháp luật
- 3 3. Quy định cấp giấy nghỉ ốm hưởng bảo hiểm xã hội
- 4 4. Thủ tục xin giấy nghỉ ốm hưởng bảo hiểm xã hội
- 5 5. Nguyên tắc cấp giấy nghỉ ốm hưởng bảo hiểm xã hội
- 6 6. Vậy khi bị ốm người lao động nên nghỉ phép năm hay nghỉ theo chế độ bảo hiểm có lợi?
1. Quy định pháp luật về nghỉ phép năm
Theo quy định tại Điều 113 Bộ luật Lao động năm 2019, người lao động có đủ 12 tháng làm việc cho một người sử dụng lao động thì được nghỉ phép năm:
– 12 ngày với người làm việc trong điều kiện bình thường;
– 14 ngày với người làm việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc ở nơi có điều kiện sinh sống khắc nghiệt; lao động chưa thành niên; người khuyết tật;
– 16 ngày với người làm việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc ở nơi có điều kiện sinh sống đặc biệt khắc nghiệt.
Riêng người lao động có thời gian làm việc dưới 12 tháng thì được nghỉ phép năm tính theo tỷ lệ tương ứng với số thời gian làm việc.
Điều đặc biệt tại quy định này đó là, trong những ngày nghỉ phép năm, người lao động sẽ được hưởng nguyên lương theo
Và như vậy, nếu bị ốm mà xin nghỉ phép, người lao động sẽ được hưởng 100% lương như những ngày đi làm.
2. Quy định về chế độ ốm đau theo quy định pháp luật
Điều 26 Luật bảo hiểm xã hội năm 2014 nêu rõ, thời gian nghỉ hưởng chế độ ốm đau tối đa trong 1 năm của người lao động như sau: Làm việc trong điều kiện bình thường: 30 ngày nếu đóng bảo hiểm xã hội dưới 15 năm; 40 ngày nếu đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 15 – 30 năm; 60 ngày nếu đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 30 năm trở lên.
Làm nghề hoặc công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số từ 0,7 trở lên: 40 ngày nếu đóng bảo hiểm xã hội dưới 15 năm; 50 ngày nếu đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 15 – 30 năm; 70 ngày nếu đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 30 năm trở lên. Lưu ý, thời gian nghỉ nêu trên không tính ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết và ngày nghỉ hàng tuần.
Trường hợp mắc bệnh cần chữa trị dài ngày theo danh mục bệnh do Bộ Y tế ban hành: 180 ngày tính cả ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần; Tối đa bằng thời gian đã đóng bảo hiểm xã hội nếu hết 180 ngày mà vẫn tiếp tục điều trị.
Trong thời gian nghỉ này, người lao động sẽ được cơ quan bảo hiểm xã hội chi trả chế độ với mức hưởng tính theo tháng bằng 75% mức tiền lương đóng bảo hiểm xã hội của tháng liền kề trước khi nghỉ việc (mức hưởng tính theo ngày bằng mức hưởng tính theo tháng chia cho 24).
Với người mắc bệnh cần chữa trị dài ngày đã hưởng hết 180 ngày theo quy định vẫn tiếp tục điều trị thì được hưởng: 65% mức tiền lương đóng bảo hiểm xã hội của tháng liền kề trước khi nghỉ việc nếu đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 30 năm trở lên; 55% mức tiền lương đóng bảo hiểm xã hội của tháng liền kề trước khi nghỉ việc nếu đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 15 – 30 năm; 50% mức tiền lương đóng bảo hiểm xã hội của tháng liền kề trước khi nghỉ việc nếu đóng bảo hiểm xã hội dưới 15 năm.
3. Quy định cấp giấy nghỉ ốm hưởng bảo hiểm xã hội
3.1. Về thẩm quyền cấp giấy chứng nhận nghỉ ốm hưởng bảo hiểm xã hội
Theo quy định tại khoản 1, điều 20 Thông tư 56/2017/TT-BYT về hướng dẫn
– Phải do cơ sở khám bệnh, chữa bênh đã được cấp giấy phép hoạt động. Người hành nghề tại cơ sở khám, chữa bệnh này được ký giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội theo sự phân công của người đứng đầu cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đó;
– Phải phù hợp với phạm vi hoạt động chuyên môn của cơ sở khám, chữa bệnh của nơi cấp giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt cấp phép;
– Việc cấp giấy chứng nhận phải phù hợp với tình trạng sức khỏe của người bệnh và hướng dẫn chuyên môn của Bộ y tế.
3.2. Quy định về thời gian cấp giấy chứng nhận nghỉ ốm hưởng bảo hiểm xã hội
Theo khoản 2, Điều 20 Thông tư 56/2017/TT-BYT hướng dẫn Luật bảo hiểm y tế và
Mỗi một lần khám người lao động sẽ chỉ được cấp một giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội. Nếu người bệnh cần nghỉ dài hơn thời gian 30 ngày thì khi hết hạn hoặc sắp hết thời hạn nghỉ ghi trên giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội, người bệnh phải đến tái khám để người hành nghề xem xét, quyết định.
Trường hợp người lao động trong cùng một thời gian được hai, ba chuyên khoa của các cơ sở khám, chữa bệnh khác nhau khám và cùng được cấp giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội thì chỉ được hưởng một trong những giấy chứng nhận có thời gian nghỉ dài nhất.
Trường hợp người lao động đi khám nhiều chuyên khoa trong cùng một ngày tại cùng một cơ sở khám, chữa bệnh thì chỉ được cấp một giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội.
Giấy chứng nhận nghỉ ốm hưởng bảo hiểm xã hội là căn cứ để xác định số ngày nghỉ việc của người lao động để chăm con ốm hoặc để điều trị ngoại trú do ốm đau, thai sản. Đồng thời làm căn cứ để tính trợ cấp bảo hiểm xã hội mà người lao động được hưởng theo quy định pháp luật.
Mẫu giấy nghỉ ốm hưởng bảo hiểm xã hội mới nhất hiện nay được quy định tại Phụ lục Thông tư 56/2017/TT – BYT hướng dẫn
4. Thủ tục xin giấy nghỉ ốm hưởng bảo hiểm xã hội
Trước tiên, cùng tìm hiểu về các điều kiện để hưởng chế độ ốm đau theo quy định tại Thông tư 59/2015/TT – Bộ lao động thương binh và xã hội quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật bảo hiểm xã hội về bảo hiểm xã hội bắt buộc, bao gồm:
– Người lao động bị ốm đau, tai nạn mà tai nạn đó không được xác định là tai nạn lao động hoặc điều trị thương tật, bệnh tật tái phát do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp phải nghỉ việc và có xác nhận của cơ sở khám, chữa bệnh có thẩm quyền theo quy định Bộ y tế;
– Người lao động phải nghỉ việc để chăm sóc con dưới 07 tuổi bị ốm đau và đồng thời phải có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền;
– Lao động nữ đi làm trước khi hết thời hạn nghỉ sinh con mà thuộc một trong các trường hợp quy định trên.
Nếu thuộc các trường hợp trên để tiến hành làm thủ tục hưởng chế độ ốm đau, người lao động cần chuẩn bị hồ sơ hưởng chế độ ốm đau theo quy định, như sau:
– Giấy ra viện đối với người lao động hoặc con của người lao động điều trị nội trú. Trường hợp người lao động hoặc con của người lao động điều trị ngoại trú phải có giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội (bản chính), trường hợp cả cha và mẹ đều nghỉ việc chăm con thì giấy chứng nhận nghỉ việc của một trong hai người là bản sao.
– Đối với trường hợp người lao động điều trị ngoại trú: Giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội theo mẫu quy định tại phụ lục 07, Thông tư 56/2017/TT-Bộ lao động thương binh và xã hội.
Như vậy, căn cứ vào quy định pháp luật hiện hành, trường hợp người lao động muốn xin giấy nghỉ ốm hưởng bảo hiểm xã hội đến cơ sở khám chữa bệnh đã được cấp phép hoạt động, cụ thể là nơi mà người lao động đã tiến hành khám bệnh, chữa bệnh để được thăm khám và được cấp giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội với thời gian nghỉ phù hợp với tình hình sức khỏe của người bệnh.
5. Nguyên tắc cấp giấy nghỉ ốm hưởng bảo hiểm xã hội
Khi xin giấy nghỉ ốm ở bệnh viện, bạn chỉ được cấp một giấy chứng nhận nghỉ việc cho 1 lần khám để hưởng bảo hiểm xã hội. Trường hợp, người bệnh cần nghỉ dài hơn 30 ngày thì khi hết hoặc sắp hết thời hạn nghỉ ghi trên giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội đã được cấp, người bệnh phải tiến hành tái khám để người hành nghề xem xét quyết định.
Căn cứ Điều 20, Thông tư 56/2017/TT-BYT của Bộ Y tế quy định chi tiết về nguyên tắc cấp giấy xin phép nghỉ ốm hay còn gọi là giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội như sau.
Việc cấp giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội phải đáp ứng các yêu cầu sau đây:
Do cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đã được cấp giấy phép hoạt động cấp. Người hành nghề làm việc tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh này được ký giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội theo phân công của người đứng đầu cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đó;
Phù hợp với phạm vi hoạt động chuyên môn của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh nơi cấp giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt;
Phù hợp với tình trạng sức khỏe của người bệnh và hướng dẫn chuyên môn của Bộ trưởng Bộ Y tế.
6. Vậy khi bị ốm người lao động nên nghỉ phép năm hay nghỉ theo chế độ bảo hiểm có lợi?
Như vậy, qua quy định theo pháp luật về chế độ nghỉ phép năm và chế độ nghỉ ốm ta có thể thấy, số tiền nghỉ ốm hưởng bảo hiểm xã hội sẽ thấp hơn so với số tiền nghỉ ốm theo chế độ nghỉ phép, nhưng bù lại, thời gian nghỉ dài hơn rất nhiều.
Khi nghỉ ốm đau theo chế độ bảo hiểm, ngoài việc được hưởng lương (mức thấp hơn so với lương của ngày làm việc bình thường), người lao động còn được giữ nguyên ngày phép năm.
Số ngày phép này có thể dự phòng cho những lý do khác như đi du lịch, bận việc riêng… Đặc biệt, chế độ này còn có ý nghĩa hơn đối với những lao động mắc bệnh cần chữa trị dài ngày.
Do đó, người lao động không nên vì cái lợi trước mắt là được nghỉ mà vẫn hưởng 100% lương để lạm dụng ngày phép khi bị ốm.