Thời kỳ hình thành phương thức sản xuất tư bản ở Tây Âu chia làm hai giai đoạn: Phục hưng và cận đại. Giai đoạn Phục hưng (thế kỷ XV và XVI) là giai đoạn bắt đầu hình thành phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa. Giai đoạn cận đại (thế kỷ XVII và XVIII) là giai đoạn hình thành các dân tộc, các quốc gia tư sản. Triết học thời kỳ này cũng chia làm hai giai đoạn:
Mục lục bài viết
1. Triết học Tây Âu thời Phục hưng:
1.1. Điều kiện ra đời của triết học Tây Âu thời Phục hưng:
Thời kỳ Phục hưng ở các nước Tây Âu bao gồm hai thế kỷ XV. XVI. Đây là thời kỳ khôi phục và phát triển những giá trị về con người và nền văn hóa Hy Lạp cổ đại sau thời kỳ trung cổ. Vào thời kỳ này, phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa bắt đầu hình thành, nhiều công cụ lao động được cải tiến và hoàn thiện, tạo điều kiện cho sản xuất lớn tư bản hình thành, dần dần thay thế nên kinh tế tự nhiên. Mặt khác, những phát kiến về địa lý của Crixtốp Côlông, Magienlăng, tạo điều kiện cho nền kinh tế thương mại phát triển. Về xã hội, sự phân hóa giai cấp ngày càng rõ, tầng lớp tư sản trong đẳng cấp bình dân của xã hội xuất hiện với vị trí chủ xưởng, chủ thợ, chủ thuyền buôn… Vai trò kinh tế, xã hội của tầng lớp này ngày càng tăng lên, mâu thuẫn giữa tầng lớp tư sản với giai cấp địa chủ phong kiến ngày càng phát triển. Văn hóa, khoa học và nghệ thuật phát triển. Các thành tựu của khoa học tự nhiên do Côpecních, Brunô, Galiễ phát triển đã đem lại vị trí mới của con người trong xã hội.
1.2. Một số nội dung triết học Tây Âu thời Phục hưng:
– Tư tưởng triết học về tự nhiên:
Triết học chính thức trong thời kỳ thế kỷ XV – XVII ở các nước Tây Âu vẫn là triết học kinh viện. Song sự ra đời nền văn hóa của chủ nghĩa nhân đạo, sự khôi phục di sản triết học Hy Lạp cổ đại, những thành tựu lớn trong khoa học tự nhiên đã tạo nên khuynh hướng phản kinh viện, làm cho triết học kinh viện không còn là tôi tớ của thần học nữa. Đóng vai trò to lớn nhất trong thời kỳ này là triết học tự nhiên.
Nicôlai Cudan (1401 – 1464) cho rằng trái đất không phải là trung tâm của vũ trụ mà trái đất chỉ là một vì sao chuyển động “giống như các ngôi sao khác”. Vũ trụ là vô tận. Trong triết học tự nhiên của ông, luận đề trùng nhau của các mặt đối lập là luận đề cơ bản. Ông coi tất cả các mặt đối lập: hữu hạn và vô hạn, nhỏ nhất và lớn nhất, đơn nhất và vô số… đều trùng nhau làm một trong Thượng đế. Yếu tố tích cực của luận đề này là phê phán tính hạn chế của những mặt đối lập có tính chất lý trí, sự đoán định trước khái niệm về các đại lượng, vô cùng bé… Becracdino Teledio (1508 – 1588) đã lên tiếng phê phán phương pháp tư biện của chủ nghĩa kinh viện, đồng thời kêu gọi hãy nghiên cứu giới tự nhiên bằng phương pháp thực nghiệm.
Ông coi vai trò của các giác quan là cội nguồn của sự hiểu biết. Khi giải thích tự nhiên, ông xuất phát từ chỗ cho rằng vật chất chứa đầy không gian cũng là một bản nguyên vĩnh viễn như Thượng đế. Paraxenxơ (1493 – 1541) cho rằng thế giới được xây dựng trên vật chất ban đầu đo Thượng đế tạo ra là một chỉnh thể tự phát triển. Con người với tư cách là một bộ phận của tự nhiên về nguyên tắc có thể nhận thức được tự nhiên. Ông coi tri thức kinh nghiệm là cơ sở của mọi nhận thức khoa học. Ông kêu gọi các nhà khoa học tập trung nghiên cứu giới tự nhiên, chứ không phải là các sách thánh, Nicolai Côpecnich (1473 – 1543) đã đề xuất quan niệm nhật tâm của hệ mặt trời, chấm dứt huyền thoại Ptômêlê, sau khi chứng minh trái đất quay quanh mặt trời.
Đó là một bước ngoặt trong sự hiểu biết về cấu trúc vũ trụ. Nhà thờ Thiên Chúa giáo thông qua Giáo hoàng Paolô II đã hoàn toàn phủ nhận phát kiến khoa học vĩ đại này. Ngược lại, Ph.Ăngghen cho rằng hành vi cách mạng là việc xuất bản tác phẩm bất hủ của Copecnich. Chính thành tựu đó đã thách thức quyền uy của Giáo hội trong các vấn đề của tự nhiên. Từ đó trở đi, khoa học tự nhiên mới bắt đầu được giải phóng khỏi thần học. Gioocđa Brurô(1548 – 1600) người Italia, chiến sĩ chống triết học kinh viện, người hăng hái tuyên truyền thế giới quan duy vật đã đồng nhất một cách triệt để Thượng đế vô hạn với giới tự nhiên, khẳng định tính vô hạn của giới tự nhiên. Ông ủng hộ thuyết Côpecních và ra sức cụ thể hóa ý nghĩa vật lý và thiên văn của học thuyết này, bổ sung những thiếu sót của nó….
Kết quả của tư tưởng triết học tự nhiên thời kỳ này trước hết là những phương pháp nghiên cứu tự nhiên bằng toán học thực nghiệm đã được khái quát về mặt triết học trong các tác phẩm của Galilê và một số tác giả khác, Thứ hai, việc giải thích hiện thực theo quan điểm quyết định luận đối lập với việc giải thích tự nhiên theo quan điểm mục đích luận của các nhà triết học kinh viện. Thứ ba, việc đề ra những định luật khoa học không dính dáng tới những yếu tố của thuyết nhân hình (Kêphơ trong thiên văn, Galilê trong cơ học). Kết quả ấy chứng minh sự phá sản của bức tranh kinh viện về thế giới của những phương pháp nhận thức tự nhiên của chủ nghĩa kinh viện. Mặc dù còn những hạn chế do điều kiện lịch sử, nhưng đường lối phát triển chung của triết học tự nhiên, chính là sự chiến thắng của thế giới quan duy vật.
– Tư tưởng triết học về con người
Thời kỳ Phục hưng như các nhà sử học đã gọi là thời kỳ đầu tiên phát hiện ra con người trong thế giới và cả một thế giới trong con người. Chính thời gian này ở Tây Âu sản sinh ra các thuyết triết học về nguồn gốc lịch sử, sự phát triển các mặt của con người, về chủ nghĩa nhân đạo, về thuyết giải phóng cá nhân ra khỏi các tín điều, các quy định của nhà thờ, của giáo huấn tôn giáo, của các đẳng cấp và tuyên bố bình đẳng của mọi người.
Với tính cách là một cuộc vận động tư tưởng, chủ nghĩa nhân đạo được hình thành trong thời kỳ Phục hưng (XV – XVI). Chủ nghĩa nhân đạo đặc trưng cho tư tưởng của giai cấp tư sản đấu tranh chống chế độ phong kiến và những quan điểm thần học thời trung cổ, có quan hệ chặt chẽ với những quan điểm duy vật tiến bộ. Chủ nghĩa nhân đạo tuyên bố tự do cá nhân con người, phản đối chủ nghĩa khổ hạnh tôn giáo, tán thành quyền của con người được hưởng lạc và thoả mạn những nhu cầu trần gian. Những người theo chủ nghĩa nhân đạo của thời kỳ này là Bôcatxô, Lêộna Đơ Vanhi, Brunô, Môngtenhd, Côpecních, Sếchxpia…
Chủ nghĩa cá nhân được hình thành với sự xuất hiện của chế độ tư hữu về tư liệu sản xuất và việc phân chia xã hội thành giai cấp. Trong thời kỳ hình thành quan hệ tư sản, những quan niệm của chủ nghĩa cá nhân đã đóng vai trò tích cực trong cuộc đấu tranh cho việc giải phóng cá nhân khỏi những xiềng xích của chủ nghĩa phong kiến, của Giáo hội. Chủ nghĩa cá nhân thời Phục hưng đã tham gia vào cuộc đấu tranh tư tưởng quyết liệt với chế độ đẳng cấp của xã hội, với cơ cấu cấp bậc của nhà thờ Thiên Chúa giáo. Cùng với tính chất chống đẳng cấp, chống nhà thờ, chủ nghĩa cá nhân còn có tính đạo đức. Tính đạo đức của nó sinh ra lòng nhiệt tình, dũng cảm như một tư cách đạo đức cá nhân. Tính đạo đức đã được thể hiện trong lời phát biểu rõ ràng, có sức nặng ở toà án tôn giáo của Gioócđanô Brunô. “Toàn nhân loại sẽ chiến thắng” còn tôi kiên định nói rằng: “các ngài cứ việc xử tôi theo ý muốn nhưng tôi không bao giờ chịu khuất phục trước tội ác và dối trá”.
– Tư tưởng triết học về chính trị và xã hội
Xuất phát từ những thay đổi to lớn về kinh tế – xã hội diễn ra trong thời kỳ Phục hưng nhiều quan điểm xã hội học được hình thành, đặc trưng cho quan điểm ấy là ở chỗ thời kỳ này người ta hiểu xã hội là tổng số những cá nhân riêng lẻ. Quan điểm ấy là kết quả của sự phản ánh chủ nghĩa cá nhân ở giai đoạn của lịch sử mới hình thành là chủ nghĩa cá nhân tư sản.
Trong thời kỳ Phục hưng đã có những thí nghiệm táo bạo trong việc xây dựng học thuyết về nhà nước không phụ thuộc vào nhà thờ, Nicôlô Makiaveli người Italia (1469 – 1527) đã đặt nền móng cho khoa học về nhà nước. phân tích chặt chẽ tâm lý của quyền lực, Quan niệm nhà nước của ông ra đời trên cơ sở tư duy lý luận, thực tiễn của tổ chức nhà nước Italia, từ các cuộc bút chiến với các nhà nhân đạo chủ nghĩa nửa đầu thế kỷ XV. Nếu nửa đầu thế kỷ XV chính trị như một bộ phận của văn hóa, không bị đạo đức tôn giáo chi phối thì từ giữa thế kỷ XV về sau, ông cho rằng chính trị đối lập và đứng trên tất cả mọi nền đạo đức.
Trong thời kỳ Phục hưng cũng đã xuất hiện những | học thuyết không tưởng trong đó người ta dựa vào Kinh thánh để đề ra yêu cầu xã hội hóa tài sản, có những phác họa đầu tiên bức tranh của một tổ chức xã hội cộng sản mang tính chất không tưởng (Muynxe, Mor, Campanenla).
2. Triết học Tây Âu thời cận đại (thế kỷ XVII-XVII:
2.1. Điều kiện ra đời triết học Tây Âu thời cận đại:
Khác với thời kỳ Phục hưng, thời cận đại thế kỷ XVII – XVIII ở các nước Tây Âu là thời kỳ giai cấp tư sản đã giành được thắng lợi chính trị: Cách mạng tư sản Hà Lan (1560 – 1670), Cách mạng tư sản Anh (1642 – 1648), Cách mạng tư sản Pháp (1789 -1794)…
Phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa được xác lập và trở thành phương thức sản xuất thống trị, nó đã đặt ra những yêu cầu mới cho khoa học và kỹ thuật phát triển. Đấy là thời kỳ khoa học tự nhiên bắt đầu phân ngành mạnh, hình thành các bộ môn độc lập như toán học, vật lý học, hóa học, sinh vật học… Đặc trưng của khoa học thời kỳ này là khoa học tự nhiên thực nghiệm, các tri thức khoa học hầu hết là những sản phẩm của thực nghiệm, vì vậy dẫn tới “thói quen” nhìn nhận đối tượng nhận thức trong sự trừu tượng tách rời, cô lập, không vận động, không phát triển…
Chính điều kiện kinh tế – xã hội và khoa học tự nhiên thời cận đại đã quy định những đặc trưng về mặt triết học của thời kỳ này.
2.2. Một số nội dung triết học Tây Âu thời cận đại:
– Tư tưởng về bản thể và bản tính thế giới
Nếu vào thời cổ đại Hy Lạp triết học tự nhiên thấm đượm tinh thần biện chứng ngây thơ thì triết học tự nhiên thế kỷ XVII – XVIII gắn với những thành tựu của khoa học tự nhiên, đặc biệt là lý luận cơ học đã thấm đượm phương thức tư duy siêu hình của khoa học tự nhiên. Do vậy, các yếu tố của vũ trụ được xem xét một cách siêu hình với tư cách là những ranh giới cuối cùng trong việc phân tích sự vật. Phương thức tư duy siêu hình đã chi phối những hiểu biết triết học về bản nguyên và bản tính của thế giới. Người ta giải thích mọi hiện tượng tự nhiên bằng sự tác động qua lại của lực hấp dẫn và lực đẩy giữa các phần tử vật thể. Các phần tử vật thể luôn bất biến, các thay đổi chỉ là trạng thái không gian và tập hợp của chúng.
Mọi phân biệt về chất giữa các vật thể đều quy giản về sự phân biệt về lượng, mọi vận động đều được quy về sự dịch chuyển vị trí trong không gian. Từ sự hiểu biết ấy dẫn tới việc họ đồng nhất vật chất với khối lượng, coi vận động vật chất chỉ là vận động cơ học, nguyên nhân vận động do bên ngoài. Kế thừa quan điểm nguyên tử luận cổ đại, các nhà triết học tự nhiên thời kỳ này coi nguyên tử là phân tử nhỏ nhất không thể phân chia, chưa thấy vận động là thuộc tính cố hữu của nguyên tử. Chẳng hạn Phranxi Bêcơn (1561.1626) coi vật chất là tổng hợp các hạt, coi tự nhiên là tổng hợp những vật thể các chất lượng khác nhau. Vật chất có nhiều tính chất nên vận động cũng có tính đa dạng.
Ông chia vận động của vật chất ra 19 dạng nhưng dạng cơ bản là vận động cơ học. Tômát Hốpxơ (1588 – 1679) thừa nhận thế giới vật chất tồn tại khách quan không do thần thánh tạo ra, không phụ thuộc vào ý thức. Thế giới vật chất ấy, theo ông là thế giới của những vật thể riêng lẻ, mọi sự vật đều được quy về quan hệ số lượng cơ học, toán học, hơnê Đứcáctơ (1569 – 1654) là nhà triết học, toán học Pháp. Tư tưởng triết học của ông gắn bó với các thành tựu của khoa học. Trong vật lý học, ông coi vũ trụ là vật chất, vũ trụ là vô tận, vật chất bao gồm các hạt nhỏ có thể phân chia đến vô tận. Các hạt vật chất luôn vận động…
Đến thế kỷ XVIII các nhà duy vật Pháp đã có công phát triển triết học duy vật, vô thân lên một bước mới. Họ thừa nhận vật chất, giới tự nhiên có trước, vĩnh cửu và vô tận, không do ai sáng tạo ra và không ai có thế tiêu diệt. Vận động gắn liền với vật chất và nhờ vận động mà giới tự nhiên luôn chuyển động từ trạng thái này sang trạng thái khác. Tuy vậy, các nhà duy vật Pháp vẫn không thể tránh khỏi tính chất siêu hình và cơ giới trong quan niệm về vật chất và vận động. Vận động, theo họ chỉ là sự chuyển dịch vị trí của các vật thể trong không gian. Lamệtơri (1709 – 1751) coi thế giới là thực thể vật chất. Thực thể vật chất là nguồn gốc của mọi sự vật, hiện tượng, kể cả con người. Điđrô (1713 – 1784) cho rằng vật chất tồn tại khách quan, vĩnh viễn, ở trạng thái động, bản tình cố hữu của vật chất là vận động, vận động là năng lực sống động của vật chất. Vận động bao hàm cả đứng yên.
Trong quá trình vận động và phát triển vật chất, giới tự nhiên sẽ chọn lọc những gì giúp cho nó ngày càng hoàn thiện, đồng thời đào thải những gì không thích nghi. Henuitiuýt (1715 – 1771} coi tư tưởng trong óc con người là đo vật chất sinh ra. Chỉ có vật thể là vật chất nó tác động đến các giác quan gây nên cảm giác, Hồnbac (1723.1789 coi vật chất là tất cả những gì tác động bằng cách nào đó vào cảm giác của chúng ta. Vật chất bao gồm những nguyên tử bất biến không thể phân chia. Vận động là thuộc tính của vật chất nhưng đó chỉ là những di chuyển đơn giản của các vật thể trong không gian.
– Lý luận nhận thức
Triết học thế kỷ XVII – XVIII ra đời trong điều kiện khoa học tự nhiên được tách ra khỏi triết học và phát triển. Nhưng vấn đề cần là làm sao tìm cho được phương pháp khoa học chung của nhận thức và phải khái quát và hệ thống hoá các khoa học đã tách ra. Chính xuất từ đó, nhiệm vụ trọng tâm của triết học cận đại XVII – XVIII là lý luận nhận thức, là tìm ra phương pháp của tri thức chân lý cho tất cả các khoa học. Những vấn đề ấy đã được các nhà tư tưởng thời kỳ này nghiên cứu, họ đã đi tìm các quy luật của lý tính mà khả năng của lý tính được biểu hiện một cách vô hạn. Nhưng xét lý tính của thời đại mà các nhà triết học đang sống theo như Phranxi Bệcơn thì còn nhiều khái niệm, quan niệm sai lầm. Các nhà triết học hăng hái đi tìm phương pháp chân lý cơ bản của nhân thức và các phương pháp ấy sẽ dẫn con người đến chân lý vĩnh hằng, đầy đủ, tuyệt đối. Cơ sở của phương pháp mới ấy được các nhà triết học xem là kinh nghiệm cảm tính (Bệcơn, Hốpxơ, Lốcco), hoặc là lý tính nó đem lại trí thức lôgic toán học – diễn dịch không bị quy định bởi kinh nghiệm của con người (Đềcáctơ, képních, Xpinoda…)
Ph. Bệcơn, T. Hộpxơ, J. Lốccơ – những người theo chủ nghĩa kinh nghiệm cho rằng nguồn gốc duy nhất của tri thức là kinh nghiệm. Kinh nghiệm liên quan đến cảm tính, cảm giác, tri giác, biểu tượng. Nội dung của mọi tri thức con người nói cho cùng đều quy về kinh nghiệm. Phương châm của những người này là “không có gì trong nhận thức mà trước đó không do cảm giác thu nhận”. Trong tâm hồn và lý tính của con người không hề có những tri thức, biểu tượng hoặc ý niệm nào bẩm sinh. Tâm hồn, trí tuệ của con người từ đầu vốn thuần khiết, như cái bảng trắng, nhưng khi có tri giác, cảm giác thì những sự kiện đó đã “viết lên bảng những bức thư của mình”. Do cảm giác có thể đánh lừa, chúng ta kiểm tra chúng bằng thực nghiệm, qua đó chỉnh lý lại các cơ quan cảm tính của mình. Tri thức cần phải đi từ cái cụ thể, cái kinh nghiệm (thực nghiệm) đến những khái quát và đưa ra lý thuyết. Đó là phương pháp quy nạp của sự vận động trí tuệ đồng hành với thực nghiệm và nó chính là phương pháp chính xác trong triết học và khoa học. C.Mác đã đánh giá Ph.Bệcơn là ông tổ thực sự của chủ nghĩa duy vật Anh và tất cả những khoa học thực nghiệm hiện đại’.
Tri giác và cảm giác là ảo. Chúng ta có thể cảm giác được cái không có . chẳng hạn sự đau đớn ở đầu các chi và chúng ta có thể cảm giác được một số âm thanh, màu sắc vv.. Những kinh nghiệm cho trước cũng như các kết quả thực nghiệm bao giờ cũng bị nghi vấn, chưa được khẳng định. Tuy vậy, trong lý tính, trong chính tâm hồn của con người hàm chứa những tư tưởng rõ nét một cách trực giác – (tức những tư tưởng không phụ thuộc vào kinh nghiệm, không phải dựa trên cơ sở cảm giác mà có trước cảm giác). Theo nguyên tắc của phép diễn dịch – đi từ cái chung đến cái cụ thể, khi phát triển những tư tưởng có sẵn trong đầu ấy, con người có thể thu được tri thức chính xác về thế giới. Dù những bằng chứng về thế giới là do chúng ta thu được từ cảm giác, vì vậy cả kinh nghiệm và thực nghiệm đều là những cái cấu thành tri thức về thế giới, song cần phải tìm cơ sở của phương pháp chính xác trong trí tuệ. Tư duy đều dựa trên trực giác và diễn dịch. Tư duy xuất hiện trước cảm giác và không phụ thuộc vào cảm giác, song tư duy lại phải đi kèm với cảm giác. Phương pháp chính xác của mọi khoa học và triết học đều giống phương pháp toán học
Cuộc luận chiến giữa các nhà triết học xung quanh việc tìm cơ sở của phương pháp mới chính là cuộc luận chiến giữa chủ nghĩa kinh nghiệm và chủ nghĩa duy lý thời cận đại thế kỷ XVII – XVIII. Trong thực tế, chủ nghĩa duy lý và phương pháp tương tự của nó luôn chiếm ưu thế, nó được sử dụng rộng rãi. Mọi sự “phân tích”, “chia nhỏ”, sự vật hiện tượng trong nghiên cứu đã đem lại hiệu quả rất lớn, nhất là trong toán học, trong cơ học, nhưng chi được xem là cơ sở của tri thức khoa học, khuynh hướng duy lý trong triết học cận đại với phương châm thế tục hoá đầy đủ khoa học, khẳng định không có một uy tín nào được thừa nhận ngoài uy tín của lý tính, (T.Hốpxơ), đẩy khoa học lên hàng đầu các môn quan trọng của nhân loại, vì nó có khả năng giảm bớt sự nghèo đói, có khả năng làm giàu, có khả năng đưa xã hội phát triển (Ph. Bêcơn). Sự phát triển của khoa học bắt tự nhiên lệ thuộc vào con người khi hình thành phương pháp cơ bản của tư duy – phương pháp lý tính thuần tuý (R.Đềcáctơ). Khuynh hướng trên trong phương pháp luận hiện đại gọi là “chủ nghĩa cơ học” hay “siêu hình học”. Đây là mâu thuẫn bên trong lý luận nhận thức của triết học cận đại XVII – XVIII và triết học cổ điển Đức đã tìm cách giải quyết mâu thuẫn này.
– Tư tưởng về con người và bản tính con người
Tiếp tục phát triển tư tưởng nhân đạo của những thế kỳ Phục hưng, sang thời đại Khai sáng, khi khuynh hướng lý tính được coi là cơ sở để cải tạo cuộc sống hiện tại, các nhà triết học Khai sáng liên kết lại lấy việc truyền bá trị thức tốt đẹp một cách rộng rãi cho mọi người làm nhiệm vụ chính của mình.
Để truyền bá tri thức thuận lợi cho con người, nhiệm vụ căn bản của các nhà triết học thời kỳ này là phải đấu tranh với những quan điểm tôn giáo và các học thuyết siêu hình của Đứcáctơ và H. Lépních, vì trong học thuyết đó có sự khẳng định, sự tán thành của lý tính về cơ sở niềm tin của tôn giáo. Những nhà triết học Khai sáng thực hiện cuộc đấu tranh này là J. Lametri, D. Điđrô, C. Henvetiuýt, H. Hônbách. Họ xây dựng nên hệ thống thế giới quan vô thần, chống lại siêu hình học.
Các nhà triết học Khai sáng cho rằng vũ trụ là vật chất, vũ trụ là vô tận, vĩnh hằng, luôn vận động. Con người là một bộ phận của giới tự nhiên là một động vật, suy nghĩ nhờ các giác quan, Tư tưởng của con người chịu sự quy định của cấu trúc cơ thể trong sự tác động qua lại với môi trường và điều kiện sống (Lametri). Con người là một thực thể thống nhất hữu cơ của hai mặt thể xác và linh hồn. Cơ thể của con người có khả năng cảm giác và ghi nhớ. Linh hồn của con người là tổng thể các hiện tượng tâm lý, có đặc tính vật chất, không có cơ thể thì linh hồn không là cái gì cả (Điđrô). Con người là sản phẩm của hoàn cảnh, của xã hội nên cần thay đổi hoàn cảnh xã hội, quan hệ phong kiến (Henvetiuýt)… Các nhà triết học Khai sáng phủ định quan điểm tôn giáo, quan điểm siêu hình về con người là một thực thể có hai bản nguyên đối lập nhau, thể xác và tinh thần, trong đó thể xác diễn ra những ham mê duc vong thấp hèn. là sản phẩm của quỷ sứ. Vì vậy, con người thường xuyên muốn thoát khỏi gông cùm đó để vươn tới tiếp xúc với bản chất tối cao là Thượng đế, nhờ đó được cứu rỗi trong ngày phán xét cuối cùng.
Cơ sở để cải tạo cuộc sống hiện tại, để vươn tới con người là lý tính. Lý tính của con người là sản phẩm do sự tác động của vật chất đến các giác quan gây nên cảm giác. Cảm giác là nguồn gốc của lý tính (Henretiuýt) lý tính của con người được bắt nguồn từ kinh nghiệm. Phương pháp để đạt tới lý tính là quan sát và thực nghiệm. Từ phương pháp ấy, tư duy sẽ đạt tới sự hiểu biết có tính xác thực cao (Điđrô).
Như vậy, các nhà khai sáng đấu tranh vì thắng lợi của “Vương quốc trí tuệ” trên cơ sở tự do chính trị, bình quyền. Họ coi “ánh sáng tự nhiên của trí tuệ” là phương pháp cơ bản và độc lập với cuồng tín tôn giáo để nhận thức thế giới, để hoàn thiện xã hội và đời sống xã hội. Trong khái niệm “lý trí” bao gồm cả nội dung nhân đạo. Các nhà Khai sáng coi đấu tranh vì những quyền lợi mà thiên nhiên ban tặng cho mình là “con người tự nhiên”. Việc tuyên truyền cho” con người tự nhiên” đã dẫn đến khẩu hiệu “tự do, bình đẳng, bác ái” là khẩu hiệu phổ biến thời cách mạng tư sản Pháp.
Các nhà khai sáng cũng cho rằng bản tính của con người vốn không ác. Sở dĩ xã hội có cái ác là do sự khiếm khuyết của các quan hệ xã hội và nền giáo dục không đúng đắn. Con người được giáo dục đúng đắn tức là sự khai sáng. Con người được giáo dục đúng đắn sẽ trở thành kẻ ích kỷ sáng suốt với nguyên tắc của nó là “hãy tự lo liệu cuộc sống cho mình và người khác cũng được sống”. Theo nguyên tắc này, một chế độ thích hợp là chế độ đảm bảo sự bình đẳng của mọi công dân, không phụ thuộc vào tầng lớp, dân tộc… Một chế độ như vậy mở ra khả năng làm lợi cho mỗi người, ít bị đau khổ và thoả mãn một cách tối đa, không làm thiệt hại đến những quyền lợi cá nhân của các người khác.
– Tư tưởng về đạo đức
Có thể nêu nhận xét chung rằng đạo đức học thời cận đại thế kỷ XVII – XVIIỉ được phát triển dường như quay trở về tư tưởng đạo đức học Hy Lạp cổ đại. Nó làm sống lại đạo đức Êpiquya, diễn giải đạo đức như là hiện tượng của chủ quan cá nhân, đồng thời như là một quan hệ khách quan hiện thực. Các nhà đạo đức học cận đại có tham vọng xây dựng một mô hình tư tưởng nhằm liên hợp và hệ thống lại những nhân tố đạo đức được nghiên cứu trong thời cổ đại và trung cổ.
Môngtenhơ (1533 – 1592) nhà triết học người Pháp đã chống lại những nguyên tắc đạo đức tôn giáo, kiên trì những nguyên tắc đạo đức của Êpiquya. Ông cho rằng trong đức hạnh của con người sự khoan khoái là mục đích và sự khoan khoái tinh thần là điểm trung tâm của đạo đức học. Tômát Hốpxơ (1588 – 1679) cho rằng chủ nghĩa ích kỷ và đấu tranh giữa người với người là những đặc điểm phổ biến của bản chất con người. Những xu hướng ích kỷ của người này chống lại những xu hướng ích kỷ của người khác tạo ra cuộc chiến tranh của mọi người chống mọi người. Do đó, con người cần phải chuyển từ trạng thái tự nhiên sang trạng thái xã hội hay trạng thái nhà nước. Vì vậy, ông đã gắn liền đạo đức học với đạo đức về nhà nước và pháp quyền. Từ đó ông rút ra những nguyên tắc đạo đức học. Xpinôda (1632 – 1677) gắn đạo đức với pháp quyền. Ông coi đạo đức phải giúp con người chiến thắng những ham muốn lầm lạc và những sùng bái tôn giáo. Ông coi sự sùng bái tôn giáo là sự ngưỡng mộ sai lầm do ảo tưởng, mê hoảng của một tâm hồn yếu đuối. Con người chỉ hoạt động với tính tích cực khi nhận thức được sự vật đúng đắn. Do đó, việc hiểu biết tự nhiên là hạnh phúc cao nhất của con người. Nhận thức được tính tất yếu sự vật là tự do. Ông gọi sự bất lực của con người trong cuộc đấu tranh với những ham muốn của mình là sự “nô lệ”. Nhiệm vụ của đạo đức là tìm ra con đường khắc phục sự nô lệ ấy, nghĩa là làm chủ được tình cảm, điều khiển được ham muốn để đạt tới sự phát triển lành mạnh và hạnh phúc chân chính của con người.
Vào thời khai sáng, tư tưởng đạo đức có bước phát triển mới. Các nhà duy vật Pháp thế kỷ XVIII đã phát triển đạo đức duy vật và đẩy mạnh cuộc đấu tranh chống tư tưởng đạo đức thần học tôn giáo. Họ cho rằng con người không phải sinh ra là có đạo đức. Đạo đức nảy sinh dưới sự tác động của môi trường xã hội, trước hết là chính trị và pháp luật. Môi trường chính trị pháp luật quyết định chiều hướng phát triển những phẩm chất đạo đức của con người. Từ đó, họ kết luận rằng con người cần thay đổi điều kiện xã hội nếu muốn đạt đến đạo đức cao cả.
Điđrô (1713 – 1784) đã bác bỏ đạo đức tôn giáo và khẳng định sự tha thiết muốn sống hạnh phúc là nguyên tắc đạo đức của con người, Ông tấn công vào tôn giáo bằng những lời bất hủ rằng mỗi một thế kỷ đều có tinh thần riêng của nó. Khi con người đã dám chống lại tôn giáo và được kính trọng thì không thể ngăn cản họ được. Ông gắn liền đạo đức học với khoa học tự nhiên, đối lập đạo đức học với tôn giáo. Ông coi các nhà triết học là những người bạn của lý trí và khoa học còn các thầy tu là kẻ thù của lý trí. Ông chủ trương lợi ích cá nhân và lợi ích xã hội phải được kết hợp một cách hợp lý.
Henuetiuyt (1715 – 1771) đã đề xướng thuyết “đạo đức trần thế” để chống lại đạo đức thần học. Ông coi hạnh phúc chung là nguồn gốc của đức hạnh, là mục tiêu của luật lệ, phong tục, tập quán. Con đường đi tới đức hạnh chân chính là phải thay thế những luật lệ có hại đối với nhân dân bằng những luật lệ có ích, Pháp chế mới cần phải đặt căn cứ cho lợi ích chân chính. Ông cho động lực thầm kín của sự phát triển xã hội là lợi ích và sự tự tư tự lợi. Ông chủ trương hạnh phúc cá nhân phải kết hợp với hạnh phúc chung. Đạo đức học của Henvltiuýt là bước tiến bộ trong sự phát triển tư tưởng xã hội và đạo đức học.
Hônbách (1723 – 1789) đã khái quát và hệ thống hoá tư tưởng tiên tiến của chủ nghĩa duy vật Pháp, khoa học tự nhiên Pháp. Vì vậy tư tưởng đạo đức học của ông có tính chiến đấu chống lại đạo đức học phong kiến và thân học… Ông châm biếm cái gọi “tội tổ tông” mà thần học đã gán ghép và bắt con người cúi đầu khiếp sợ Thượng đế. Ông khẳng định con người sinh ra không thiện, không ác. Sở dĩ con người lỗi lầm là do điều kiện xung quanh mà chủ yếu là điều kiện chính trị. Ông phê phán quan điểm tôn giáo đặt Thượng đế lên trên quy luật tự nhiên, của lý trí, của đức hạnh. Cùng với việc tấn công vào thần học, ông khẳng định rằng sự hiểu biết đúng đắn về lợi ích cá nhân là con đường dẫn tới đức hạnh. Nhiệm vụ chính của đạo đức là vạch cho được những điều kiện trong đó lợi ích cá nhân là cơ sở tất yếu của hành vi con người có thể dung hợp với lợi ích xã hội.