Khái niệm, điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự theo quy định của "Bộ luật dân sự 2015".
Điều 121 BLDS năm 2005 quy định :
Giao dịch dân sự là hợp đồng hoặc hành vi pháp lí đơn phương làm phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự.
Dưới góc độ khoa học, khái niệm giao dịch dân sự được đề cập đến trong nhiều tài liệu khác nhau như: “giao dịch dân sự là hành vi được thực hiện nhằm thu được kết quả nhất định và pháp luật tạo điều kiện cho kết quả trở thành hiện thực” hay “giao dịch dân sự là một sự kiện pháp lí bao gồm hành vi pháp lí đơn phương hoặc đa phương làm phát sinh hậu quả pháp lí”.
Theo từ điển luật học: giao dịch dân sự là hành vi pháp lí đơn phương hoặc hợp đồng cá nhân, pháp nhân, hộ gia đình, tổ hợp tác, nhằm làm phát sinh thay đổi hoặc chấm dứt quyền và nghĩa vụ dân sự.
Qua đây, chúng ta có thể đi đến khái niệm: Giao dịch dân sự là sự thể hiện ý chí một cách tự nguyện của các chủ thể thông qua hợp đồng hoặc hành vi pháp lí đơn phương nhằm làm phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt quyền và nghĩa vụ dân sự.
Về điều kiện để giao dịch dân sự có hiệu lực:
Bên cạnh nguyên tắc tôn trọng quyền tự do thỏa thuận của các bên trong giao dịch, thì pháp luật cũng đặt ra một số những yêu cầu tối thiểu buộc các chủ thể phải tuân theo – đó là các điều kiện có hiệu lực của gia dịch dân sự.
Điều 122 BLDS năm 2005 cũng đã quy định rất rõ về điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự. Theo đó, có 4 điều kiện:
Thứ nhất, Người tham gia giao dịch có năng lực hành vi dân sự.
Thuật ngữ “người” ở đây phải hiểu theo nghĩa rộng, bao gồm các chủ thể của quan hệ pháp luật dân sự: cá nhân, pháp nhân, hộ gia đình, tổ hợp tác.
Cá nhân: giao dịch dân sự do cá nhân xác lập chỉ có hiệu lực nếu phù hợp với mức độ năng lực hành vi dân sự của cá nhân. Người từ đủ 18 tuổi trở lên có hành vi dân sự đầy đủ, trừ trường hợp họ bị
Đối với các chủ thể khác (pháp nhân, hộ gia đình, tổ hợp tác): các chủ thể này tham gia vào giao dịch dân sự thông qua người đại diện của họ. Pháp nhân chỉ tham gia các giao dịch dân sự phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của pháp nhân. Hộ gia đình chỉ được tham gia các giao dịch dân sự liên quan đến quyền sử dụng đất, đến hoạt động sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp và trong một số lĩnh vực sản xuất kinh doanh khác theo quy định của pháp luật. Tổ hợp tác chỉ được tham gia các giao dịch dân sự liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh của tổ được xác định trong
>>> Luật sư
Thứ hai, Mục đích và nội dung của giao dịch không vi phạm điều cấm của pháp luật, không trái đạo đức xã hội.
Mục đích của giao dịch dân sự là lợi ích hợp pháp mà các bên mong muốn đạt được khi xác lập giao dịch đó. Nội dung của giao dịch dân sự là tổng hợp các điều khoản mà các bên đã cam kết, thỏa thuận trong giao dịch. Để giao dịch dân sự có hiệu lực pháp luật thì mục đích và nội dung của giao dịch không vi phạm điều cấm của pháp luật, không trái đạo đức xã hội. Điều cấm của pháp luật là những quy định của pháp luật không cho phép chủ thể thực hiện những hành vi nhất định. Đạo đức xã hội là những chuẩn mực ứng xử chung giữa người với người trong đời sống xã hôi, được cộng đồng thừa nhận và tôn trọng. Chỉ những tài sản được phép giao dịch, những công việc được phép thực hiện không vi phạm điều cấm pháp luật, không trái đạo đức xã hội mới là đổi tượng của giao dịch dân sự. Những giao dịch xác lập nhằm trốn tránh pháp luật hoặc trái đạo đức xã hội là những giao dịch có mục đích và nội dung không hợp pháp, không làm phát sinh hiệu lực của giao dịch đó.
Thứ ba, Người tham gia giao dịch hoàn toàn tự nguyện.
Bản chất của giao dịch dân sự là sự thống nhất giữa ý chí và bày tỏ ý chí, cho nên tự nguyện bao gồm các yếu tô cấu thành là tự do ý chí và bày tỏ ý chí. Cụ thể, chủ thể phải có mong muốn bên trong được xác lập giao dịch dân sự và phải thể hiện được mong muốn ra bên ngoài. Giữa mong muốn bên trong và sự thể hiện bên ngoài phải có sự thống nhất.
Thứ tư, Hình thức giao dịch dân sự là điều kiện có hiệu lực của giao dịch trong trường hợp pháp luật có quy định.
Hình thức của giao dịch dân sự là phương tiện thể hiện nội dung của giao dịch. Thông qua phương tiện này bên đối tác cũng như người thứ ba có thể biết được nội dung của giao dịch dân sự đã xác lập. Các chủ thể có thể tự do lựa chọn một trong ba hình thức: bằng lời nói, bằng văn bản hoặc bằng hành vi cụ thể.