Chuyển giao công nghệ giúp đẩy mạnh chuyển giao công nghệ tiên tiến, công nghệ cao từ nước ngoài vào nước ta; khuyến khích chuyển giao công nghệ từ Việt Nam ra nước ngoài. Vậy chuyển giao công nghệ là gì? Quy định về chuyển giao công nghệ như thế nào?
Mục lục bài viết
1. Chuyển giao công nghệ là gì?
Khái niệm:
– Theo điều 3 Luật chuyển giao công nghệ năm 2017:
+ Công nghệ là giải pháp, quy trình, bí quyết có kèm hoặc không kèm công cụ, phương tiện dùng để biến đổi nguồn lực thành sản phẩm.
+ Chuyển giao công nghệ là chuyển nhượng quyền sở hữu công nghệ hoặc chuyển giao quyền sử dụng công nghệ từ bên có quyền chuyển giao công nghệ sang bên nhận công nghệ.
Phạm vi quyền chuyển giao công nghệ
– Theo điều 7 Luật chuyển giao công nghệ năm 2017:
– Chủ sở hữu công nghệ có quyền chuyển nhượng quyền sở hữu, chuyển giao quyền sử dụng công nghệ.
– Tổ chức, cá nhân có quyền sử dụng công nghệ được chuyển giao quyền sử dụng công nghệ đó cho tổ chức, cá nhân khác khi chủ sở hữu công nghệ đồng ý.
– Phạm vi chuyển giao quyền sử dụng công nghệ do các bên thỏa thuận bao gồm:
+ a) Độc quyền hoặc không độc quyền sử dụng công nghệ;
+ b) Quyền chuyển giao tiếp quyền sử dụng công nghệ của bên nhận chuyển giao cho bên thứ ba.
Đối tượng công nghệ được chuyển giao
– Theo điều 4 Luật chuyển giao công nghệ năm 2017, Công nghệ được chuyển giao là một hoặc các đối tượng sau đây:
+ a) Bí quyết kỹ thuật, bí quyết công nghệ;
+ b) Phương án, quy trình công nghệ; giải pháp, thông số, bản vẽ, sơ đồ kỹ thuật; công thức, phần mềm máy tính, thông tin dữ liệu;
+ c) Giải pháp hợp lý hóa sản xuất, đổi mới công nghệ;
+ d) Máy móc, thiết bị đi kèm một trong các đối tượng quy định tại các điểm a, b và c khoản này.
– Trường hợp đối tượng công nghệ quy định nêu trên được bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ thì việc chuyển giao quyền sở hữu trí tuệ được thực hiện theo quy định của pháp luật về sở hữu trí tuệ.
Hình thức chuyển giao công nghệ
– Theo điều 5 Luật chuyển giao công nghệ năm 2017:
+ Chuyển giao công nghệ độc lập.
+ Phần chuyển giao công nghệ trong trường hợp sau đây:
a) Dự án đầu tư;
b) Góp vốn bằng công nghệ;
c) Nhượng quyền thương mại;
d) Chuyển giao quyền sở hữu trí tuệ;
đ) Mua, bán máy móc, thiết bị quy định tại điểm d khoản 1 Điều 4 của Luật chuyển giao công nghệ năm 2017.
– Chuyển giao công nghệ bằng hình thức khác theo quy định của pháp luật.
– Việc chuyển giao công nghệ theo hình thức chuyển giao độc lập và góp vốn bằng công nghệ phải được lập thành hợp đồng; việc chuyển giao công nghệ bằng Dự án đầu tư; Nhượng quyền thương mại; Chuyển giao quyền sở hữu trí tuệ; Mua, bán máy móc, thiết bị được thể hiện dưới hình thức hợp đồng hoặc điều, khoản, phụ lục của hợp đồng hoặc của hồ sơ dự án đầu tư có các nội dung quy định tại Điều 23 của Luật chuyển giao công nghệ năm 2017.
Việc chuyển giao công nghệ được thực hiện thông qua các hình thức sau đây:
1) Hợp đồng chuyển giao công nghệ độc lập
2) Phần chuyển giao công nghệ trong dự án hoặc hợp đồng sau đây:
a. Dự án đầu tư;
b.
c. Hợp đồng chuyển giao quyền sở hữu công nghiệp;
d.
3) Hình thức chuyển giao công nghệ khác theo quy định của pháp luật.
Phương thức chuyển giao công nghệ
– Theo điều 6 Luật chuyển giao công nghệ năm 2017:
+ Chuyển giao tài liệu về công nghệ.
+ Đào tạo cho bên nhận công nghệ nắm vững và làm chủ công nghệ trong thời hạn thỏa thuận.
+ Cử chuyên gia tư vấn kỹ thuật cho bên nhận công nghệ đưa công nghệ vào ứng dụng, vận hành để đạt được các chỉ tiêu về chất lượng sản phẩm, tiến độ theo thỏa thuận.
+ Chuyển giao máy móc, thiết bị kèm theo công nghệ quy định tại điểm d khoản 1 Điều 4 của Luật này kèm theo các phương thức quy định tại Điều này.
+ Phương thức chuyển giao khác do các bên thỏa thuận.
2. Quy định về hợp đồng chuyển giao công nghệ:
Nguyên tắc giao kết và thực hiện hợp đồng chuyển giao công nghệ
Theo quy định tại Điều 22 Luật Chuyển giao công nghệ năm 2017 :
– Việc giao kết hợp đồng chuyển giao công nghệ phải được lập thành văn bản hoặc hình thức khác được coi là giao dịch bằng văn bản theo quy định của Bộ luật Dân sự. Văn bản hợp đồng phải được các bên ký, đóng dấu (nếu có); ký, đóng dấu giáp lai (nếu có) vào các trang của hợp đồng, phụ lục hợp đồng.
– Ngôn ngữ trong hợp đồng chuyển giao công nghệ do các bên thỏa thuận.
– Hợp đồng chuyển giao công nghệ được giao kết và thực hiện theo quy định của Luật này, Bộ luật Dân sự, Luật Thương mại, Luật Sở hữu trí tuệ, Luật Cạnh tranh và quy định khác của pháp luật có liên quan.
Nội dung hợp đồng chuyển giao công nghệ
Điều 23 Luật Chuyển giao công nghệ năm 2017 quy định: Các bên tham gia giao kết hợp đồng chuyển giao công nghệ có thể thỏa thuận về những nội dung sau đây:
1. Tên công nghệ được chuyển giao.
2. Đối tượng công nghệ được chuyển giao, sản phẩm do công nghệ tạo ra, tiêu chuẩn, chất lượng sản phẩm.
3. Chuyển nhượng quyền sở hữu, chuyển giao quyền sử dụng công nghệ.
4. Phương thức chuyển giao công nghệ.
5. Quyền và nghĩa vụ của các bên.
6. Giá, phương thức thanh toán.
7. Thời hạn, thời điểm có hiệu lực của hợp đồng.
8. Khái niệm, thuật ngữ sử dụng trong hợp đồng (nếu có).
9. Kế hoạch, tiến độ chuyển giao công nghệ, địa điểm thực hiện chuyển giao công nghệ.
10. Trách nhiệm bảo hành công nghệ được chuyển giao
11. Phạt vi phạm hợp đồng.
12. Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng.
13. Cơ quan giải quyết tranh chấp.
14. Nội dung khác do các bên thỏa thuận.
Thời điểm có hiệu lực của hợp đồng chuyển giao công nghệ
Theo quy định tại Điều 24 Luật Chuyển giao công nghệ năm 2017:
– Thời điểm có hiệu lực của hợp đồng chuyển giao công nghệ do các bên thỏa thuận; trường hợp các bên không thỏa thuận về thời điểm có hiệu lực của hợp đồng thì thời điểm có hiệu lực của hợp đồng là thời điểm giao kết, trừ trường hợp dưới đây:
-Hợp đồng chuyển giao công nghệ hạn chế chuyển giao có hiệu lực từ thời điểm được cấp Giấy phép chuyển giao công nghệ.
Hợp đồng chuyển giao công nghệ thuộc trường hợp đăng ký theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 31 của Luật chuyển giao công nghệ năm 2017 có hiệu lực từ thời điểm được cấp Giấy chứng nhận đăng ký chuyển giao công nghệ; trường hợp gia hạn, sửa đổi, bổ sung thì hợp đồng gia hạn, sửa đổi, bổ sung có hiệu lực từ thời điểm cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đăng ký gia hạn, sửa đổi, bổ sung chuyển giao công nghệ.
Giá và phương thức thanh toán chuyển giao công nghệ (Điều 27 Luật Chuyển giao công nghệ năm 2017)
– Giá công nghệ chuyển giao do các bên thỏa thuận.
– Việc thanh toán được thực hiện bằng phương thức sau đây:
a) Trả một lần hoặc nhiều lần bằng tiền hoặc hàng hóa;
b) Chuyển giá trị công nghệ thành vốn góp vào dự án đầu tư hoặc vào vốn của doanh nghiệp theo quy định của pháp luật;
c) Trả theo phần trăm (%) giá bán tịnh;
d) Trả theo phần trăm (%) doanh thu thuần;
đ) Trả theo phần trăm (%) lợi nhuận trước thuế của bên nhận;
e) Phương thức thanh toán khác do các bên thỏa thuận.
– Giá công nghệ chuyển giao phải được kiểm toán và thực hiện theo quy định của pháp luật về thuế và giá trong trường hợp sau đây:
a) Giữa các bên mà một hoặc nhiều bên có vốn nhà nước;
b) Giữa các bên có quan hệ theo mô hình công ty mẹ – công ty con;
c) Giữa các bên có quan hệ liên kết theo quy định của pháp luật về thuế.
3. Quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng chuyển giao công nghệ:
Quyền và nghĩa vụ của bên chuyển giao công nghệ (Điều 25 Luật Chuyển giao công nghệ năm 2017)
– Bên giao công nghệ có quyền sau đây:
a) Yêu cầu bên nhận công nghệ thực hiện đúng cam kết trong hợp đồng;
b) Được thanh toán đầy đủ và hưởng quyền, lợi ích khác theo thỏa thuận trong hợp đồng;
c) Được thuê tổ chức, cá nhân thực hiện dịch vụ chuyển giao công nghệ theo quy định của pháp luật;
d) Yêu cầu cơ quan có thẩm quyền bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp liên quan đến công nghệ được chuyển giao;
đ) Yêu cầu bên nhận công nghệ áp dụng biện pháp khắc phục, bồi thường thiệt hại trong trường hợp bên nhận công nghệ không thực hiện đúng nghĩa vụ quy định trong hợp đồng, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác;
e) Các quyền khác theo quy định của pháp luật.
– Bên giao công nghệ có nghĩa vụ sau đây:
a) Bảo đảm quyền chuyển giao công nghệ là hợp pháp và không bị hạn chế bởi bên thứ ba, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác.
b) Thực hiện đúng cam kết trong hợp đồng; bồi thường thiệt hại cho bên nhận công nghệ, bên thứ ba do vi phạm hợp đồng;
c) Giữ bí mật thông tin về công nghệ và thông tin khác trong quá trình đàm phán, ký kết, thực hiện hợp đồng chuyển giao công nghệ theo thỏa thuận;
d) Thông báo cho bên nhận công nghệ và thực hiện các biện pháp thích hợp khi phát hiện có khó khăn về kỹ thuật của công nghệ được chuyển giao làm cho kết quả chuyển giao công nghệ có khả năng không đúng cam kết trong hợp đồng;
đ) Đề nghị cấp Giấy phép chuyển giao công nghệ trong trường hợp chuyển giao công nghệ hạn chế chuyển giao từ Việt Nam ra nước ngoài, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác;
e) Thực hiện nghĩa vụ về tài chính, nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.
Quyền và nghĩa vụ của bên nhận công nghệ (Điều 26 Luật Chuyển giao công nghệ năm 2017)
– Bên nhận công nghệ có quyền sau đây:
a) Yêu cầu bên giao công nghệ thực hiện đúng cam kết trong hợp đồng;
b) Yêu cầu cơ quan có thẩm quyền bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp liên quan đến công nghệ được chuyển giao;
c) Được thuê tổ chức, cá nhân thực hiện dịch vụ chuyển giao công nghệ theo quy định của pháp luật;
d) Yêu cầu bên giao công nghệ áp dụng biện pháp khắc phục, bồi thường thiệt hại trong trường hợp bên giao công nghệ không thực hiện đúng nghĩa vụ quy định trong hợp đồng, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác;
đ) Các quyền khác theo quy định của pháp luật.
– Bên nhận công nghệ có nghĩa vụ sau đây:
a) Thực hiện đúng cam kết trong hợp đồng; bồi thường thiệt hại cho bên giao công nghệ, bên thứ ba do vi phạm hợp đồng;
b) Giữ bí mật thông tin về công nghệ và thông tin khác trong quá trình đàm phán, ký kết, thực hiện hợp đồng chuyển giao công nghệ theo thỏa thuận;
c) Đề nghị cấp Giấy phép chuyển giao công nghệ trong trường hợp chuyển giao công nghệ hạn chế chuyển giao từ nước ngoài vào Việt Nam, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác;
d) Thực hiện nghĩa vụ về tài chính, nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.
4. Bản án sơ thẩm tranh chấp hợp đồng chuyển giao công nghệ:
Bản án số : 1929/ 2008/KDTM-ST ngày 16/10/ 2008
V/v Tranh chấp hợp đồng chuyển giao công nghệ
Trong các ngày 11 và 16 tháng 10 năm 2008, tại phòng xử án của Tòa án nhân dân thành phố Hồ Chí Minh, đã xét xử sơ thẩm công khai vụ án thụ lý số 337/ 2008/TLST-KDTM ngày 25 tháng 5 năm 2008 về tranh chấp hợp đồng chuyển giao công nghệ theo Quyết định đưa vụ án ra xét xử số 1806/ 2008/QĐST-KDTM ngày 03 tháng 10 năm 2008 giữa các đương sự:
Nguyên đơn : Ông TRẦN AN X
Địa chỉ : 165 đường Lò Hột, Phường 5, TX. Trà Vinh, tỉnh Trà Vinh (Có mặt)
Bị đơn : Bà TRẦN AN H– Chủ DNTN TNT
Địa chỉ :
Đại diện : Ông Trần M, GUQ ngày 25/7/ 2008 (Có mặt)
Bảo vệ quyền lợi cho bị đơn : Luật sư Phạm P,
Đoàn luật sư tỉnh Vĩnh Long
NHẬN THẤY
– Nguyên đơn trình bày :
Ngày 22/3/ 2008, ông Trần An X có ký hợp đồng chuyển giao công nghệ chế biến hột vịt bắc thảo cho Doanh nghiệp tư nhân TNT với giá trị chuyển giao là 40.000.000 đồng. Các bên đã tiến hành thử nghiệm đạt yêu cầu nhưng DNTN TNT không chịu thanh toán số tiền còn lại là 35.000.000 đồng (ông Phúc đã nhận ứng trước 5.000.000 đồng).
Do đó, ông Phúc khởi kiện yêu cầu DNTN TNT phải thanh toán tiếp số tiền còn lại của hợp đồng là 35.000.000 đồng.
– Bị đơn trình bày :
Xác nhận có ký kết và thực hiện hợp đồng chuyển giao công nghệ chế biến hột vịt bắc thảo với ông Trần An X với trị giá 40.000.000 đồng, ông Phúc đã ứng trước 5.000.000 đồng và cũng đã tiến hành thử nghiệm. Tuy nhiên, DNTN TNT không đồng ý thanh toán tiếp số tiền còn lại của hợp đồng là 35.000.000 đồng vì kết quả thử nghiệm không đạt yêu cầu và ông Phúc cũng không đồng ý thử nghiệm lại theo đề nghị của DNTN TNT.
Tòa án đã tiến hành hòa giải nhưng không thành, các bên đương sự vẫn giữ nguyên ý kiến.
Tại phiên tòa hôm nay :
–Nguyên đơn : Yêu cầu Chủ DNTN TNT phải thanh toán số tiền còn nợ của hợp đồng chuyển giao công nghệ ngày 22/3/ 2008 là 35.000.000 đồng.
– Bị đơn: Không đồng ý thanh toán tiếp cho nguyên đơn số tiền còn lại của hợp đồng là 35.000.000 đồng vì kết quả thử nghiệm không đạt yêu cầu
– Ý kiến của Luật sư bảo vệ quyền lợi cho bị đơn :
+ Các bên đã cùng kiểm tra kết quả thử nghiệm, kết quả không đạt (so với thành phẩm của một cơ sở khác).
+ Lẽ ra, DNTN TNT có quyền đòi lại số tiền đã ứng trước (5.000.000 đồng) nhưng vì thiện chí, DNTN TNT không yêu cầu ông Phúc phải trả lại.
+ Hợp đồng chuyển giao công nghệ giữa hai bên có thể bị vô hiệu vì ông Phúc có thể đã sử dụng công nghệ thuộc quyền sở hữu của người khác mà không được phép. Nếu hợp đồng bị vô hiệu thì ông Phúc cũng không có quyền đòi thanh tóan số tiền còn lại của hợp đồng.
+ Đề nghị Hội đồng xét xử bác yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn.
XÉT THẤY
Sau khi nghiên cứu các tài liệu có trong hồ sơ vụ án đã được thẩm tra tại phiên tòa và căn cứ vào kết quả tranh luận tại phiên tòa, Hội đồng xét xử nhận định :
1. Về thẩm quyền giải quyết vụ án :
Đây là tranh chấp về kinh doanh, thương mại (chuyển giao công nghệ) giữa các cá nhân đều có mục đích lợi nhuận, bị đơn có địa chỉ kinh doanh và cư trú tại TPHCM. Vì vậy, căn cứ vào khoản 2, Điều 29, khoản 1 Điều 34, khoản 1 Điều 35 Bộ luật tố tụng dân sự; vụ tranh chấp này thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án nhân dân TPHCM theo thủ tục tố tụng dân sự.
2. Về thời hiệu khởi kiện :
Ngày 22/3/ 2008, các bên ký hợp đồng. Đầu tháng 5/ 2008, phát sinh tranh chấp. Ngày 04/5/ 2008, nguyên đơn đã nộp đơn khởi kiện đến Tòa án.
Căn cứ vào điểm a, khoản 3, Điều 159 Bộ luật tố tụng dân sự, nguyên đơn đã làm đơn yêu cầu Tòa án giải quyết vụ án trong thời hạn quy định (2 năm kể từ ngày quyền và lợi ích hợp pháp của nguyên đơn bị xâm phạm), do đó, cần được chấp nhận thụ lý để giải quyết.
3. Về nội dung tranh chấp :
Xét yêu cầu của nguyên đơn đòi Chủ DNTN TNT phải thanh toán số tiền còn nợ của hợp đồng chuyển giao công nghệ ngày 22/3/ 2008 là 35.000.000 đồng:
Căn cứ vào hợp đồng chuyển giao công nghệ ngày 22/3/ 2008 giữa ông Trần An X và DNTN TNT do bà Trần An H làm chủ (bà Phạm Thị Kim Anh đại diện ký hợp đồng) và lời khai nhận của các bên đương sự tại phiên tòa thì ông Trần An X có chuyển giao công nghệ chế biến trứng vịt bắc thảo cho DNTN TNT với giá thỏa thuận là 40.000.000 đồng, ông Phúc đã nhận ứng trước 5.000.000 đồng. Các bên cũng đã thống nhất xác nhận:
Từ ngày 18 đến ngày 28 tháng 3 năm 2008, ông Phúc đã tiến hành chuyển giao công nghệ cho DNTN TNT bằng việc chế biến thử nghiệm 10 ổ trứng vịt bắc thảo với sự chứng kiến của đại diện DNTN TNT. Việc thử nghiệm đã hoàn tất và các bên đã tiến hành kiểm tra kết quả thử nghiệm. Tuy nhiên, tại thời điểm này, bắt đầu phát sinh tranh chấp vì hai bên không thống nhất ý kiến đánh giá kết quả thử nghiệm: ông Phúc cho rằng kết quả đã đạt yêu cầu (5/10), còn DNTN TNT cho rằng không đạt (chỉ đạt 2/5). Ông Phúc yêu cầu niêm phong chờ giải quyết nhưng DNTN TNT không đồng ý và đã tự đem tiêu hủy toàn bộ sản phẩm thử nghiệm (10 ổ trứng vịt) mà không có sự đồng ý và cũng không có sự chứng kiến của ông Phúc hoặc đại diện chính quyền địa phương hoặc cơ quan chức năng.
Lẽ ra, sau khi được chuyển giao công nghệ, nếu có khiếu nại về chất lượng sản phẩm thử nghiệm (nghĩa là khiếu nại về hiệu quả của công nghệ) thì DNTN TNT phải có trách nhiệm lưu giữ kết quả thử nghiệm để nhờ cơ quan chuyên môn giám định hoặc khởi kiện ra Tòa án để Tòa án trưng cầu giám định nhưng DNTN TNT lại đơn phương tiêu hủy toàn bộ kết quả thử nghiệm mà không có lý do chính đáng (DNTN TNT cho rằng do lo sợ dịch cúm gia cầm và ô nhiễm môi trường là không có cơ sở vì trứng nguyên liệu do chính DNTN TNT cung cấp, phải bảo đảm không nhiễm vi rút trước khi đưa vào thử nghiệm, và việc ô nhiễm môi trường phải có cơ quan y tế xác nhận mới có cơ sở). Trong quá trình chuẩn bị xét xử vụ án cũng như tại phiên tòa hôm nay, các bên đương sự không yêu cầu Tòa án trưng cầu giám định công nghệ đã được chuyển giao theo hợp đồng.
Do đó, khiếu nại của DNTN TNT cho rằng kết quả thử nghiệm không đạt là không có cơ sở để được chấp nhận. Yêu cầu của ông Trần An X phù hợp với quy định của pháp luật tại các điều 292 và 297 Luật thương mại năm 2005; Điều 412 “
4. Về án phí:
Căn cứ vào khoản 1 Điều 131 Bộ luật tố tụng dân sự và các điều 15, 18 và 19 Nghị định số 70/CP ngày 12/6/1997 của Chính phủ về án phí, lệ phí Tòa án :
– Chủ DNTN TNT phải chịu án phí sơ thẩmtrên số tiền phải trả cho ông Trần An X.
– Ông Trần An X không phải chịu án phí nên được nhận lại toàn bộ số tiền tạm ứng án phí đã nộp.
Vì các lẽ trên,
QUYẾT ĐỊNH
Áp dụng các điều 292 và 297 Luật thương mại năm 2005; Điều 412 “Bộ luật dân sự năm 2015”; Điều 79 Bộ luật tố tụng dân sự;
1.Chấp nhận yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn, buộc bà Trần An H– Chủ DNTN TNT, phải thanh toán cho ông Trần An X số tiền còn nợ của hợp đồng chuyển giao công nghệ ngày 22/3/ 2008 giữa hai bên là 35.000.000 đ (ba mươi lăm triệuđồng).
2. Về án phí :
– Bà Trần An H phải chịu án phí sơ thẩm là 1.750.000 đ ( một triệu bảy trăm năm chục ngàn đồng).
– Ông Trần An X không phải chịu án phí nên được nhận lại số tiền tạm ứng án phí đã nộp là 875.000đồng (theo Biên lai thu tiền số 002029 ngày 23 tháng 5 năm 2008 của Thi hành án dân sự TPHCM).
3. Kể từ ngày có đơn yêu cầu thi hành án của ông Trần An X, nếu bà Trần An H không chịu thanh toán số tiền nói trên thì còn phải chịu khoản tiền lãi của số tiền còn phải thi hành án theo mức lãi suất nợ quá hạn do Ngân hàng Nhà nước qui định tương ứng với thời gian chưa thi hành án.
1. Các đương sự được quyền kháng cáo bản án này trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày tuyên án./.