Khác biệt về hình thức xử lý vi phạm trong lĩnh vực môi trường. Quy định về áp dụng trách nhiệm hình sự, dân sự hoặc hành chính.
Khác biệt về hình thức xử lý vi phạm trong lĩnh vực môi trường. Quy định về áp dụng trách nhiệm hình sự, dân sự hoặc hành chính.
Tóm tắt câu hỏi:
Chào luật sư, tôi có một số thắc mắc liên quan đến vấn đề vi phạm về môi trường mong luật sư có thể giúp tôi giải đáp: điểm khác nhau giữa 3 loại vi phạm pháp luật hình sự, dân sự, hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường.Tôi nhận thấy thật khó để có thể phân biệt được 3 loại vi phạm này. Mong rằng sớm nhận được câu trả lời từ luật sư!
Luật sư tư vấn:
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
Vi phạm trong lĩnh vực bảo vệ môi trường có thể bao gồm hình thức xử phạt, mức phạt, mức độ truy cứu hình sự, thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính, thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính và các biện pháp khắc phục hậu quả, đồng thời đưa ra các quy định về bồi thường thiệt hại trong các lĩnh vực bảo vệ môi trường.
Để phân biệt vi phạm hành chính về môi trường trong hình sự, dân sự, hành chính thì các tiêu chí như sau:
Thứ nhất: Căn cứ quy định
+ Tôi phạm về môi trường: Áp dụng quy định của Bộ luật hình sự 1999, Bộ luật hình sự 1999 sửa đổi bổ sung 2009.
+ Vi phạm hành chính về môi trường: Áp dụng quy định theo Nghị định 179/2013/NĐ-CP:
+ Vi phạm trong dân sự: Áp dụng theo Bộ luật dân sự 2005
Thứ hai: Các hành vi được coi là vi phạm
+ Tôi phạm về môi trường: Được quy định cụ thể về các hành vi vi phạm gồm
Điều 182. Tội gây ô nhiễm môi trường
Điều 182a. Tội vi phạm quy định về quản lý chất thải nguy hại
Điều 182b. Tội vi phạm quy định về phòng ngừa sự cố môi trường
Điều 185. Tội đưa chất thải vào lãnh thổ Việt Nam
Điều 186. Tội làm lây lan dịch bệnh nguy hiểm cho người
Điều 187. Tội làm lây lan dịch bệnh nguy hiểm cho động vật, thực vật
Điều 188. Tội huỷ hoại nguồn lợi thuỷ sản
Điều 189. Tội huỷ hoại rừng
Điều 190. Tội vi phạm các quy định về bảo vệ động vật thuộc danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ
Điều 191. Tội vi phạm các quy định về quản lý khu bảo tồn thiên nhiên
Điều 191a. Tội nhập khẩu, phát tán các loài ngoại lai xâm hại
+ Vi phạm hành chính về môi trường:Các hành vi vi phạm hành chính gồm
1.Các hành vi vi phạm các quy định về cam kết bảo vệ môi trường, báo cáo đánh giá tác động môi trường, đề án bảo vệ môi trường;
2.Các hành vi gây ô nhiễm môi trường;
3.Các hành vi vi phạm các quy định về quản lý chất thải;
4.Các hành vi vi phạm các quy định về bảo vệ môi trường trong hoạt động nhập khẩu máy móc, thiết bị, phương tiện giao thông vận tải, nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, phế liệu, chế phẩm sinh học;
5.Các hành vi vi phạm các quy định về bảo vệ môi trường trong hoạt động du lịch và khai thác, sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên;
6.Các hành vi vi phạm các quy định về thực hiện phòng, chống, khắc phục ô nhiễm, suy thoái, sự cố môi trường;
7.Các hành vi vi phạm hành chính về đa dạng sinh học bao gồm: Bảo tồn và phát triển bền vững hệ sinh thái tự nhiên; bảo tồn và phát triển bền vững các loài sinh vật và bảo tồn và phát triển bền vững tài nguyên di truyền;
8. Các hành vi cản trở hoạt động quản lý nhà nước, thanh tra, kiểm tra, xử phạt vi phạm hành chính và các hành vi vi phạm quy định khác về bảo vệ môi trường.
>>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.6568
+ Vi phạm trong dân sự:
Đây là một khái niệm đặc thù, khi có gây ra sự vi phạm thì ngoài việc xử phạt theo chế tài thì tương ứng sẽ có mức ưu đãi theo quy định và khắc phục hậu quả trong lĩnh vực bảo vệ môi trường.
Điều 263. Nghĩa vụ của chủ sở hữu trong việc bảo vệ môi trường
Khi sử dụng, bảo quản, từ bỏ tài sản của mình, chủ sở hữu phải tuân theo các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường; nếu làm ô nhiễm môi trường thì phải chấm dứt hành vi gây ô nhiễm, thực hiện các biện pháp để khắc phục hậu quả và bồi thường thiệt hại.
Điều 624. Bồi thường thiệt hại do làm ô nhiễm môi trường
Cá nhân, pháp nhân và các chủ thể khác làm ô nhiễm môi trường gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật, kể cả trường hợp người gây ô nhiễm môi trường không có lỗi.
Thứ ba: Trách nhiệm pháp lý phải chịu
+ Tội phạm về môi trường: trách nhiệm pháp lý cao, phạt tiền, cải tạo, giam giữ
+ Vi phạm hành chính về môi trường: Phạt tiền theo mức độ vi phạm
Ngoài ra có thể dựa vào các nội dung trực tiếp của từng hành vi để phân biệt, tuy nhiên bạn có thể phân biệt hai trách nhiệm này dựa vào ba tiêu chí chính nêu trên.
+ Lĩnh vực về dân sự trong bồi thường thì quy định về mức bồi thường về hành vi gây thiệt hại.
Bạn có thể tham khảo thêm một số bài viết có liên quan khác của Dương Gia:
– Nguyên tắc phân định thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực môitrường
– Hình thức xử phạt vi phạm trong lĩnh vực bảo vệ môi trường
– Đối tượng bị xử phạt hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường
Hy vọng rằng sự tư vấn của chúng tôi sẽ giúp bạn lựa chọn phương án thích hợp nhất để giải quyết những vướng mắc của bạn. Nếu còn bất cứ thắc mắc gì liên quan đến sự việc bạn có thể liên hệ Tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến 24/7 của Luật sư: 1900.6568 để được giải đáp.
——————————————————–
THAM KHẢO CÁC DỊCH VỤ CÓ LIÊN QUAN CỦA LUẬT DƯƠNG GIA:
– Tư vấn pháp luật trực tuyến qua điện thoại
– Tư vấn luật miễn phí qua điện thoại
– Tư vấn pháp luật trực tuyến miễn phí qua tổng đài điện thoại