Kéo dài thời hạn nâng bậc lương khi bị xử lý kỷ luật khiển trách. Quy định về thời hạn nâng bậc lương, nâng lương thường xuyên.
Tóm tắt câu hỏi:
Kính thưa Luật sư, doanh nghiệp của tôi là công ty TNHH một thành viên nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ. Đơn vị có 01 Trưởng phòng đến tháng 8/2016 là thời hạn bổ nhiệm lại nhưng cấp trên chưa tiến hành thủ tục bổ nhiệm lại vì đang trong thời gian thi hành kỷ luật khiển trách của Chi bộ do sinh con thứ 3. Đến tháng 3/2017 lãnh đạo đơn vị đã xem xét và nhất trí bổ nhiệm lại sau khi đã hết thời hạn kỷ luật của Chi bộ (tháng 12/2016). Tôi muốn Luật sư tư vấn chế độ tiền lương đối với cán bộ này như thế nào. Tôi xin trân trọng cảm ơn.
Luật sư tư vấn:
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
Theo thông tin bạn cung cấp thì hiện nay cán bộ này đã được bổ nhiệm lại vào chức danh trưởng phòng tại công ty nên chế độ tiền lương của người này được giải quyết theo quy định của pháp luật và nội dung các bên thỏa thuận trong
Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên 100% vốn Nhà nước cũng là một loại hình doanh nghiệp chịu sự điều chỉnh của Luật Doanh nghiệp 2014 theo quy định tại Điều 88 như sau:
“Điều 88. Áp dụng quy định đối với doanh nghiệp nhà nước
1. Doanh nghiệp nhà nước được tổ chức quản lý theo quy định tại Chương này, các quy định tương ứng tại mục 2 Chương III và các quy định khác có liên quan của Luật này. Trường hợp có sự khác nhau giữa quy định của Chương IV với Chương III và các quy định có liên quan khác của Luật này, thì áp dụng quy định tại Chương này.
2. Việc tổ chức quản lý doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ dưới 100% vốn điều lệ thực hiện theo các quy định tương ứng tại mục 1 Chương III và Chương V của Luật này.”
Như vậy, vì là người làm việc trong một loại hình doanh nghiệp nên chế độ tiền lương của vị trưởng phòng trong trường hợp này phải đảm bảo tuân thủ quy định về tiền lương của người lao động tại Chương VI từ Điều 90 đến Điều 103 “Bộ luật lao động 2019”. Những thỏa thuận về tiền lương trong hợp đồng lao động sẽ được áp dụng nếu không trái với các quy định có liên quan của pháp luật và đảm bảo quyền lợi cho người lao động.
>>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.6568
Tuy nhiên, căn cứ khoản 3 Điều 1 Thông tư 08/2013/TT-BNV quy định như sau:
“3. Thời gian bị kéo dài xét nâng bậc lương thường xuyên:
Trong thời gian giữ bậc lương hiện giữ, nếu cán bộ, công chức, viên chức và người lao động đã có
a) Kéo dài 12 tháng (một năm) đối với các trường hợp:
– Cán bộ bị kỷ luật cách chức;
– Công chức bị kỷ luật giáng chức hoặc cách chức;
– Viên chức và người lao động bị kỷ luật cách chức.
b) Kéo dài 06 (sáu) tháng đối với các trường hợp:
– Cán bộ, công chức bị kỷ luật khiển trách hoặc cảnh cáo;
– Viên chức và người lao động bị kỷ luật cảnh cáo;
– Cán bộ, công chức, viên chức và người lao động không hoàn thành nhiệm vụ được giao hằng năm; trường hợp trong thời gian giữ bậc có 02 năm không liên tiếp không hoàn thành nhiệm vụ được giao thì mỗi năm không hoàn thành nhiệm vụ được giao bị kéo dài 06 (sáu) tháng.
c) Kéo dài 03 (ba) tháng đối với viên chức và người lao động bị kỷ luật khiển trách.
d) Trường hợp vừa không hoàn thành nhiệm vụ được giao vừa bị kỷ luật thì thời gian kéo dài nâng bậc lương thường xuyên là tổng các thời gian bị kéo dài quy định tại các Điểm a, b và c Khoản này.
đ) Trường hợp cán bộ, công chức, viên chức và người lao động là đảng viên bị kỷ luật Đảng thì thực hiện theo quy định tại Khoản 6 Điều 2 Quy định số 181-QĐ/TW ngày 30 tháng 3 năm 2013 của Bộ Chính trị về xử lý kỷ luật đảng viên vi phạm. Việc kéo dài thời gian nâng bậc lương thường xuyên được căn cứ vào hình thức xử lý kỷ luật do cơ quan quản lý cán bộ, công chức, viên chức và người lao động quyết định theo quy định của pháp luật.”
Như vậy, với trường hợp người lao động bị kỷ luật khiển trách còn bị kéo dài thời hạn nâng lương thường xuyên là 03 tháng.