Kê biên quyền sử dụng đất có tài sản gắn liền với đất. Thủ tục xử lý tài sản thế chấp khi đến hạn nhưng mất khả năng thanh toán.
Kê biên quyền sử dụng đất có tài sản gắn liền với đất. Thủ tục xử lý tài sản thế chấp khi đến hạn nhưng mất khả năng thanh toán.
Tóm tắt câu hỏi:
Mẹ có cho hai anh em một thửa đất và được cấp 2 sồ đỏ hai anh em cùng đứng tên. Diện tích 413m2. Và anh của em ủy quyền cho em đứng thế chấp để anh đứng tên công ty vay ngân hàng. Đến nay làm ăn thua lổ không trả được nợ, ngân hàng khởi kiện và đã đưa qua đội thi hành án. Mà trên thửa đất đó có nhà thờ ông bà,có nhà của mẹ và em đang ở xây 1973. Nếu như Ngân hàng lấy thì có để lại phần đất cho anh, em, mẹ để ở không và thời gian để bên đội thi hành án là bao lâu? Nếu tụi em bán một nửa tài sản để trả hết thì có thể xin không trả lãi được không? Xin được quý luật sư tư vấn và trả lời giúp em. Do trong hoàn cảnh bế tắt và không còn chỗ ở cho 3 mẹ con ở nữa. Chân thành cảm ơn!
Luật sư tư vấn:
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
1. Căn cứ pháp lý.
– Luật Thi hành án dân sự 2008
– Luật thi hành án dân sự sửa đổi, bổ sung năm 2014.
2. Giải quyết vấn đề.
Căn cứ theo Điều 355 Bộ luật dân sự 2005 quy định về vấn đề Xử lý tài sản thế chấp như sau:
“Điều 355. Xử lý tài sản thế chấp
Trong trường hợp đã đến hạn thực hiện nghĩa vụ dân sự mà bên có nghĩa vụ không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ thì việc xử lý tài sản thế chấp được thực hiện theo quy định tại Điều 336 và Điều 338 của Bộ luật này.”.
Như vậy, khi đến hạn thực hiện nghĩa vụ trả tiền cho Ngân hàng mà bạn không thực hiện được nghĩa vụ thì trước tiên tài sản thế chấp sẽ được xử lý theo phương thức do các bên thỏa thuận hoặc nếu không thì tài sản thế chấp sẽ được bán đấu giá theo quy định của pháp luật để thực hiện nghĩa vụ.
Trong trường hợp bạn không thực hiện đúng theo nghĩa vụ ban đầu đã cam kết thì trong trường hợp này, bên ngân hàng có quyền khởi kiện ra tòa án nhân dân có thẩm quyền sau đó, ngân hàng có quyền gửi đơn đến cơ quan thi hành án dân sự để yêu cầu thi hành án.
Về việc thực hiện thi hành án cưỡng chế theo quy định của Luật thi hành án dân sự 2008, sửa đổi bổ sung năm 2014 như sau:
-Trong thời gian 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được yêu cầu thi hành án, thủ trưởng cơ quan thi hành án ra quyết định thi hành án.
– Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày ra quyết định, các quyết định về thi hành án phải được gửi cho Viện kiểm sát nhân dân cùng cấp; Quyết định cưỡng chế thi hành án phải được gửi cho Ủy ban nhân dân cấp xã nơi tổ chức cưỡng chế thi hành án, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến việc thực hiện quyết định cưỡng chế thi hành án
– Ra thông báo về việc thi hành án: theo đó, trong thời gian 03 ngày làm việc, kể từ ngày ra văn bản: quyết định về viẹc thi hành án phải thông báo cho đương sự, ngươi có quyền và nghĩa vụ liên quan.
– Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày hết thời hạn tự nguyện thi hành án ( là 10 ngày kể từ ngày nhận được thông báo) mà người phải thi hành án không tự nguyện thi hành thì Chấp hành viên tiến hành xác minh, trong trường hợp đặc biệt có thể tiến hành xác minh ngay
– hết thời hạn tự nguyện thi hành án, nếu người phải thi hành án có điều kiện thi hành án mà không tự nguyện thì bị cưỡng chế theo quy định.
Về việc cưỡng chế quyền sử dụng đất:
Theo quy định của Điều 111 Luật Thi hành án dân sự 2008 thì:
“2. Khi kê biên quyền sử dụng đất có tài sản gắn liền với đất thuộc quyền sở hữu của người phải thi hành án thì kê biên cả quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất.
Trường hợp đất của người phải thi hành án có tài sản gắn liền với đất mà tài sản đó thuộc quyền sở hữu của người khác thì Chấp hành viên chỉ kê biên quyền sử dụng đất và thông báo cho người có tài sản gắn liền với đất….”
>>> Luật sư tư vấn về kê biên quyền sử dụng đất: 1900.6568
Theo thông tin bạn cung cấp, trên phần đất mà cơ quan thi hành án kê biên có nhà thờ của ông bà, có nhà của mẹ bạn đang ở, nếu được xác định không phải thuộc quyền sở hữu của bạn, thì chấp hành viên chỉ kê biên quyền sử dụng đất và thông báo cho mẹ bạn biết, để yêu cầu mẹ bạn tự nguyện dịch chuyển tài sản, nếu mẹ bạn không tự nguyện thì chấp hành viên hướng dẫn cho mẹ bạn và bạn thỏa thuận, nếu không thỏa thuận được thì chấp hành viên xử lý tài sản gắn liền với đất. Người có tài sản gắn liền với đất được hoàn trả tiền bán tài sản, nhận lại tài sản, trường hợp tài sản bị tháo dỡ thì phải chịu chi phí kê biên, định giá, bán đấu giá, tháo dỡ tài sản.
Nếu căn nhà là sở hữu chung của bạn với mẹ bạn và người khác, thì chấp hành viên vẫn cưỡng chế toàn bộ tài sản và thanh toán lại cho đồng chủ sỡ hữu phần giá trị tài sản thuộc quyền sở hữu của người còn lại.
Về việc bạn bán một nửa tài sản để trả gốc:
Trường hợp bạn muốn bán một nửa tài sản để trả hết thì có thể xin không trả lãi được hay không thì trong trường hợp này bạn cần thỏa thuận với phía bên ngân hàng theo quy định của Điều 5