Nhân viên hạng III làm kế toán trưởng và làm trưởng phòng được hưởng chế độ lương và phụ cấp trách nhiệm như thế nào?
Nhân viên hạng III làm kế toán trưởng và làm trưởng phòng được hưởng chế độ lương và phụ cấp trách nhiệm như thế nào?
Tóm tắt câu hỏi:
Theo luật hiện hành thì một cán bộ, công nhân viên trong Công ty Nhà Nước thuộc Công ty hạng 3 của tỉnh Điện Biên đang làm kế toán trưởng và làm trưởng phòng được hưởng chế độ lương và phụ cấp trách nhiệm như thế nào? Hiện tại đang có 2 quyết định được bổ nhiệm: 1 là trưởng phòng và 1 là kế toán trưởng có đúng không? Tiền lương được hưởng: Theo hệ số lương là bao nhiêu và phụ cấp trách nhiệm là bao nhiêu? Thuộc Nghị định hay Thông tư nào? Tiền nộp các loại bảo hiểm bắt buộc: Theo hệ số lương và phụ cấp trách nhiệm là bao nhiêu? Thuộc Nghị định hay Thông tư nào?
Luật sư tư vấn:
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
Hiện nay, pháp luật chỉ hướng dẫn riêng về xây dựng thang lương bản lương, phụ cấp lương đối với người lao động của công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do nhà nước làm chủ sở hữu. Đối với công ty nhà nước nhưng thuộc loại hình doanh nghiệp khác thì việc xây dựng thang lương, bảng lương tuân theo nguyên tắc chung tại Nghị định 49/2013/NĐ-CP.
Đối với một người vừa làm kế toán trưởng, vừa làm trưởng phòng trong công ty nhà nước hạng III thì tiền lương, phụ cấp được quy định tại Nghị định 51/2013/NĐ-CP và Thông tư 17/2015/TT-BLĐTBXH như sau:
– Tiền lương được trả theo nguyên tắc tại khoản 1,2 Điều 4 Nghị định 51/2013/NĐ-CP:
1. Tiền lương đối với viên chức quản lý chuyên trách được xác định và trả lương gắn với hiệu quả sản xuất, kinh doanh, kết quả quản lý, điều hành hoặc kiểm soát và có khống chế mức hưởng tối đa.
2. Thù lao đối với viên chức quản lý không chuyên trách tại công ty được tính theo công việc và thời gian làm việc, nhưng không vượt quá 20% tiền lương của viên chức quản lý chuyên trách; đối với viên chức quản lý được cử đại diện vốn góp ở nhiều công ty, doanh nghiệp khác thì khoản thù lao do công ty, doanh nghiệp khác trả được nộp về công ty để chi trả theo mức độ hoàn thành nhiệm vụ, nhưng tối đa không vượt quá 50% mức tiền lương thực tế được hưởng tại công ty. Phần còn lại (nếu có) được hạch toán vào thu nhập khác của công ty.
Như vậy khi vừa làm kế toán trưởng, vừa làm trưởng phòng bạn được hưởng tiền lương và thù lao tương ứng với hiệu quả làm việc của mình, cụ thể: Kế toán trưởng công ty hạng III thì hệ số mức lương từ 4,33 đến 4,66 mức lương cơ sở (theo Phụ lục I Nghị định 51/2013/NĐ-CP). Trưởng phòng công ty hạng III thì hệ số lương tối đa đối với bậc cao nhất là 4,99 mức lương cơ sở (theo mục 4 Phụ lục I Thông tư 17/2015/TT-BLĐTBXH).
– Chế độ phụ cấp:
+) Phụ cấp trách nhiệm: theo khoản 2 Điều 11 Thông tư 17/2015/TT-BLĐTBXH, phụ cấp trách nhiệm được áp dụng đối với người lao động làm một số công việc thuộc công tác quản lý (như tổ trưởng, tổ phó, đội trưởng, đội phó, quản đốc, đốc công, trưởng ca, phó trưởng ca, trưởng kíp, phó trưởng kíp và chức danh tương tự) hoặc công việc đòi hỏi trách nhiệm cao hơn so với trách nhiệm đã tính trong mức lương của thang lương, bảng lương (như thủ quỹ, thủ kho, kiểm ngân và chức danh tương tự). Công ty rà soát, đánh giá yếu tố trách nhiệm đối với công việc để xác định mức phụ cấp trách nhiệm, bảo đảm mức phụ cấp cao nhất không vượt quá 10% mức lương của công việc hoặc chức danh trong thang lương, bảng lương. Vì vậy nếu bạn vừa làm kế toán trưởng, vừa làm trưởng phòng thì bạn được hưởng phụ cấp trách nhiệm với cả hai chức danh này, phụ cấp với mỗi chức danh không quá 10% mức lương của chức danh.
>>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.6568
+) Phụ cấp chức vụ: theo khoản 6 Điều 11 Thông tư 17/2015/TT-BLĐTBXH trường hợp công ty quy định Trưởng phòng hưởng lương chuyên môn, cộng phụ cấp chức vụ thì Trưởng phòng được hưởng thêm phụ cấp chức vụ. Công ty đánh giá yếu tố phức tạp công việc của chức danh Trưởng phòng, so sánh tương quan với công việc chuyên môn, nghiệp vụ để xác định mức phụ cấp, bảo đảm cao nhất không vượt quá 15% mức lương chuyên môn, nghiệp vụ cao nhất trong bảng lương của lao động chuyên môn, nghiệp vụ.
Đối với người vừa làm kế toán trưởng vừa làm trưởng phòng trong công ty nhà nước không phải công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do nhà nước làm chủ sở hữu, pháp luật không quy định cụ thể mức lương và phụ cấp. Bảng lương và các chế độ phụ cấp của kế toán trưởng, trưởng phòng trong trường hợp này do công ty tự xây dựng dựa trên các nguyên tắc của Nghị định 49/2013/NĐ-CP.
Về tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội Điều 94 Luật bảo hiểm xã hội quy định:
1. Người lao động thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định thì tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội là tiền lương theo ngạch, bậc, cấp bậc quân hàm và các khoản phụ cấp chức vụ, phụ cấp thâm niên vượt khung, phụ cấp thâm niên nghề (nếu có). Tiền lương này được tính trên cơ sở mức lương tối thiểu chung.
2. Đối với người lao động đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định thì tiền lương, tiền công tháng đóng bảo hiểm xã hội là mức tiền lương, tiền công ghi trong
Như vậy, nếu bạn làm kế toán trưởng và trưởng phòng công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do nhà nước làm chủ sở hữu thì tiền lương đóng bảo hiểm xã hội là tiền lương theo bậc bạn được hưởng và phụ cấp chức vụ. Nếu không thuộc trường hợp này, tiền lương đóng bảo hiểm của bạn là tiền lương được ghi trong hợp đồng lao động.
Hy vọng rằng sự tư vấn của chúng tôi sẽ giúp bạn lựa chọn phương án thích hợp nhất để giải quyết những vướng mắc của bạn. Nếu còn bất cứ thắc mắc gì liên quan đến sự việc bạn có thể liên hệ Tổng đài