Sự có mặt của đương sự là một trong những yếu tố thúc đẩy quá trình giải quyết tranh chấp được diễn ra nhanh chóng và thuận lợi. Dưới đây là quy định của pháp luật về việc hướng giải quyết tranh chấp đất đai khi một bên vắng mặt.
Mục lục bài viết
1. Hướng giải quyết tranh chấp đất đai khi một bên vắng mặt:
Theo quy định của pháp
1.1. Hoà giải giải quyết tranh chấp đất đai khi một bên vắng mặt:
Tự hòa giải và hòa giải tại cơ sở chính là các phương thức mà nhà nước khuyến khích các bên áp dụng khi có tranh chấp xảy ra. Nếu như các bên không thể tự hóa giải được hoặc hòa giải không thành thì có thể gửi đơn lên cơ quan nhà nước có thẩm quyền đó là Uỷ ban nhân dân nơi có đất tranh chấp tọa lạc để tiến hành hòa giải theo trình tự thủ tục pháp luật quy định. Tuy nhiên sẽ không thể tránh khỏi trường hợp hòa giải tại Uỷ ban nhân dân xã nhưng một bên lại vắng mặt. Thủ tục hòa giải tranh chấp vắng mặt một bên được tiến hành tại Uỷ ban nhân dân xã theo quy định của pháp luật hiện nay kéo dài trong thời hạn không quá 45 ngày, được tính kể từ ngày nhận được yêu cầu giải quyết tranh chấp. Và quá trình hòa giải sẽ được lập thành biên bản đầy đủ nội dung theo quy định của pháp luật. Đó có thể là biên bản hòa giải thành hoặc hòa giải không thành, có chữ ký của các bên và được lưu tại Uỷ ban nhân dân xã nơi có mảnh đất tranh chấp.
Ngoài ra trong trường hợp hòa giải tại Uỷ ban nhân dân xã nhưng bên đương sự vắng mặt đến lần thứ hai tại buổi hòa giải mà ủy ban tổ chức thì sẽ được xem như quá trình hòa giải không thành căn cứ theo quy định tại Điều 88
– Việc hòa giải chỉ được tiến hành khi các bên đương sự tranh chấp đều có mặt;
– Nếu như trong trường hợp một trong các bên tranh chấp vắng mặt đến lần thứ 02 thì sẽ được coi là việc hòa giải không thành.
Khi đó thì các bên tranh chấp có quyền khởi kiện ra toà án để có thể giải quyết tranh chấp theo thủ tục tố tụng dân sự.
1.2. Khởi kiện để giải quyết tranh chấp đất đai khi một bên vắng mặt:
Theo pháp luật Việt Nam hiện nay, thì đối với trường hợp bị đơn cố tình vắng mặt tại phiên tòa (không có lí do chính đáng và không có đơn xin xét xử vắng mặt) thì tòa án vẫn giải quyết vụ án bình thường theo quy định của pháp luật, vì theo quy định của pháp luật Tòa án chỉ đình chỉ giải quyết vụ án khi triệu tập 02 lần mà nguyên đơn vẫn không có mặt. Ngoài ra, căn cứ theo Điều 192 và Điều 193 của Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015, trường hợp đương sự không có mặt tại phiên toà sơ thẩm mà không có lý do hợp lệ, tòa án có quyền hoãn phiên toà một lần với thời hạn tối đa không quá 30 ngày để bên đó có cơ hội có mặt. Trường hợp đương sự không có mặt vì lý do hợp lệ thì tòa án có thể xem xét hoãn phiên toà một lần với thời hạn nhất định để đảm bảo quyền lợi của bên đó. Hoặc đôi khi có trường hợp trong vụ án có nhiều đương sự, nhưng một số đương sự không thể có mặt tại phiên toà dựa vào các lý do cá nhân, công việc hoặc sức khỏe. Cụ thể như sau:
– Tại lần triệu tập hợp lệ thứ nhất đến phiên tòa sơ thẩm để giải quyết tranh chấp nhưng một bên đương sự vắng mặt thì Hội đồng xét xử phải hoãn phiên tòa;
– Tại lần triệu tập hợp lệ thứ hai mà đương sự vắng mặt vì sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan thì Tòa án có thể hoãn phiên tòa. Nếu không vì sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan thì xử lý như sau:
+ Nguyên đơn vắng mặt mà không có người đại diện tham gia phiên tòa thì ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án đối với yêu cầu khởi kiện, khi đó thì nguyên đơn có quyền khởi kiện lại;
+ Bị đơn không có yêu cầu phản tố vắng mặt mà không có người đại diện tham gia phiên tòa thì tiến hành xét xử vắng mặt ;
+ Bị đơn có yêu cầu phản tố vắng mặt mà không có người đại diện tham gia phiên tòa thì Tòa án quyết định đình chỉ giải quyết đối với yêu cầu phản tố, khi đó bị đơn có quyền khởi kiện lại.
Ngoài ra, trình tự và thủ tục khởi kiện giải quyết vụ án được thực hiện như sau:
– Nộp đơn khởi kiện tại tòa án nhân dân có thẩm quyền giải quyết;
– Tòa án thụ lý và giải quyết vụ án theo quy định của pháp luật;
– Tòa án xét xử sơ thẩm đối với yêu cầu của các bên;
– Tòa án xét xử phúc thẩm nếu có kháng cáo, kháng nghị trong thời hạn luật định.
2. Thời hạn giải quyết tranh chấp đất đai khi một bên vắng mặt:
Theo Điều 61 của
– Hòa giải trong thời hạn là không quá 45 ngày;
– Tranh chấp được giải quyết tại cấp huyện không có 45 ngày và cấp tỉnh không quá 60 ngày (đối với những vụ việc phức tạp);
– Tranh chấp được giải quyết tại Bộ Tài nguyên và môi trường thì không quá 90 ngày, còn đối với trường hợp cưỡng chế và không tự nguyện thi hành là 30 ngày kể từ ngày quyết định có hiệu lực pháp luật.
3. Nguyên tắc giải quyết tranh chấp đất đai khi một bên vắng mặt:
Trong nền kinh tế thị trường với sự tham gia của nhiều thành phần kinh tế, thì quan hệ pháp luật đất đai đã trở nên đa dạng và phức tạp kéo theo các tranh chấp đất đai phát sinh vô cùng gay gắt. Vì thế quá trình giải quyết tranh chấp đất đai nói chung và tranh chấp đất đai khi một bên vắng mặt nói riêng sẽ phải đáp ứng được những yêu cầu nhất định mà thực tế đặt ra. Để đáp ứng được những yêu cầu đó thì phải thực hiện được các nguyên tắc sau đây:
Thứ nhất, nguyên tắc đất đai thuộc sở hữu toàn dân do nhà nước thống nhất quản lý. Theo quy định của hiến pháp thì đất đai là tài nguyên thuộc sở hữu toàn dân do nhà nước đại diện chủ sở hữu. Cụ thể hóa quy định của hiến pháp thì pháp luật đất đai hiện hành quy định rằng, đất đai thuộc sở hữu toàn dân do nhà nước thống nhất quản lý. Điều đó một lần nữa khẳng định toàn bộ đất đai trên lãnh thổ Việt Nam đều thuộc quyền sở hữu toàn dân. Vì thế cho nên trong quá trình giải quyết tranh chấp đất đai khi có sự vắng mặt của một bên thì vẫn phải đảm bảo cũng như tôn trọng nguyên tắc này, bảo vệ quyền đại diện sở hữu đất đai của nhà nước cũng như bảo vệ thành quả cách mạng của nhân dân ta đã giành được.
Thứ hai, đảm bảo lợi ích của người sử dụng đất, nhất là lợi ích về kinh tế. Tôn trọng quyền định đoạt của các chủ thể khi tham gia vào quan hệ pháp luật đất đai chính là tôn trọng sự tự do và thương lượng của họ trên cơ sở quy định của pháp luật. Do đó cho nên cần phải có sự hòa giải, và hóa giải chính là cách thức cũng như nguyên tắc giải quyết tranh chấp đất đai quan trọng và đạt hiệu quả tốt nhất.
Thứ ba, nguyên tắc giải quyết tranh chấp đất đai nhằm mục đích ổn định tình hình chính trị và kinh tế xã hội. Đồng thời bên cạnh đó thì cũng phải đảm bảo chế độ pháp chế xã hội chủ nghĩa. Phát hiện và xử lý kịp thời những tình trạng vi phạm sẽ tác động lớn đến tâm lý của người dân và tránh tình trạng tranh chấp đất đai kéo dài.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Luật Đất đai năm 2013;
– Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015;
–