Công chức cấp xã, phường là những cá nhân có vai trò tham mưu giúp đỡ cho Ủy ban nhân dân cấp xã các công tác quản lý nhà nước theo lĩnh vực chuyên môn được giao trên địa bàn cấp xã, phường. Vậy theo quy định của pháp luật hiện nay thì hướng dẫn xếp ngạch lương cho công chức cấp xã, phường được quy định như thế nào?
Mục lục bài viết
1. Hướng dẫn xếp ngạch lương cho công chức cấp xã, phường:
Căn cứ theo quy định tại Điều 10 của Thông tư 13/2019/TT-BNV của Bộ Nội vụ, có hướng dẫn cụ thể về vấn đề xếp ngạch lương cho công chức cấp xã, phường. Theo đó:
(1) Đối với các cán bộ, công chức công tác và làm việc tại cấp xã có trình độ học vấn tốt nghiệp đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ từ trung cấp trở lên, thì theo quy định của pháp luật sẽ thực hiện thủ tục xếp lương giống như các cá nhân công chức hành chính căn cứ theo quy định cụ thể tại bảng lương số 2 (bảng lương chuyên môn, nghiệp vụ đối với các cá nhân là cán bộ, công chức công tác và làm việc trong các cơ quan nhà nước) ban hành kèm theo
+ Các cán bộ, công chức cấp xã có trình độ học vấn tốt nghiệp đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ đại học trở lên theo quy định của pháp luật sẽ được xếp lương theo ngạch chuyên viên (hiện nay đang được áp dụng theo công chức loại A1), các cán bộ và công chức cấp xã có trình độ tốt nghiệp đào tạo chuyên môn nghiệp vụ cao đẳng theo quy định của pháp luật sẽ được xếp lương theo ngạch cán sự (hiện nay đang được áp dụng theo công chức loại A0), các cán bộ và công chức cấp xã có trình độ học vấn tốt nghiệp chuyên môn nghiệp vụ trung cấp theo quy định của pháp luật hiện nay sẽ được xếp lương theo ngạch nhân viên (hiện nay đang được áp dụng theo công chức loại B), căn cứ theo quy định tại Điều 19a của Thông tư 11/2014/TT-BNV của Bộ Nội vụ về việc quy định chức danh, mã số ngạch và tiêu chuẩn nghiệp vụ chuyên môn các ngạch công chức chuyên ngành hành chính;
+ Các cán bộ và công chức cấp xã có văn bằng tốt nghiệp trình độ đào tạo chuyên môn nghiệp vụ từ trung cấp trở lên sẽ được thực hiện theo quy định cụ thể của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đó là Bộ giáo dục và đào tạo, đồng thời được thực hiện theo quy định cụ thể của các cơ quan và tổ chức có thẩm quyền cấp bằng.
(2) Trong trường hợp trong khoảng thời gian công tác và làm việc, các cán bộ/công chức cấp xã có sự thay đổi về trình độ chuyên môn đào tạo, có sự thay đổi về nghiệp vụ căn cứ theo quy định tại Điều 5 của Nghị định 92/2009/NĐ-CP nếu đã tự túc đi học và thuộc trường hợp không được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cử đi học tính đến ngày Nghị định 34/2019/NĐ-CP có hiệu lực thi hành, tuy nhiên các cá nhân này vẫn chưa được cấp bằng tốt nghiệp chuyên môn nghiệp vụ thì theo quy định của pháp luật, các cán bộ và công chức đó sẽ được xếp lương theo trình độ đào tạo mới được tính bắt đầu kể từ ngày các cá nhân được cấp bằng tốt nghiệp, trong trường hợp đã được cấp bằng tốt nghiệp chuyên môn nghiệp vụ mới thì các cá nhân đó sẽ được xếp lương theo trình độ đào tạo mới được tính bắt đầu kể từ ngày Nghị định 34/2019/NĐ-CP có hiệu lực thi hành.
(3) Trong trường hợp trước khi các cán bộ và công chức cấp xã được tuyển dụng trở thành công chức, trước đó các cá nhân này đã đảm nhiệm công việc hoàn toàn phù hợp với chức danh công chức cấp xã, đồng thời có tham gia chế độ đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc theo quy định của pháp luật (nếu trong trường hợp có khoảng thời gian công tác có đóng chế độ bảo hiểm xã hội bắt buộc không liên tục mà chưa được nhận tiền trợ cấp bảo hiểm xã hội một lần thì sẽ được cộng dồn) thì sẽ được sử dụng để tính làm căn cứ xếp lương sao cho phù hợp với chức danh công chức được tuyển dụng. Đồng thời, chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện là cơ quan có thẩm quyền ra quyết định về vấn đề xếp lương đối với từng trường hợp cụ thể khi có sự thay đổi về trình độ chuyên môn nghiệp vụ của cán bộ, công chức cấp xã. Trong trường hợp các cá nhân có thời gian công tác có tham gia chế độ đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc theo quy định của pháp luật thì khi cá nhân đó được tuyển dụng vào công chức cấp xã, theo nguyên tắc và cách tính xếp lương sẽ được thực hiện theo quy định tại Thông tư 79/2005/TT-BNV của Bộ Nội vụ, và các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan.
2. Cán bộ, công chức cấp xã gồm những ai?
Căn cứ theo quy định tại Điều 3 của Nghị định 92/2009/NĐ-CP, có quy định về cán bộ cấp xã. Theo đó, cán bộ và công chức cấp xã bao gồm các chức vụ như sau:
- Bí thư, phó bí thư Đảng ủy;
- Chủ tịch, phó chủ tịch Hội đồng nhân dân;
- Chủ tịch, phó chủ tịch Ủy ban nhân dân;
- Chủ tịch Ủy ban mặt trận tổ quốc Việt Nam;
- Bí thư Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh;
- Chủ tịch Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam;
- Chủ tịch Hội nông dân Việt Nam trong trường hợp áp dụng đối với xã, phường có tổ chức Hội nông dân Việt Nam;
- Chủ tịch Hội cựu chiến binh Việt Nam.
Đồng thời, công chức cấp xã có các chức danh cơ bản như sau:
- Trưởng công an;
- Chỉ huy trưởng quân sự;
- Văn phòng, thống kê;
- Địa chính, xây dựng, đô thị và môi trường;
- Tài chính, kế toán;
- Tư pháp, hộ tịch;
- Văn hóa, xã hội.
Như vậy, cán bộ và công chức cấp xã bao gồm các chức vụ nêu trên.
3. Chế độ nâng bậc lương với cán bộ, công chức cấp xã hiện nay:
Căn cứ theo quy định tại Điều 17 của Nghị định 33/2023/NĐ-CP, có quy định về chế độ nâng lương đối với cán bộ và công chức cấp xã. Theo đó, cán bộ và công chức cấp xã được quy định cụ thể tại Điều 16 của Nghị định 33/2023/NĐ-CP, hiện nay thực hiện chế độ nâng lương thường xuyên, nâng lương trước thời hạn, hoặc kéo dài thời gian nâng lương theo quy định cụ thể của Chính phủ về chế độ tiền lương áp dụng đối với các cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang nhân dân.
Đối chiếu với quy định tại Điều 16 của Nghị định 33/2023/NĐ-CP, có quy định về vấn đề xếp lương đối với cán bộ và công chức cấp xã. Theo đó, cán bộ và công chức cấp xã có trình độ tốt nghiệp đào tạo theo tiêu chuẩn quy chuẩn về trình độ chuyên môn nghiệp vụ căn cứ theo quy định tại Nghị định 33/2023/NĐ-CP, sẽ được thực hiện thủ tục xếp lương giống như công chức hành chính có cùng trình độ chuyên môn đào tạo, thực hiện theo quy định tại bảng lương chuyên môn nghiệp vụ áp dụng đối với các cán bộ và công chức công tác và làm việc trong các cơ quan nhà nước ban hành kèm theo các nghị định của Chính phủ quy định cụ thể về chế độ tiền lương áp dụng đối với các cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang nhân dân. Đồng thời, văn bằng tốt nghiệp trình độ đào tạo sẽ được thực hiện theo quy định cụ thể của Bộ giáo dục và đào tạo, thực hiện theo quy định của các cơ quan và tổ chức có thẩm quyền cấp bằng. Đồng thời, trong trường hợp công chức cấp xã có sự thay đổi về trình độ chuyên môn đào tạo phù hợp với chức danh đang đảm nhận thì sẽ được đề nghị Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện xếp lương theo trình độ đào tạo mới được tính bắt đầu kể từ ngày cấp bằng tốt nghiệp.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Nghị định 33/2023/NĐ-CP quy định về cán bộ, công chức cấp xã;
– Nghị định 92/2009/NĐ-CP về chức danh, số lượng, chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức ở xã, phường, thị trấn;
–
– Thông tư 13/2019/TT-BNV của Bộ Nội vụ về việc hướng dẫn một số quy định về cán bộ, công chức cấp xã và người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, ở thôn, tổ dân phố;
– Thông tư 04/2022/TT-BNV của Bộ Nội vụ về việc sửa đổi, bổ sung điểm c khoản 1 Điều 1 của Thông tư 13/2019/TT-BNV ngày 06/11/2019 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ hướng dẫn một số quy định về cán bộ, công chức cấp xã và người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, ở thôn, tổ dân phố.
THAM KHẢO THÊM: