Thủ trưởng cơ quan thi hành án ra quyết định trả lại tiền, tài sản tạm giữ trong trường hợp là bản án, quyết định tuyên trả lại tài sản cho đương sự. Trường hợp người được trả lại tài sản mà đồng thời là người phải thi hành nghĩa vụ trả tiền không tự nguyện thi hành án thì Chấp hành viên xử lý theo quy định. Vậy quy định về hướng dẫn thanh toán tiền, trả tài sản trong thi hành án như thế nào?
Mục lục bài viết
1. Hướng dẫn thanh toán tiền, trả tài sản trong thi hành án:
Căn cứ Điều 18 Thông tư 04/2023/TT-BTP của Bộ Tư pháp hướng dẫn thực hiện một số các thủ tục về quản lý hành chính và biểu mẫu nghiệp vụ ở trong thi hành án dân sự thì thanh toán tiền, trả tài sản trong thi hành án được hướng dẫn như sau:
– Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày thu tiền, tài sản thi hành án, giao tài sản cho chính người mua được tài sản bán đấu giá, cơ quan thi hành án dân sự phải tiến hành việc thanh toán tiền, trả lại tài sản thi hành án theo thứ tự quy định tại Điều 47 của Luật Thi hành án dân sự và thu phí thi hành án theo các quy định của pháp luật. Chấp hành viên sẽ thực hiện thông báo cho đương sự đến nhận tiền, tài sản. Thông báo đến nhận tiền, tài sản cần phải ghi rõ: yêu cầu đương sự khi đến nhận tiền hay tài sản phải xuất trình tài khoản định danh điện tử theo đúng các quy định của pháp luật hoặc mang theo một trong các giấy tờ sau đây: Thẻ căn cước công dân hoặc là Chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu hoặc Giấy xác nhận thông tin về cư trú, Giấy thông báo số định danh cá nhân và các thông tin của công dân trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư (các giấy tờ trên phải là bản chính).
– Việc thanh toán tiền, trả lại tài sản sẽ được thực hiện theo một trong các hình thức dưới đây:
+ Đương sự trực tiếp đến nhận tiền tại trụ sở của cơ quan thi hành án. Trường hợp này thì Chấp hành viên sẽ đề nghị kế toán làm thủ tục chi trả tiền.
+ Đương sự mà ủy quyền cho người khác nhận thay:
++ Trường hợp này, người được ủy quyền nhận thay phải có
++ Hồ sơ thi hành án lưu bản chụp giấy ủy quyền và bản chụp một trong những giấy tờ sau đây: Thẻ căn cước công dân hoặc là Chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu hoặc Giấy xác nhận các thông tin về cư trú, Giấy thông báo số định danh cá nhân và các thông tin của công dân trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư (các giấy tờ trên phải là bản chính); chứng từ kế toán lưu bản chính giấy ủy quyền và bản chụp một trong những giấy tờ đã nêu trên.
+ Đương sự mà đề nghị chuyển tiền qua bưu điện hoặc chuyển khoản:
++ Trường hợp này, đương sự phải có đơn đề nghị chuyển tiền qua bưu điện hoặc là chuyển khoản. Đơn đề nghị ghi rõ họ tên, địa chỉ của chính người nhận tiền, thông tin số tài khoản nhận tiền (ở trong trường hợp đề nghị chuyển khoản). Đơn đề nghị được gửi trực tiếp hoặc qua bưu điện.
++ Trên cơ sở đơn đề nghị của đương sự, Chấp hành viên đề nghị kế toán lập phiếu chi và thực hiện việc gửi tiền cho đương sự qua bưu điện hoặc chuyển khoản. Cước phí chuyển tiền qua bưu điện hoặc là chuyển khoản do người nhận tiền chịu và được trừ vào trong số tiền họ được nhận. Giấy chuyển tiền qua bưu điện và phiếu báo nhận tiền (bản chụp) lưu ở trong hồ sơ thi hành án cùng với phiếu chi, bản chính lưu tại bộ phận kế toán.
– Trường hợp người được thi hành án là doanh nghiệp hay là cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội, tổ chức kinh tế cử người đại diện hợp pháp đến nhận tiền thi hành án được quy định tại khoản 3 Điều 49 Nghị định số
– Hết thời hạn 15 ngày, kể từ ngày thông báo mà người được nhận tiền không có đến nhận tiền, cơ quan thi hành án dân sự xử lý vụ việc theo quy định tại khoản 2, khoản 5 của Điều 49
2. Cách giải quyết khi đương sự không thực hiện thủ tục thanh toán tiền, trả tài sản trong thi hành án:
Cách giải quyết khi đương sự không thực hiện về thủ tục thanh toán tiền, trả tài sản trong thi hành án cụ thể như sau:
– Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự ra quyết định trả lại tiền, tài sản tạm giữ ở trong trường hợp là bản án, quyết định tuyên trả lại tài sản cho chính đương sự. Trong trường hợp người được trả lại tiền, tài sản tạm giữ mà đồng thời cũng là người phải thi hành nghĩa vụ trả tiền không tự nguyện thi hành án thì Chấp hành viên sẽ xử lý tiền, tài sản đó sẽ để thi hành án.
– Sau khi mà có quyết định trả lại tiền, tài sản tạm giữ, Chấp hành viên sẽ phải thông báo cho đương sự thời gian, địa điểm nhận lại tiền, tài sản.
– Hết thời hạn 15 ngày, kể từ ngày được thông báo mà đương sự mà không đến nhận tiền thì khi đó Chấp hành viên sẽ gửi số tiền đó theo hình thức là tiết kiệm không kỳ hạn và thông báo cho đương sự.
– Hết thời hạn 03 tháng, kể từ ngày được thông báo nhưng đương sự mà không đến nhận tài sản mà cũng không có lý do chính đáng thì khi đó Chấp hành viên sẽ xử lý tài sản theo quy định về Định giá tài sản kê biên, về Định giá lại tài sản kê biên, về Bán tài sản đã kê biên và sẽ gửi số tiền đã thu được theo hình thức tiết kiệm không kỳ hạn, đồng thời thông báo cho đương sự.
+ Hết thời hạn 05 năm, kể từ ngày bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật mà đương sự cũng vẫn không đến để nhận số tiền đã được gửi tiết kiệm mà không có các lý do chính đáng thì khi đó cơ quan thi hành án dân sự làm thủ tục sung quỹ nhà nước.
3. Quy định về bảo quản tài sản khi chưa thanh toán tiền, trả tài sản trong thi hành án:
Bảo quản tài sản khi chưa thanh toán tiền hay trả tài sản trong thi hành án được quy định như sau:
– Tài sản phải được bảo quản theo quy định của pháp luật, phải có sổ ghi chép rõ ràng, đầy đủ theo đúng các quy định của pháp luật
– Tài sản để trong kho phải sắp xếp gọn gàng, khoa học, có dán nhãn, ghi rõ tên của vụ án, chủ sở hữu của tài sản (nếu như có) gắn vào từng loại tài sản. Việc bảo quản tài sản sẽ phải bảo đảm nguyên vẹn, không để mất mát, lẫn lộn, hư hỏng hoặc là gây ô nhiễm môi trường, gây nguy hại cho tài sản của Nhà nước, tổ chức, cá nhân và đến tính mạng, sức khỏe của con người.
– Trường hợp tài sản quá lớn, không thể bố trí bảo quản tại cơ quan thi hành án dân sự thì sẽ tùy từng trường hợp cụ thể, Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự sẽ có thể thuê cơ quan, đơn vị có điều kiện bảo quản.
– Người được giao trách nhiệm bảo quản tài sản hoặc những cơ quan, tổ chức, cá nhân khác khi phát hiện tài sản bị mất mát, hư hỏng hoặc là thay đổi hiện trạng niêm phong phải kịp thời báo cáo đến Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự để có biện pháp xử lý theo quy định của pháp luật.
– Định kỳ hàng quý, 06 tháng và năm, cơ quan thi hành án dân sự sẽ phải thực hiện chế độ kiểm kê kho bảo quản tài sản. Việc kiểm kê tài sản sẽ phải được lập biên bản, ghi rõ giờ, ngày, tháng, năm kiểm kê; tên, số lượng và cả tình trạng của từng loại tài sản, có chữ ký của kế toán, thủ kho và Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự.
Những văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Thông tư 04/2023/TT-BTP của Bộ Tư pháp hướng dẫn thực hiện một số thủ tục về quản lý hành chính và biểu mẫu nghiệp vụ trong thi hành án dân sự
THAM KHẢO THÊM: