Mục lục bài viết
- 1 1. Khái niệm, mục đích của thi hành án tín dụng ngân hàng:
- 2 2. Đặc điểm thi hành án tín dụng ngân hàng:
- 3 3. Bản chất thi hành án tín dụng ngân hàng:
- 4 4. Vai trò của thi hành án tín dụng ngân hàng:
- 5 5. Phân loại thi hành án tín dụng ngân hàng:
- 6 6. Tiêu chí đánh giá hiệu quả của hoạt động thi hành án tín dụng ngân hàng:
- 7 7. Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả thi hành án tín dụng ngân hàng:
- 8 8. Mục tiêu của pháp luật thi hành án tín dụng ngân hàng:
- 9 9. Nguyên tắc thi hành án tín dụng ngân hàng:
- 10 10. Cơ cấu tổ chức của hệ thống cơ quan thi hành án tín dụng ngân hàng:
- 11 11. Địa vị pháp lý của các đương sự trong thi hành án tín dụng ngân hàng:
- 12 12. Trình tự, thủ tục thi hành án tín dụng ngân hàng:
1. Khái niệm, mục đích của thi hành án tín dụng ngân hàng:
Thi hành án tín dụng ngân hàng là hoạt động do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền tiến hành theo trình tự, thủ tục được pháp luật quy định để nhằm mục đích thi hành nội dung của bản án, quyết định liên quan đến đối tượng là hoạt động tín dụng ngân hàng do Tòa án nhân dân, Trọng tài thương mại có thẩm quyền ra phán quyết theo quy định của pháp luật.
Mục đích của thi hành án tín dụng ngân hàng chính là việc hiện thực hóa bản án, quyết định sau khi được các cơ quan có thẩm quyền xét xử để bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của người được thi hành án ở đây là các tổ chức tín dụng.
2. Đặc điểm thi hành án tín dụng ngân hàng:
Thứ nhất, thi hành án tín dụng ngân hàng là hoạt động mang tính quyền lực nhà nước:
Thứ hai, đối tượng thi hành án tín dụng ngân hàng hướng đến là các loại tài sản đã được thế chấp cho ngân hàng trong hợp đồng tín dụng:
Thứ ba, thi hành án tín dụng ngân hàng vừa đề cao, tôn trọng sự thoả thuận, quyền tự do định đoạt của đương sự và cũng mang tính cưỡng chế cứng rắn bắt buộc của Nhà nước:
Thứ tư, việc xác minh điều kiện thi hành án tín dụng ngân hàng tương đối thuận lợi nhưng việc xử lý tài sản đảm bảo thi hành án tín dụng ngân hàng | thường mất nhiều thời gian:
3. Bản chất thi hành án tín dụng ngân hàng:
Thi hành án tín dụng ngân hàng chính là việc bản án, quyết định sau khi xét xử tại các cơ quan tài phán được chuyển giao cho cơ quan thi hành án dân sự, để cơ quan này tổ chức thi hành theo đúng nội dung của bản án, quyết định. Do đó, có thể quan niệm, cơ quan thi hành án dân sự giống như một cơ chế đòi nợ cho tổ chức tín dụng.
4. Vai trò của thi hành án tín dụng ngân hàng:
Thứ nhất, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của ngân hàng và góp phần ổn định sự phát triển của nền kinh tế:
Thứ hai, thi hành án tín dụng ngân hàng góp phần tăng cường và nâng cao chất lượng hoạt động xét xử, giải quyết tranh chấp về tín dụng ngân hàng:
Thứ ba, thi hành án tín dụng ngân hàng góp phần nâng cao ý thức tuân thủ và chấp hành pháp luật, trách nhiệm của mọi cá nhân, tổ chức trong xã hội:
5. Phân loại thi hành án tín dụng ngân hàng:
– Dựa trên căn cứ vào chủ thể người phải thi hành án, thi hành án tín dụng ngân hàng được chia làm hai loại đó là: Thi hành án tín dụng đối với cá nhân, hộ gia đình; và thi hành án tín dụng đối với tổ chức có đăng ký kinh doanh.
– Dựa trên yếu tố đảm bảo của các khoản nợ, thi hành án tín dụng ngân hàng được chia thành: Thi hành án tín dụng ngân hàng có tài sản đảm bảo và thi hành án tín dụng ngân hàng không có tài sản đảm bảo.
– Dựa trên yếu tố nghĩa vụ của người phải thi hành án, thi hành án tín dụng ngân hàng chia làm: Thi hành án tín dụng ngân hàng về các nghĩa vụ trong hợp đồng tín dụng (dưới hình thức là hợp đồng cho vay); thi hành án tín dụng ngân hàng về nghĩa vụ trong hợp đồng cấp tín dụng (dưới các hình thức: Hợp đồng cho thuê tài chính, hợp đồng bao thanh toán, hợp đồng bảo lãnh ngân hàng...); và thi hành án tín dụng ngân hàng về nghĩa vụ bồi thường.
– Dựa trên căn cứ chủ thể là bên được thi hành án, thi hành án tín dụng ngân hàng gồm có: Thi hành án tín dụng ngân hàng cho các ngân hàng thuộc sở hữu của tư nhân; và thi hành án tín dụng ngân hàng cho các ngân hàng thuộc quyền sở hữu vốn của Nhà nước.
– Dựa vào yếu tố quốc tịch của chủ sở hữu ngân hàng, thi hành án tín dụng ngân hàng chia làm hai loại: Thi hành án tín dụng ngân hàng có yếu tố nước ngoài; và thi hành án tín dụng ngân hàng không có yếu tố nước ngoài.
6. Tiêu chí đánh giá hiệu quả của hoạt động thi hành án tín dụng ngân hàng:
– Tiêu chí dựa trên tỷ lệ thi hành về việc và giá trị tiền thu được.
– Tiêu chí đánh giá dựa trên tiến độ giải quyết việc thi hành án.
7. Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả thi hành án tín dụng ngân hàng:
Thứ nhất, ảnh hưởng từ các quy định của pháp luật về thi hành án dân sự
Thứ hai, phụ thuộc rất lớn vào Chấp hành viên
Thứ ba, phụ thuộc vào ý thức tuân thủ pháp luật của đương sự và của các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến quá trình tổ chức thi hành án tín dụng ngân hàng.
Thi hành án tín dụng ngân hàng là đề liên quan đến cả hai lĩnh vực pháp luật ngân hàng và pháp luật thi hành án dân sự. Nói chính xác, các quan hệ thuộc phạm vi điều chỉnh của luật ngân hàng khi phát sinh tranh chấp và được giải quyết bằng một bản án, quyết định đã có hiệu lực của cơ quan xét xử có thẩm quyền sẽ được đưa ra tổ chức thi hành án dân sự. Như vậy, đến đây, cơ quan thi hành án dân sự là cơ quan chuyên trách của Nhà nước sẽ thực hiện nhiệm vụ tổ chức thi hành bản án, quyết định liên quan đến hợp đồng tín dụng ngân hàng.
Có thể quan niệm thi hành án tín dụng ngân hàng giống như cơ chế để thu hồi nợ cho các ngân hàng. Bởi lẽ, chỉ thông qua hoạt động tổ chức thi hành án tín dụng ngân hàng, các khoản nợ của khách hàng đối với ngân hàng mới có thể được thu hồi theo đúng quy định của pháp luật. Hay đây là cách thức xử lý nợ theo đúng quy định của pháp luật để trả lại quyền, lợi ích hợp pháp cho ngân hàng. Do đó, đây là một trong những biện pháp mà ngân hàng có thể xử dụng khi cần thu hồi khoản nợ mà khách hàng vay nhưng không trả được.
8. Mục tiêu của pháp luật thi hành án tín dụng ngân hàng:
Mục tiêu cơ bản và quan trọng của pháp luật thi hành án tín dụng ngân hàng chính là thiết lập hành lang pháp lý để trên cơ sở đó, cơ quan thi hành án dân sự có thể tiến hành các hoạt động nhằm tổ chức thực hiện nội dung của bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật được đưa ra thi hành án nhằm đảm bảo quyền, lợi ích hợp pháp cho người được thi hành án – ngân hàng.
9. Nguyên tắc thi hành án tín dụng ngân hàng:
– Nguyên tắc pháp chế xã hội chủ nghĩa
– Nguyên tắc đảm bảo hiệu lực của bản án, quyết định
– Nguyên tắc đảm bảo quyền tự định đoạt của đương sự
– Nguyên tắc phối hợp giữa cơ quan thi hành án dân sự với các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong quá trình tổ chức thi hành án:
– Nguyên tắc bảo đảm quyền, nghĩa vụ của người được thi hành án, người phải thi hành án, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan:
10. Cơ cấu tổ chức của hệ thống cơ quan thi hành án tín dụng ngân hàng:
Hệ thống tổ chức thi hành án dân sự tại Việt Nam hiện nay được phân thành hai loại cơ quan:
Thứ nhất – Cơ quan quản lý thi hành án dân sự bao gồm: Cơ quan quản lý thi hành án dân sự thuộc Bộ Tư pháp; và cơ quan quản lý thi hành án dân sự thuộc Bộ Quốc phòng.
Thứ hai – Cơ quan thi hành án dân sự bao gồm: Cơ quan thi hành án dân sự tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (gọi chung là cơ quan thi hành án dân sự cấp tỉnh); cơ quan thi hành án dân sự huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (gọi chung là cơ quan thi hành án dân sự cấp huyện); và cơ quan thi hành án quân khu và tương đương (gọi chung là cơ quan thi hành án cấp quân khu).
11. Địa vị pháp lý của các đương sự trong thi hành án tín dụng ngân hàng:
– Người được thi hành án: Bao gồm các cá nhân, cơ quan, tổ chức hưởng quyền và lợi ích hợp pháp được xác định trong các bản án, quyết định được đưa ra thi hành án… Đối với các vụ việc thi hành án tín dụng ngân hàng, thông thường, người được thi hành án chính là các ngân hàng hay các tổ chức tín dụng bị xâm phạm đến quyền, lợi ích hợp pháp trong các quan hệ pháp luật nội dung nên yêu cầu Tòa án xét xử và giành phần thắng.
– Người phải thi hành án: Bao gồm các cá nhân, cơ quan, tổ chức phải thực hiện nghĩa vụ được xác định trong bản án, quyết định được đưa ra thi hành án... Người phải thi hành án trong vụ việc thi hành án tín dụng ngân hàng thường là khách hàng vay tiền của ngân hàng dựa theo cơ sở là hợp đồng tín dụng. Người phải thi hành án đã không thực hiện theo nội dung của hợp đồng tín dụng hay vi phạm nghĩa vụ đối với ngân hàng nên bị khởi kiện và thua kiện. Người phải thi hành án phải thực hiện nghĩa vụ thanh toán các khoản nợ cho ngân hàng.
– Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan: Bao gồm các cá nhân, cơ quan, tổ chức có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trực tiếp đến việc thi hành án dân sự.
Về địa vị pháp lý của đương sự trong thi hành án tín dụng ngân hàng. Thực chất, đây cũng là các quyền hạn và nghĩa vụ của đương sự trong thi hành án dân sự.
12. Trình tự, thủ tục thi hành án tín dụng ngân hàng:
Về cơ bản, thi hành án tín dụng ngân hàng gồm có các nội dung quan trọng sau:
– Thủ tục cấp, chuyển giao và giải thích bản án, quyết định về tín dụng ngân hàng
– Yêu cầu thi hành án tín dụng ngân hàng và việc nhận đơn yêu cầu thi hành án tín dụng ngân hàng
– Ra quyết định thi hành án tín dụng ngân hàng
– Chuyển giao quyền, nghĩa vụ thi hành án tín dụng ngân hàng và ủy thác thi hành án tín dụng ngân hàng
– Thông báo và xác minh điều kiện thi hành án tín dụng ngân hàng
– Áp dụng các biện pháp bảo đảm và biện pháp cưỡng chế khi cần thiết trong quá trình tổ chức thi hành án tín dụng ngân hàng
– Hoãn, tạm đình chỉ và đình chỉ thi hành án tín dụng ngân hàng
– Bảo quản tài sản thi hành án tín dụng ngân hàng và thanh toán tiền thi hành án tín dụng ngân hàng
– Kết thúc thi hành án tín dụng ngân hàng và xác nhận kết quả thi hành án tín dụng ngân hàng