Hướng dẫn số 1326/HD-UBDT ngày 24 tháng 11 năm 2015 hướng dẫn đánh giá, phân loại công chức, viên chức.
HƯỚNG DẪN
ĐÁNH GIÁ, PHÂN LOẠI CÔNG CHỨC, VIÊN CHỨC
– Căn cứ Luật Cán bộ, công chức ngày 13 tháng 11 năm 2008;
– Căn cứ Luật Viên chức ngày 15 tháng 11 năm 2010;
– Căn cứ Nghị định số 56/2015/NĐ-CP ngày 09/6/2015 của Chính phủ về đánh giá và phân loại công chức, viên chức,
Ủy ban Dân tộc hướng dẫn đánh giá, phân loại công chức, viên chức hàng năm như sau:
I. Nguyên tắc đánh giá và phân loại công chức, viên chức
1. Bảo đảm đúng thẩm quyền: công chức, viên chức do người đứng đầu cơ quan, đơn vị đánh giá. Cấp nào, người nào thực hiện việc đánh giá thì đồng thời thực hiện việc phân loại và phải chịu trách nhiệm về quyết định của mình.
2. Việc đánh giá phải căn cứ vào chức trách, nhiệm vụ được giao và kết quả thực hiện nhiệm vụ. Việc đánh giá cần làm rõ ưu điểm, khuyết điểm, tồn tại, hạn chế về phẩm chất, năng lực, trình độ của công chức, viên chức.
3. Đảm bảo khách quan, công bằng, chính xác và không nể nang, trù dập, thiên vị, hình thức.
4. Việc đánh giá, phân loại công chức lãnh đạo, quản lý phải dựa vào kết quả hoạt động của Vụ, đơn vị, cấp phòng trực thuộc được giao lãnh đạo, quản lý; việc đánh giá, phân loại viên chức quản lý phải dựa vào kết quả hoạt động của đơn vị được giao quản lý, phụ trách.
Mức độ hoàn thành nhiệm vụ của người đứng đầu không được cao hơn mức độ hoàn thành nhiệm vụ của Vụ, đơn vị (kể cả cấp phòng).
5. Trường hợp công chức, viên chức không hoàn thành nhiệm vụ do yếu tố khách quan, bất khả kháng thì được xem xét trong quá trình đánh giá, phân loại.
II. Căn cứ đánh giá công chức, viên chức
1. Đối với công chức, căn cứ đánh giá gồm:
1.1. Nghĩa vụ, đạo đức, văn hóa giao tiếp và những việc công chức không được làm quy định tại Luật Cán bộ, công chức:
a) Nghĩa vụ đối với Đảng, Nhà nước và nhân dân của công chức (Điều 8 Luật Cán bộ, công chức)
– Trung thành với Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; bảo vệ danh dự Tổ quốc và lợi ích quốc gia.
– Tôn trọng nhân dân, tận tụy phục vụ nhân dân.
– Liên hệ chặt chẽ với nhân dân, lắng nghe ý kiến và chịu sự giám sát của nhân dân.
– Chấp hành nghiêm chỉnh đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước.
b) Nghĩa vụ của công chức trong thi hành công vụ (Điều 9 Luật Cán bộ, công chức)
– Thực hiện đúng, đầy đủ và chịu trách nhiệm về kết quả thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn được giao.
– Có ý thức tổ chức kỷ luật; nghiêm chỉnh chấp hành nội quy, quy chế của cơ quan, tổ chức, đơn vị; báo cáo người có thẩm quyền khi phát hiện hành vi vi phạm pháp luật trong cơ quan, tổ chức, đơn vị; bảo vệ bí mật nhà nước.
– Chủ động và phối hợp chặt chẽ trong thi hành công vụ; giữ gìn đoàn kết trong cơ quan, tổ chức, đơn vị.
– Bảo vệ, quản lý và sử dụng hiệu quả, tiết kiệm tài sản nhà nước được giao.
– Chấp hành quyết định của cấp trên. Khi có căn cứ cho rằng quyết định đó là trái pháp luật thì phải kịp thời báo cáo bằng văn bản với người ra quyết định.
– Các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.
c) Nghĩa vụ của công chức là người đứng đầu (Điều 10 Luật Cán bộ, công chức)
Ngoài việc thực hiện quy định tại khoản a và b nêu trên, công chức là người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị còn phải thực hiện các nghĩa vụ sau đây:
– Chỉ đạo tổ chức thực hiện nhiệm vụ được giao và chịu trách nhiệm về kết quả hoạt động của cơ quan, tổ chức, đơn vị;
– Kiểm tra, đôn đốc, hướng dẫn việc thi hành công vụ của cán bộ, công chức;
– Tổ chức thực hiện các biện pháp phòng, chống quan liêu, tham nhũng, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí và chịu trách nhiệm về việc để xảy ra quan liêu, tham nhũng, lãng phí trong cơ quan, tổ chức, đơn vị;
– Tổ chức thực hiện các quy định của pháp luật về dân chủ cơ sở, văn hóa công sở trong cơ quan, tổ chức, đơn vị; xử lý kịp thời, nghiêm minh cán bộ, công chức thuộc quyền quản lý có hành vi vi phạm kỷ luật, pháp luật, có thái độ quan liêu, hách dịch, cửa quyền, gây phiền hà cho công dân;
– Giải quyết kịp thời, đúng pháp luật, theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cơ quan có thẩm quyền giải quyết khiếu nại, tố cáo và kiến nghị của cá nhân, tổ chức;
– Các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.
d) Đạo đức của công chức (Điều 15 Luật Cán bộ, công chức)
Công chức phải thực hiện cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư trong hoạt động công vụ.
đ) Văn hóa giao tiếp ở công sở (Điều 16 Luật Cán bộ, công chức)
– Trong giao tiếp ở công sở, cán bộ, công chức phải có thái độ lịch sự, tôn trọng đồng nghiệp; ngôn ngữ giao tiếp phải chuẩn mực, rõ ràng, mạch lạc.
– Cán bộ, công chức phải lắng nghe ý kiến của đồng nghiệp; công bằng, vô tư, khách quan khi nhận xét, đánh giá; thực hiện dân chủ và đoàn kết nội bộ.
– Khi thi hành công vụ, cán bộ, công chức phải mang phù hiệu hoặc thẻ công chức; có tác phong lịch sự; giữ gìn uy tín, danh dự cho cơ quan, tổ chức, đơn vị và đồng nghiệp.
e) Văn hóa giao tiếp với nhân dân (Điều 17 Luật Cán bộ, công chức)
>>> Luật sư
– Cán bộ, công chức phải gần gũi với nhân dân; có tác phong, thái độ lịch sự, nghiêm túc, khiêm tốn; ngôn ngữ giao tiếp phải chuẩn mực, rõ ràng, mạch lạc.
– Cán bộ, công chức không được hách dịch, cửa quyền, gây khó khăn, phiền hà cho nhân dân khi thi hành công vụ.
f) Những việc công chức không được làm liên quan đến đạo đức công vụ (Điều 18 Luật Cán bộ, công chức)
– Trốn tránh trách nhiệm, thoái thác nhiệm vụ được giao; gây bè phái, mất đoàn kết; tự ý bỏ việc hoặc tham gia đình công.
– Sử dụng tài sản của Nhà nước và của nhân dân trái pháp luật.
– Lợi dụng, lạm dụng nhiệm vụ, quyền hạn; sử dụng thông tin liên quan đến công vụ để vụ lợi.
– Phân biệt đối xử dân tộc, nam nữ, thành phần xã hội, tín ngưỡng, tôn giáo dưới mọi hình thức.
g) Những việc công chức không được làm liên quan đến bí mật nhà nước (Điều 19 Luật Cán bộ, công chức)
Cán bộ, công chức không được tiết lộ thông tin liên quan đến bí mật nhà nước dưới mọi hình thức.
h) Những việc khác công chức không được làm (Điều 20 Luật Cán bộ, công chức)
Ngoài những việc công chức không được làm nêu tại điểm f và g, công chức còn không được làm những việc liên quan đến sản xuất, kinh doanh, công tác nhân sự quy định tại Luật phòng, chống tham nhũng, Luật thực hành tiết kiệm, chống lãng phí và những việc khác theo quy định của pháp luật và của cơ quan có thẩm quyền
1.2. Tiêu chuẩn ngạch công chức chức vụ lãnh đạo, quản lý
Theo quy định tại
1.3. Nhiệm vụ theo chương trình, kế hoạch công tác năm được lãnh đạo phân công hoặc nhiệm vụ đột xuất được giao chỉ đạo, tổ chức thực hiện.
Công chức phải hoàn thành chương trình, kế hoạch công tác được phân công hàng năm và các nhiệm vụ đột xuất được giao chỉ đạo và tổ chức thực hiện.
2. Đối với viên chức, căn cứ đánh giá gồm:
a) Cam kết trong hợp đồng làm việc đã ký kết;
b) Quy định về đạo đức nghề nghiệp, quy tắc ứng xử của viên chức.
3. Áp dụng đối với các đối tượng khác
Hướng dẫn này áp dụng đối với các trường hợp thực hiện công việc hợp đồng theo
III. Thời điểm đánh giá, phân loại công chức, viên chức
1. Việc đánh giá, phân loại công chức, viên chức được thực hiện theo từng năm công tác. Công chức, viên chức khi chuyển công tác thì cơ quan, đơn vị mới có trách nhiệm đánh giá, phân loại kết hợp với ý kiến nhận xét của cơ quan, đơn vị cũ (đối với các trường hợp có thời gian công tác ở cơ quan, đơn vị cũ từ 06 tháng trở lên).
2. Thời điểm đánh giá, phân loại công chức, viên chức được tiến hành trong tháng 12 hàng năm.
IV. Sử dụng kết quả đánh giá công chức, viên chức
1. Kết quả đánh giá là căn cứ quan trọng để bố trí, sử dụng, đào tạo, bồi dưỡng, nâng ngạch hoặc thăng hạng chức danh nghề nghiệp, quy hoạch, bổ nhiệm, miễn nhiệm, điều động, luân chuyển, khen thưởng, kỷ luật và thực hiện các chính sách khác đối với công chức, viên chức.
2. Công chức 02 năm liên tiếp hoàn thành nhiệm vụ nhưng còn hạn chế về năng lực hoặc có 02 năm liên tiếp, trong đó 01 năm hoàn thành nhiệm vụ nhưng còn hạn chế về năng lực và 01 năm không hoàn thành nhiệm vụ thì cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền bố trí công tác khác. Công chức 02 năm liên tiếp không hoàn thành nhiệm vụ thì cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền giải quyết thôi việc.
3. Viên chức có 02 năm liên tiếp bị phân loại đánh giá ở mức độ không hoàn thành nhiệm vụ thì đơn vị được đơn phương chấm dứt hợp đồng làm việc.
V. Thông báo kết quả và lưu trữ tài liệu đánh giá, phân loại công chức, viên chức
1. Thông báo kết quả đánh giá, phân loại công chức, viên chức
1.1. Kết quả đánh giá, phân loại công chức, viên chức được thông báo bằng văn bản cho công chức, viên chức sau 05 (năm) ngày làm việc, kể từ ngày có kết luận của người hoặc cấp có thẩm quyền đánh giá.
1.2. Sau khi nhận được thông báo kết quả đánh giá, phân loại công chức, viên chức của người hoặc cấp có thẩm quyền, trường hợp công chức, viên chức không nhất trí với kết luận đánh giá, phân loại thì có quyền khiếu nại theo quy định của pháp luật về khiếu nại.
2. Kết quả đánh giá, phân loại được thể hiện bằng văn bản, lưu vào hồ sơ công chức, viên chức, bao gồm:
2.1. Phiếu đánh giá, phân loại công chức (Mẫu số 02) và Phiếu đánh giá, phân loại viên chức (Mẫu số 03) của Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 56/2015/NĐ-CP;
2.2. Kết luận và thông báo bằng văn bản về kết quả đánh giá, phân loại công chức, viên chức của cấp có thẩm quyền quản lý. Hồ sơ giải quyết khiếu nại về kết quả đánh giá, phân loại công chức, viên chức (nếu có).
VI. Đánh giá, phân loại công chức
1. Nội dung đánh giá công chức
Thực hiện theo quy định tại khoản 1 và 2 Điều 56 Luật Cán bộ, Công chức.
1.1. Đối với công chức không phải là lãnh đạo, quản lý
a) Chấp hành đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước;
b) Phẩm chất, chính trị, đạo đức, lối sống, tác phong và lề lối làm việc;