Người đang chịu án treo có phải đi nghĩa vụ quân sự không? Các trường hợp được tạm hoãn thực hiện nghĩa vụ quân sự.
Tóm tắt câu hỏi:
Tôi năm nay 22 tuổi, hiện tôi đang chấp hành hình phạt tù 12 tháng nhưng được hưởng án treo. Nay tôi có giấy triệu tập nghĩa vụ quân sự. Liệu tôi có phải đi nghĩa vụ quân sự không?
Luật sư tư vấn:
Nghĩa vụ quân sự là nghĩa vụ vẻ vang của công dân phục vụ trong Quân đội nhân dân. Thực hiện nghĩa vụ quân sự bao gồm phục vụ tại ngũ và phục vụ trong ngạch dự bị của Quân đội nhân dân.
Theo Khoản 1 Điều 31 Luật Nghĩa vụ quân sự 2015 về tiêu chuẩn công dân được gọi nhập ngũ quy định như sau:
“ Công dân được gọi nhập ngũ khi có đủ các tiêu chuẩn sau đây:
a) Lý lịch rõ ràng;
b) Chấp hành nghiêm đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước;
c) Đủ sức khỏe phục vụ tại ngũ theo quy định;
d) Có trình độ văn hóa phù hợp”
Việc bạn đã hưởng án treo mà bạn lại giấy triệu tập quân sự là sai. Vì bạn đã không đáp ứng đủ các tiêu chuẩn để gọi đi nghĩa vụ quân sự tại Điểm a, b Khoản 1 Điều 31 Luật nghĩa vụ quân sự 2015. Mặt khác bạn thuộc đối tượng không được đăng ký nghĩa vụ quân sự theo Khoản 1 Điều 13 Luật nghĩa vụ quân sự 2015:
“1. Công dân thuộc một trong các trường hợp sau đây không được đăng ký nghĩa vụ quân sự:
a) Đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự; đang chấp hành hình phạt tù, cải tạo không giam giữ, quản chế hoặc đã chấp hành xong hình phạt tù nhưng chưa được xóa án tích;
b) Đang bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là cấp xã) hoặc đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc;
c) Bị tước quyền phục vụ trong lực lượng vũ trang nhân dân.”
Luật sư
Trường hợp bạn đang chấp hành hình phạt tù 12 tháng nhưng được hưởng án treo là bạn đang chấp hành hình phạt tù nên thuộc đối tượng không được đăng ký nghĩa vụ quân sự. Bạn chỉ có thể đi nghĩa vụ quân sự khi chấp hành xong hình phạt tù và xóa án tích.
Mục lục bài viết
1. Người có tiền án có được hưởng án treo hay không?
Điều 60, “Bộ luật hình sự 2015” có quy định về án treo như sau:
“Điều 60. Án treo
1. Khi xử phạt tù không quá ba năm, căn cứ vào nhân thân của người phạm tội và các tình tiết giảm nhẹ, nếu xét thấy không cần phải bắt chấp hành hình phạt tù, thì Tòa án cho hưởng án treo và ấn định thời gian thử thách từ một năm đến năm năm.
2. Trong thời gian thử thách, Toà án giao người được hưởng án treo cho cơ quan, tổ chức nơi người đó làm việc hoặc chính quyền địa phương nơi người đó thường trú để giám sát và giáo dục. Gia đình người bị kết án có trách nhiệm phối hợp với cơ quan, tổ chức, chính quyền địa phương trong việc giám sát, giáo dục người đó.
3. Người được hưởng án treo có thể phải chịu hình phạt bổ sung là phạt tiền, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định theo quy định tại Điều 30 và Điều 36 của Bộ luật này.
4. Người được hưởng án treo đã chấp hành được một phần hai thời gian thử thách và có nhiều tiến bộ thì theo đề nghị của cơ quan, tổ chức có trách nhiệm giám sát và giáo dục, Toà án có thể quyết định rút ngắn thời gian thử thách.
5. Đối với người được hưởng án treo mà phạm tội mới trong thời gian thử thách, thì Toà án quyết định buộc phải chấp hành hình phạt của bản án trước và tổng hợp với hình phạt của bản án mới theo quy định tại Điều 51 của Bộ luật này.”
Ngoài ra, Điều 2, Nghị quyết số 01/2013/NQ-HĐTP quy định rõ việc xem xét cho người bị kết án phạt tù được hưởng án treo.
Như vậy, người có tiền án vẫn có thể được hưởng án treo nếu có đủ các điều kiện quy định tại Điều 2, Nghị quyết 01/2013/NQ-HĐTP
2. Hưởng án treo có bị sa thải lao động không?
Tóm tắt câu hỏi:
Kính gửi Công ty Luật Dương Gia! Xin luật sư tư vấn dùm trường hợp tại công ty chúng tôi có trường hợp phá hoại vườn cây cao su, bị tòa án tuyên phạt tù 2 năm nhưng cho hưởng án treo. Hỏi trường hợp này có bị sa thải không? Mong nhận được phản hồi sớm từ phía Luật sư! Xin cảm ơn!
Luật sư tư vấn:
Theo quy định tại khoản 1 Điều 38, “Bộ luật lao động 2019” ghi nhận các trường hợp người sử dụng lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, bao gồm:
a, Người lao động thường xuyên không hoàn thành công việc.
b, Người lao động điều trị ốm đau, bệnh tật liên tục trong 12 tháng đối với
c, Do thiên tai, sự kiện bất khả kháng hoặc người sử dụng lao động gặp khó khăn trong hoạt động sản xuất, kinh doanh.
d, Người lao động không có mặt tại nơi làm việc trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày hết thời hạn tạm hoãn hợp đồng lao động hoặc thời hạn do hai bên thỏa thuận.
Như vậy, trong trường hợp người lao động của bạn không bị Tòa án tuyên phạt 02 năm tù nhưng được hưởng án treo thì bạn không có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động.
Mặt khác theo quy định tại Điều 36, “Bộ luật lao động 2019” quy định về các trường hợp chấm dứt hợp đồng lao động thì chỉ trong trường hợp người lao động bị kết án tù giam, tử hình hoặc bị cấm làm công việc ghi trong hợp đồng lao động theo bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của Toà án (khoản 5, Điều 36, “Bộ luật lao động 2019”). Như vậy, trường hợp người lao động hưởng án treo cũng không được ghi nhận trong các trường hợp đương nhiên chấm dứt hợp đồng theo pháp luật được quy định tại Điều 36, “Bộ luật lao động 2019”. Vì vậy, trường hợp này, người lao động tại công ty bạn sẽ không bị sa thải do không có căn cứ chấm dứt hợp đồng lao động.
3. Có được chuyển nơi cư trú khi đang bị án treo không?
Tóm tắt câu hỏi:
Chào Luật sư! Tôi đang trong thời gian hưởng án treo. Giờ tôi muốn bán nhà, chuyển sang tỉnh khác để thuận lợi cho cuộc sống. Vậy tôi có thể chuyển nơi cư trú không? Cảm ơn Luật sư!
Luật sư tư vấn:
Điều 4 Thông tư 35/2014/TT-BCA hướng dẫn thi hành Luật Cư trú, quy định:
Các trường hợp dưới đây tạm thời chưa được giải quyết thủ tục thay đổi nơi cư trú:
1. Người dưới đây, trong thời gian bị hạn chế quyền tự do cư trú thì tạm thời chưa được giải quyết thủ tục thay đổi nơi cư trú (trừ trường hợp có sự đồng ý cho thay đổi nơi cư trú bằng văn bản của cơ quan đã áp dụng biện pháp đó):
a) Người đang bị cơ quan tiến hành tố tụng áp dụng biện pháp cấm đi khỏi nơi cư trú;
b) Người bị kết án phạt tù nhưng chưa có quyết định thi hành án, được hưởng án treo hoặc đang được hoãn, tạm đình chỉ thi hành án phạt tù; người đang bị quản chế;
c) Người bị áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc nhưng đang được hoãn chấp hành hoặc tạm đình chỉ thi hành.
2. Người đang bị áp dụng hình phạt cấm cư trú thì không giải quyết các thủ tục về đăng ký thường trú, tạm trú tại những địa phương mà Tòa án cấm người đó cư trú.
Như vậy, với quy định nêu trên, để được chuyển nơi cư trú trong trường hợp bạn đang hưởng án treo thì bạn cần có văn bản đồng ý của tòa án đã ra quyết định áp dụng án treo cho bạn.
Trường hợp bạn được tòa án cho phép thay đổi nơi cư trú, bạn phải làm thủ tục xin thay đổi nơi cư trú theo Điều 21 Luật Cư trú 2013 sửa đổi, bổ sung. Theo đó bạn cần chuẩn bị hồ sơ như sau:
– Phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu; bản khai nhân khẩu;
– Giấy chuyển hộ khẩu theo quy định tại Điều 28 của Luật Cư trú;
– Giấy tờ và tài liệu chứng minh chỗ ở hợp pháp. Đối với trường hợp chuyển đến thành phố trực thuộc trung ương phải có thêm tài liệu chứng minh thuộc một trong các trường hợp quy định tại Điều 20 của Luật Cư trú.
Người đăng ký thường trú nộp hồ sơ tới cơ quan công an có thẩm quyền. Đối với thành phố trực thuộc trung ương thì nộp hồ sơ tại Công an huyện, quận, thị xã. Đối với tỉnh thì nộp hồ sơ tại Công an xã, thị trấn thuộc huyện, Công an thị xã, thành phố thuộc tỉnh.
Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, cơ quan có thẩm quyền cấp sổ hộ khẩu cho người đã nộp hồ sơ đăng ký thường trú; trường hợp không cấp phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
4. Bị án treo có được thi trường quân đội không?
Tóm tắt câu hỏi:
Năm 2016, em có đăng ký vào trường an ninh nhưng bị trả hồ sơ do bố em gây thương tích cho người khác nhưng hưởng án tù treo. Vậy với lý lịch như vậy, em đổi sang được trường quân đội có được không ạ?
Luật sư tư vấn:
Trong trường hợp này, Thông tư 17/2016/TT-BQP quy định cụ thể về điều kiện tuyển sinh vào khối trường quân đội như sau:
Điều 14. Tiêu chuẩn về chính trị, đạo đức
1. Thí sinh tự nguyện đăng ký dự tuyển vào các trường trong Quân đội; khi trúng tuyển vào học phải tuyệt đối chấp hành sự phân công công tác của nhà trường và Bộ Quốc phòng.
2. Chính trị, đạo đức
a) Phẩm chất đạo đức tốt, là đoàn viên Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, lý lịch chính trị gia đình và bản thân phải rõ ràng, đủ Điều kiện để kết nạp vào Đảng Cộng sản Việt Nam, không vi phạm quy định tại Điều 2 Quy định số 57-QĐ/TW ngày 03 tháng 5 năm 2007 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng quy định một số vấn đề về bảo vệ chính trị nội bộ Đảng;
b) Quân nhân phải được cấp có thẩm quyền đánh giá hoàn thành tốt nhiệm vụ trong thời gian phục vụ tại ngũ;
c) Trên cơ thể không có hình xăm mang tính kinh dị, kỳ quái, kích động, bạo lực gây phản cảm.
Luật sư tư vấn pháp luật hành chính qua tổng đài:1900.6568
Điều 15. Tiêu chuẩn về văn hóa, độ tuổi
1. Trình độ văn hóa
a) Tính đến thời Điểm xét tuyển, đã tốt nghiệp trung học phổ thông (theo hình thức giáo dục chính quy hoặc giáo dục thường xuyên) hoặc đã tốt nghiệp trung cấp chuyên nghiệp, trung cấp nghề (sau đây viết gọn là tốt nghiệp trung học).
b) Trường hợp thí sinh tốt nghiệp trung cấp nhưng chưa có bằng tốt nghiệp trung học phổ thông phải học và được công nhận hoàn thành các môn văn hóa trong chương trình giáo dục trung học phổ thông theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
2. Độ tuổi, tính đến năm dự tuyển
a) Thanh niên ngoài Quân đội từ 17 đến 21 tuổi;
b) Quân nhân tại ngũ hoặc đã xuất ngũ từ 18 đến 23 tuổi (riêng đối tượng thiếu sinh quân từ 17 đến 23 tuổi).
Điều 16. Tiêu chuẩn về sức khỏe
1. Tuyển chọn thí sinh (cả nam và nữ) đạt sức khỏe loại 1 và loại 2 ở các chỉ tiêu: Nội khoa, tâm thần kinh, ngoại khoa, da liễu, mắt, tai – mũi – họng, răng – hàm – mặt, vòng ngực.
2. Một số tiêu chuẩn quy định riêng:
a) Các trường đào tạo sĩ quan chỉ huy, chính trị, hậu cần, gồm các học viện: Hậu cần, Phòng không – Không quân, Hải quân, Biên phòng và các trường sĩ quan: Lục quân 1, Lục quân 2, Chính trị, Pháo binh, Công binh, Tăng – Thiết giáp, Thông tin, Đặc công, Phòng hóa:
Thể lực: Thí sinh nam cao từ 1,65 m trở lên, cân nặng từ 50 kg trở lên;
b) Các trường đào tạo sĩ quan chuyên môn – kỹ thuật, gồm các học viện: Kỹ thuật quân sự, Quân y, Khoa học quân sự; Trường Đại học Văn hóa nghệ thuật Quân đội; Hệ đào tạo kỹ sư hàng không thuộc Học viện Phòng không – Không quân và Trường Sĩ quan Kỹ thuật quân sự (Vin-Hem Pích):
– Thể lực: Thí sinh nam cao từ 1,63 m trở lên, cân nặng từ 50 kg trở lên; thí sinh nữ (nếu có) phải đạt tiêu chuẩn loại 1 (cao từ 1,54 m trở lên, cân nặng từ 48 kg trở lên);
– Được tuyển những thí sinh (cả nam và nữ) mắc tật khúc xạ cận thị hoặc viễn thị không quá 3 đi – ốp; kiểm tra thị lực qua kính đạt mắt phải 10/10, tổng thị lực 2 mắt đạt 19/10 trở lên;
c) Thí sinh có hộ khẩu thường trú từ 03 năm trở lên thuộc khu vực 1, hải đảo và thí sinh là người dân tộc thiểu số, dự tuyển vào các trường: Được lấy đến sức khỏe loại 2 về thể lực (cả nam và nữ), nhưng thí sinh nam phải đạt chiều cao từ 1,62 m trở lên. Thí sinh nam là người dân tộc thiểu số dự tuyển vào Trường Sĩ quan Chính trị: Được lấy chiều cao từ 1,60 m trở lên (các tiêu chuẩn khác thực hiện theo quy định);
d) Đối tượng đào tạo sĩ quan của các quân, binh chủng: Nếu tuyển chọn sức khỏe theo các tiêu chuẩn riêng vẫn phải đảm bảo tiêu chuẩn chung. Tuyển sinh phi công, sĩ quan dù tại Trường Sĩ quan Không quân: Chỉ tuyển chọn những thí sinh đã được Quân chủng Phòng Không – Không quân tổ chức khám tuyển sức khỏe, kết luận đủ Điều kiện dự tuyển.
Như vậy, từ các quy định trên cũng như trong các văn bản pháp luật hiện hành không quy định rõ tiêu chuẩn chính trị, phẩm chất đạo đức cũng như lý lịch gia đình và bản thân cụ thể như thế nào thì đủ điều kiện để thi vào khối ngành này. Các quy định cụ thể nằm trong các văn bản lưu hành nội bộ, không công khai, thuộc cơ chế ngành. Để tìm hiểu cụ thể hơn các điều kiện tuyển sinh vào ngành quân đội, bạn nên liên hệ trực tiếp tới trường nơi bạn muốn đăng ký xem xét trường hợp bố bạn đang có tiền án thì có đủ kiện kiện để tuyển sinh.