Các thỏa thuận và thực hiện thỏa thuận này ngày càng trở nên phổ biến là cơ sở để nhà làm luật ghi nhận hợp đồng vận chuyển hành khách là một trong các hợp đồng dân sự thông dụng. Cùng bài viết tìm hiểu hợp đồng vận chuyển là gì? Quy định về hợp đồng vận chuyển?
Mục lục bài viết
1. Hợp đồng vận chuyển hành khách là gì?
Theo Điều 522
Hợp đồng vận chuyển hành khách phải bao gồm các yếu tố:
– Là sự thỏa thuận giữa bên vận chuyển với hành khách: Bên vận chuyển có thể là cá nhân hoặc pháp nhân được phép kinh doanh dịch vụ vận chuyển. Việc vận chuyển phải được thực hiện theo đúng nội dung đăng ký với cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Hành khách là các cá nhân có nhu cầu được chuyển chở từ địa điểm này đến địa điểm khác. Bên vận chuyển và hành khách phải thống nhất ý chí các nội dụng liên quan đến việc vận chuyển và tiến hành giao kết hợp đồng. Thời điểm hợp đồng vận chuyển được giao kết là thời điểm hợp đồng chính thức được xác lập, là cơ sử hình thành nên quan hệ pháp luật về việc vận chuyển.
– Bên vận chuyển phải chuyên chở hành khách đến địa điểm đã định theo thỏa thuận và hành khách phải thanh toán tiền cước phí: Sự thỏa thuận của bên vận chuyển với hành khách nhằm hưởng đến mục tiêu, bên vận chuyển tiến hành chuyển chở hành khách từ địa điểm này tới địa điểm khác theo yêu cầu của hành khách Trong nhiều trường hợp, hành khách yêu cầu cả về lộ trình di chuyển giữa các địa điểm. Tuy nhiên, cũng trong một số trường hợp, hành khách phải tuân thủ theo lộ trình của bên vận chuyển như vận chuyển hàng không, đường thủy…
Như vậy, một thỏa thuận chỉ trở thành hợp đồng vận chuyển khi nó có sự thống nhất ý chí giữa bên vận chuyển với hành khách làm phát sinh quyền, nghĩa vụ của các chủ thể này.
Việc vận chuyển hành khách có thể được thực hiện bằng nhiều hình thức khác nhau như bằng đường bộ, đường sắt, đường hàng không…
2. Hình thức của hợp đồng vận chuyển:
Hình thức của hợp đồng vận chuyển là sự biểu hiện ra bên ngoài nội dung thỏa thuận giữa bên vận chuyển với hành khách. Theo quy định của Điều 523 BLDS năm 2015 thì pháp luật ghi nhận các vấn đề về hình thức hợp đồng vận chuyển gồm:
Hình thức của hợp đồng vận chuyển: Pháp luật ghi nhận hình thức hợp đồng vận chuyển có thể tuân thủ theo ba hình thức: văn bản, lời nói hoặc xác lập bằng hành vi cụ thể. Hình thức văn bản là việc bên vận chuyển và hành khách ký kết hợp đồng trên giấy và sử dụng chữ viết. Ngoài ra, giao kết dưới hình thức điện tử cũng được coi là hình thức văn bản. Hình thức bằng lời nói là việc thỏa thuận bằng miệng giữa hai bên. Hình thức bằng hành vi là thông qua hành vi của chính hành khách thể hiện việc xác lập hợp đồng vận chuyển như việc một số quốc gia, hành khách chỉ cần quẹt thẻ lên tàu điện ngầm. Việc bổ sung hình thức hợp đồng vận chuyển bằng hành vi đã khắc phục được hạn chế tại Điều 528 BLDS năm 2005 khi chỉ thừa nhận hai hình thức của hợp đồng vận chuyển là bằng văn bản và bằng lời nói. Vé là bằng chứng giao kết hợp đồng vận chuyển: Đối với các hãng vận chuyển, khi xác lập hợp đồng vận chuyển, bên vận chuyển thường giao cho hành khách vé. Trên vé chứa đựng các thông tin như thời gian xuất phát, địa điểm xuất phát và địa điểm đến, giá vé… Tuy nhiên, vẻ không phải là một hợp đồng vận chuyển mà chỉ là bằng chứng cho việc giao kết hợp đồng. Việc quy định này của pháp luật là hoàn toàn phù hợp. Trong một số trường hợp, khi hành khách không có vé hoặc đánh mất vẻ không đồng nghĩa là giữa bên vận chuyển và hành khách không tồn tại hợp đồng. Hình thức vé có thể khác nhau tùy từng loại hình vận chuyển, như vẻ giấy, vé điện tử, vé có ghi danh…
3. Nghĩa vụ của bên vận chuyển:
Bên vận chuyển là chủ thể được phép thực hiện việc vận chuyển trên cơ sở nội dung đăng ký với cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác, bên vận chuyển có các nghĩa vụ cơ bản sau:
– Bên vận chuyển có nghĩa vụ chuyên chở hành khách từ địa điểm xuất phát đến đúng địa điểm, đúng giờ, bằng phương tiện đã thỏa thuận một cách an toàn, theo lộ trình đã thỏa thuận sẵn giữa hai bên.
Đây là một trong những nghĩa vụ cơ bản và quan trọng nhất của bên vận chuyển chính là việc chuyên chở hành khách từ địa điểm xuất phát đến địa điểm theo thỏa thuận do công việc chủ yếu của hợp đồng vận chuyển là vận chuyển hành khách. Theo đó thì việc chuyên chở phải được bên vận chuyển đảm bảo đúng địa điểm, đúng giờ, đúng phương tiện, đúng lộ trình theo nội dung của hợp đồng mà hai bên đã thỏa thuận.
– Bên vận chuyển có nghĩa vụ đảm bảo đủ chỗ cho hành khách và không chuyên chở vượt quá trọng tải:
Một trong các yếu tố chi phối đến sự an toàn của hành khách là vận chuyển đúng trọng tải mà phương tiện vận chuyển được thiết kế. Khi ký kết hợp đồng vận chuyển, điều mà bên vận chuyển luôn chú trọng hàng đầu là đảm bảo dịch vụ, tiện nghi, theo đó thì việc đảm bảo đủ chỗ ngồi nhằm tạo không gian cũng như sự thoải mái cho khách hàng trong quá trình vận chuyển.
– Mua bảo hiểm trách nhiệm dân sự đối với hành khách theo quy định của pháp luật: Khi ký kết hợp đồng vận chuyển, điều mà bên vận chuyển muốn được đảm bảo là sự an toàn về tính mạng, sức khỏe. Bảo hiểm là một trong các biện pháp mang tính chất dự phòng nhằm bù đắp cho các thiệt hại nếu xảy ra rủi ro.
Bên cạnh quy định chung về nghĩa vụ mua bảo hiểm của bên vận chuyển trong BLDS thì trong một số luật có liên quan khác đã cụ thể hóa quy định này. Theo quy định tại Điều 8 Luật kinh doanh bảo hiểm, bảo hiểm trách nhiệm dân sự của người vận chuyển hàng không đối với hành khách là bảo hiểm bắt buộc; Tại phần 4.1 Mục I của
– Bên vận chuyển có nghĩa vụ bảo đảm thời gian xuất phát đã được thông báo hoặc theo thỏa thuận: nghĩa vụ thực hiện đúng thỏa thuận là nghĩa vụ tất yếu khi thực hiện hợp đồng, do vậy đối với thời gian xuất phát là thời điểm quan trọng, quyết định việc vận chuyển đúng với thời gian và đưa hành khách đến đúng địa điểm theo thời gian đã thỏa thuận.
Pháp luật dân sự cũng như trong hợp đồng luôn ràng buộc bên vận chuyển phải đảm bảo thời gian xuất phát theo đúng thỏa thuận nhằm bảo vệ quyền lợi cho khách hàng khi tham gia vào quá trình vận chuyển để tránh ảnh hưởng đến quyền và lợi ích của bên thuê vận chuyển.
– Bên vận chuyển có nghĩa vụ phải thực hiện việc chuyên chở hành lý và trả lại cho hành khách hoặc người có quyền nhận hành lý tại địa điểm theo thỏa thuận theo đúng thời gian, lộ trình.
Do đặc thù của việc vận chuyển hành khách là hành khách tham gia quá trình vận chuyển có thể mang kèm theo hành lý. Vì vậy mà trong trường hợp hành khách tham gia vận chuyển có kèm hành lý thì pháp luật dân sự cũng như hợp đồng vận chuyển buộc bên vận chuyển có nghĩa vụ chuyên chở và trả lại cho hành khách hoặc người có quyền nhận hành lý tại địa điểm theo thỏa thuận.
– Bên vận chuyển có nghĩa vụ phải hoàn trả cước phí vận chuyển cho hành khách theo thỏa thuận hoặc theo quy định của pháp luật khi không thể thực hiện hợp đồng hoặc thực hiện nhưng không phù hợp với mức cước phí mà hành khách đã thanh toán cho bên vận chuyển thì bên vận chuyển có nghĩa vụ hoàn lại cước phí vận chuyển lại chủ thể này. Việc hoàn trả cước phí phải được thực hiện theo thỏa thuận của các bên.