Hợp đồng vận chuyển hàng hóa là loại hợp đồng được sử dụng rất phổ biến trong cuộc sống hàng hàng và trong hoạt động thương mại. Vậy hợp đồng vận chuyển hàng hóa là gì? Đặc điểm hợp đồng vận chuyển hàng hóa? Quyền và nghĩa vụ các bên trong hợp đồng vận chuyển hàng hóa?
Mục lục bài viết
- 1 1. Hợp đồng vận chuyển hàng hóa là gì?
- 2 2. Đặc điểm hợp đồng vận chuyển hàng hóa:
- 3 3. Quyền và nghĩa vụ các bên trong hợp đồng vận chuyển hàng hóa:
- 4 4. Trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong hợp đồng vận chuyển hàng hóa:
- 5 5. Giải quyết tranh chấp hợp đồng vận chuyển hàng hóa:
- 6 6. Có gia hạn hợp đồng vận chuyển hàng hóa không?
1. Hợp đồng vận chuyển hàng hóa là gì?
Vận chuyển hàng hóa là loại dịch vụ trong đó các tổ chức, cá nhân kinh doanh dịch vụ này tiến hành các công việc cần thiết để chuyển hàng hóa từ địa điểm này sang địa điểm khác theo thỏa thuận với những tổ chức, cá nhân có nhu cầu để hưởng thù lao dịch vụ.
Hoạt động vận chuyển hàng hóa được thực hiện trên cơ sở hợp đồng. Hợp đồng vận chuyển hàng hóa là sự thỏa thuận giữa các bên, trong đó một bên (bên vận chuyển) có nghĩa vụ vận chuyển hàng hóa tới địa điểm đã định theo thỏa thuận và giao hàng hóa đó cho người có quyền nhận ; còn bên kia (bên thuê vận chuyển) có nghĩa vụ trả cước phí vận chuyển và các khoản phụ phí khác cho bên vận chuyển.
“Hợp đồng vận chuyển tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên vận chuyển có nghĩa vụ chuyển tài sản đến địa điểm đã định theo thỏa thuận và giao tài sản đó cho người có quyền nhận, còn bên thuê vận chuyển có nghĩa vụ trả cước phí vận chuyển.”
2. Đặc điểm hợp đồng vận chuyển hàng hóa:
* Hợp đồng vận chuyển hàng hóa có những đặc điểm pháp lý đặc trưng của hợp đồng vận chuyển tài sản như:
– Là hợp đồng song vụ, mang tính đền bù, và trong từng trường hợp cụ thể có thể là hợp đồng ưng thuận hoặc hợp đồng thực tế. Cũng giống như mọi hợp đồng dịch vụ khác, trong hợp đồng vận chuyển hàng hóa, các bên đều có quyền và nghĩa vụ ngang nhau, quyền của bên này là nghĩa vụ của bên kia và ngược lại. Bên vận chuyển phải chuyển hàng hóa đến địa điểm theo thỏa thuận và được nhận thù lao. Bên thuê vận chuyển phải thanh toán thù lao và được nhận hàng tại địa điểm do mình ấn định. Khi tham gia vào quan hệ hợp đồng này các bên đều đạt được những lợi ích kinh tế nhất định: bên vận chuyển nhận được thù lao, bên thuê vận chuyển thì chuyển được hàng hóa từ nơi này đến nơi khác.
Trong một số hoạt động vận chuyển như vận chuyển công cộng theo từng tuyến đường, nghĩa vụ của hai bên chỉ phát sinh khi bên thuê vận chuyển đã giao hàng hóa cho bên vận chuyển. Với những trường hợp này, hợp đồng vận chuyển được giao kết giữa các bên là hợp đồng thực tế, còn những hợp đồng mang tính chất tổ chức vận chuyển hoặc đặt chỗ trên phương tiện vận chuyển (như hợp đồng thuê nguyên tàu hoặc thuê một phần tàu cụ thể) lại là hợp đồng ưng thuận.
– Hợp đồng vận chuyển có thể là hợp đồng vì lợi ích của người thứ ba. Người thứ ba được hưởng lợi ích trong hợp đồng này là người có quyền nhận hàng hóa vận chuyển. Mặc dù người đó không tham gia vào giao kết hợp đồng nhưng có quyền yêu cầu bên vận chuyển phải bàn giao hàng hóa vận chuyển cho mình khi đến hạn và tại địa điểm như trong hợp đồng.
* Đặc điểm riêng của hợp đồng vận chuyển hàng hóa so với hợp đồng vận chuyển tài sản: Đối tượng của hợp đồng vận chuyển hàng hóa là việc vận chuyển hàng hóa từ địa điểm này đến địa điểm khác theo thỏa thuận của các bên, tức là việc dịch chuyển vị trí địa lý của hàng hóa theo thỏa thuận của các bên với tính chất là một loại dịch vụ.
Có nhiều cách thức phân loại hợp đồng vận chuyển hàng hóa khác nhau: Căn cứ vào phương tiện vận chuyển (vận chuyển đường sắt, đường hàng không,…); căn cứ vào dấu hiệu lãnh thổ (vận chuyển nội địa, vận chuyển quốc tế) ; căn cứ vào hành trình vận chuyển (vận chuyển đơn tuyến, vận chuyển có kết hợp nhiều phương tiện trên từng đoạn hành trình…)
3. Quyền và nghĩa vụ các bên trong hợp đồng vận chuyển hàng hóa:
Quyền và nghĩa vụ của bên vận chuyển
a) Tiếp nhận hàng hoá của bên thuê vận chuyển.
– Bên vận chuyển phải đưa phương tiện vận chuyển đến nhận hàng hoá vận chuyển theo sự thoả thuận của các bên trong hợp đồng vận chuyển. Phương tiện vận chuyển phải đáp ứng yêu cầu tiếp nhận, vận chuyển và bảo quản hàng hoá phù hợp với tính chất hàng hoá.
– Bên vận chuyển có nghĩa vụ nhận hàng hoá của bên thuê vận chuyển đúng thời gian và địa điểm theo thảo thuận. Trường hợp bên vận chuyển nhận chậm hàng làm phát sinh chi phí bảo quản hàng hoá cho bên thuê vận chuyển thì phải bồi thường các thiệt hại đó. Trường hợp bên thuê vận chuyển giao hàng chậm thì bên vận chuyển yêu cầu bên thuê vận chuyển bồi thường các thiệt hại phát sinh do bị lưu giữ phương tiện vận chuyển.
– Bên vận chuyển được quyền từ chối vận chuyển tài sản không đúng với loại tài sản đã thoả thuận trong hợp đồng. Nhưng trong thực tế thì người vận chuyển chỉ có thể từ chối việc vận chuyển trong trường hợp việc thay thế hàng hoá vận chuyển làm ảnh hưởng đến quyền lợi của người vận chuyển hoặc những người thuê vận chuyển khác.
Ngoài ra, bên vận chuyển có quyền từ chối nhận những hàng hoá không đảm bảo các tiêu chuẩn đóng gói cần thiết theo thoả thuận của các bên. Người vận chuyển được quyền từ chối vận chuyển hàng hoá cấm lưu thông, hàng hoá có tính chất nguy hiểm, độc hại.
– Nếu hợp đồng quy định bên thuê vận chuyển có nghĩa vụ xếp hàng lên phương tiện vận chuyển thì bên vận chuyển có nghĩa vụ hướng dẫn việc sắp xếp hàng hoá trên phương tiện vận chuyển và có quyền yêu cầu bên thuê vận chuyển phải sắp xếp hàng hóa theo đúng hướng dẫn.
b) Tổ chức vận chuyển hàng hoá theo đúng các điều kiện đã thoả thuận.
Trong giai đoạn này, bên vận chuyển có các quyền và nghĩa vụ cơ bản sau đây:
– Vận chuyển hàng hoá đến đúng địa điểm trả hàng. Trường hợp bên vận chuyển giao hàng không đúng địa điểm đã quy định thì phải thanh toán chi phí vận chuyển hàng hoá đến đúng địa điểm đã thoả thuận trong hợp đồng cho bên thuê vận chuyển.
– Bảo quản hàng hoá trong quá trình vận chuyển: Theo thông lệ chung thì nghĩa vụ bảo quản hàng hoá của bên vận chuyển phát sinh từ thời điểm bên vận chuyển tiếp nhận hàng hoá vận chuyển do bên thuê vận chuyển giao và kết thúc khi đã giao hàng hoá cho người nhận tại địa điểm trả hàng.
c) Trả hàng cho người có quyền nhận hàng.
Trả hàng là nghĩa vụ cơ bản của người vận chuyển trước người gửi hàng cũng như người có quyền nhận hàng (nếu người gửi hàng không đồng thời là người nhận hàng).
– Trả hàng hoá vận chuyển đúng đối tượng.
–
– Trả hàng đúng phương thức đã thoả thuận.
Một nguyên tắc phải tôn trọng là khi bên vận chuyển nhận hàng theo phương thức nào thì trả hàng phải theo phương thức đó.
– Nếu bên vận chuyển đã vận chuyển hàng hoá đến địa điểm trả hàng đúng thời hạn quy định nhưng không có người nhận hàng, thì bên vận chuyển có thể gửi hàng hoá tại nơi nhận gửi giữ và phải báo ngay cho bên thuê vận chuyển hoặc bên có quyền nhận hàng biết. Các chi phí gửi giữ, bảo quản hàng hoá do bên thuê vận chuyển hoặc bên có quyền nhận hàng hoá chịu.
– Bên vận chuyển có quyền từ chối trả hàng và có quyền lưu giữ hàng, nếu người thuê vận chuyển và người nhận hàng chưa thanh toán đủ các khoản cước phí và chi phí vận chuyển hoặc khi chưa nhận được sự bảo đảm thoả đáng cho việc thanh toán các khoản cước phí và chi phí nói trên.
Quyền và nghĩa vụ của bên thuê vận chuyển
a) Giao hàng hoá cho bên vận chuyển.
Bên thuê vận chuyển có nghĩa vụ giao hàng hoá vận chuyển cho bên vận chuyển đúng thời hạn, địa điểm như đã thoả thuận. Hàng hoá phải được đóng gói đúng quy cách, ghi ký hiệu, mã hiệu đầy đủ và rõ ràng. Bên thuê vận chuyển phải chịu chi phí bốc xếp hàng hoá lên phương tiện vận chuyển nếu các bên không thoả thuận khác.
b) Thanh toán cước phí vận chuyển.
Thanh toán cước phí vận chuyển là nghĩa vụ cơ bản nhất của bên thuê vận chuyển. Cước phí theo thoả thuận của các bên hoặc theo biểu phí của các đơn vị kinh doanh dịch vụ vận chuyển công cộng. Ngoài cước phí vận chuyển, bên thuê vận chuyển có thể phải trả thêm các khoản phụ phí vận chuyển khác như tiền lưu kho, lưu bãi…
c) Trông coi hàng hoá trên đường vận chuyển.
Các bên có thể thoả thuận để bên thuê vận chuyển cử người trông coi hàng hoá trên đường vận chuyển (người áp tải) đối với việc vận chuyển một số loại hàng hoá có giá trị lớn hoặc hàng hoá yêu cầu phải có chế độ bảo quản, chăm sóc đặc biệt. Trong trường hợp bên thuê vận chuyển trông coi hàng hoá vận chuyển mà hàng hoá bị mất mát, hư hỏng thì bên thuê vận chuyển phải tự chịu trách nhiệm trước những tổn thất tài sản đó.
4. Trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong hợp đồng vận chuyển hàng hóa:
Tóm tắt câu hỏi:
Bố tôi được người khác thuê chở vôi nhưng trên đường đi xe bất ngờ bị nổ lốp khiến xe bị lật nghiêng và làm thiệt hại toàn bộ 5 tấn vôi của khách hàng. Vậy theo quy định của pháp luật bố tôi phải đền bù thiệt hại như thế nào?
Luật sư tư vấn:
Vì thông tin bạn đưa ra không đầy đủ, bạn có trình bày bố bạn được người khác thuê chở 5 tấn vôi, trên đường đi bất ngờ xe bị nổ lốp khiến xe bị lật nghiêng và làm thiệt hại toàn bộ 5 tấn vôi của khách hàng. Trường hợp này được hiểu bố bạn và bên thuê bố bạn đã xác lập hợp đồng vận chuyển hàng hóa (vận chuyển vôi). Bố bạn là bên vận chuyển, bên thuê là bên thuê vận chuyển.
Căn cứ Điều 535 Bộ luật dân sự quy định hợp đồng vận chuyển tài sản như sau:
“Hợp đồng vận chuyển tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên vận chuyển có nghĩa vụ chuyển tài sản đến địa điểm đã định theo thỏa thuận và giao tài sản đó cho người có quyền nhận, còn bên thuê vận chuyển có nghĩa vụ trả cước phí vận chuyển.”
Theo đó, hợp đồng vận chuyển tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, hợp đồng vận chuyển tài sản được giao kết bằng lời nói hoặc bằng văn bản.
Căn cứ Điều 539 Bộ luật dân sự quy định về nghĩa vụ của bên vận chuyển.
Theo đó, bố bạn là bên vận chuyển có nghĩa vụ phải đảm bảo vận chuyển tài sản đầy đủ, an toàn đến địa điểm đã định, theo đúng thời hạn; trả tài sản cho người có quyền nhận; chịu chi phí liên quan đến việc chuyên chở tài sản; bồi thường thiệt hại cho bên thuê vận chuyển trong trường hợp bên vận chuyển để mất mát, hư hỏng tài sản do lỗi của bên vận chuyển, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
Căn cứ Điều 546 Bộ luật dân sự quy định trách nhiệm bồi thường thiệt hại.
Như vậy, bố bạn phải bồi thường thiệt hại cho bên thuê vận chuyển nếu để tài sản bị mất mát hoặc hư hỏng do lỗi của bố bạn. Nếu trường hợp bất khả kháng dẫn đến tài sản bị mất mát, hư hỏng hoặc bị hủy hoại trong quá trình vận chuyển thì bên thuê vận chuyển không phải chịu trách nhiệm bồi thường. Do vậy, theo bạn trình bày thì trong quá trình vận chuyển vôi, xe của bố bạn bị nổ lốp nên gây thiệt hại 5 tấn vôi. Cần phải xác minh rõ lý do xe bị nổ lốp là gì? Do bố bạn chở quá trọng tải hay rơi ổ gà, lốp xe thiếu hơi hay quá cũ…
Nếu việc nổ lốp là do lỗi của bố bạn (chở quá trọng tải hàng hóa, đi xe khi lốp thiếu hơi, để lốp xe quá cũ không đạt tiêu chuẩn…) thì bố bạn hoàn toàn phải chịu trách nhiệm bồi thường, trường hợp việc nổ lốp không phải do lỗi của bố bạn thuộc trường hợp bất khả kháng (rơi ổ gà, đâm phải đinh nhọn,…) thì bố bạn không phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại. Tuy nhiên, bố bạn cần phải chứng minh được lỗi không phải do bố bạn mà do sự kiện bất khả kháng thì mới không phải chịu trách nhiệm bồi thường.
5. Giải quyết tranh chấp hợp đồng vận chuyển hàng hóa:
Tóm tắt câu hỏi:
Xin chào anh/chị. Em có câu hỏi muốn nhờ anh chị tư vấn giùm em được không? Công ty A thuê công ty B vận chuyển hàng hóa bằng tàu thủy. Nhận hàng xong ngày 30/12/2016 và trả hàng xong ngày 20/01/2017. Trong khi đó, hiệu lực hợp đồng quy định từ ngày 01/01/2016 đến hết ngày 31/12/2016. Như vậy, công việc phát sinh ngày 30/12 tức là trước khi hết hạn hợp đồng nhưng hoàn thành công việc thì lại sau khi hết hạn. Hiện nay công ty A chưa thanh toán tiền cước cho Công ty B vì lý do hết hiệu lực hợp đồng. Như vậy có đúng không? Và có cần thiết phải làm phụ lục gia hạn hợp đồng thêm không? Em cảm ơn anh chị nhiều!
Luật sư tư vấn:
Khoản 1 Điều 70 Bộ luật Hàng hải quy định: “1. Hợp đồng vận chuyển hàng hoá bằng đường biển là hợp đồng được giao kết giữa người vận chuyển và người thuê vận chuyển, theo đó người vận chuyển thu tiền cước vận chuyển do người thuê vận chuyển trả và dùng tàu biển để vận chuyển hàng hoá từ cảng nhận hàng đến cảng trả hàng”
Điều 424 Bộ luật Dân sự quy định chấm dứt hợp đồng dân sự trong các trường hợp sau:
“Điều 424. Chấm dứt hợp đồng dân sự
Hợp đồng chấm dứt trong các trường hợp sau đây:
1. Hợp đồng đã được hoàn thành;
2. Theo thoả thuận của các bên;
3. Cá nhân giao kết hợp đồng chết, pháp nhân hoặc chủ thể khác chấm dứt mà hợp đồng phải do chính cá nhân, pháp nhân hoặc chủ thể đó thực hiện;
4. Hợp đồng bị hủy bỏ, bị đơn phương chấm dứt thực hiện;
5. Hợp đồng không thể thực hiện được do đối tượng của hợp đồng không còn và các bên có thể thoả thuận thay thế đối tượng khác hoặc bồi thường thiệt hại;
6. Các trường hợp khác do pháp luật quy định.”
Theo thông tin bạn cung cấp, công ty A thuê công ty B vận chuyển hàng hóa bằng tàu thuỷ, hiệu lực hợp đồng từ ngày 01/01/2016 đến 31/12/2016; ngày 30/12/2016, công ty B nhận hàng giao cho công ty A và trả hàng vào ngày 20/1/2017. Như vậy, ngay từ đầu 2 bên đã có thỏa thuận về thời hạn chấm dứt hợp đồng là vào ngày 31/12/2016; các quyền và nghĩa vụ giữa các bên cũng chấm dứt vào thời điểm này; nhưng đến ngày 20/1/2017, công ty B mới hoàn thành xong nghĩa vụ, tức là sau khi hết hiệu lực của hợp đồng do đó. công ty A có quyền không thanh toán cước cho công ty B do quyền và nghĩa vụ của các bên đã chấm dứt.
Nếu công ty B nhận hàng xong ngày 30/12/2016 và trả hàng ngày 20/01/2017, thì trong trường hợp này, để bảo đảm quyền lợi và nghĩa vụ của các bên, 2 bên cần tiến hành ký kết
6. Có gia hạn hợp đồng vận chuyển hàng hóa không?
Tóm tắt câu hỏi:
Thưa luật sư công ty chúng tôi ký hợp đồng vận chuyển hàng hóa có thời hạn kể từ ngày 1/1/2016 đến hết ngày 31/12/2016.hiện tại bên đối tác gửi cho chùng tôi bản gia hạn hợp đồng (các điều khoản không thay đổi so với hợp đồng cũ) vậy luật sư cho tôi hỏi có luật nào quy định về việc gia hạn hợp đồng này không ? Trân trọng cảm ơn.
Luật sư tư vấn:
Với những thông tin bạn cung cấp thì đối tác của công ty bạn có gửi cho phía bạn một bản gia hạn hợp đồng với các điều khoản tương tự như hợp đồng cũ đã hết hiệu lực. Tuy nhiên, bạn cần hiểu rằng pháp luật dân sự hiện hành không có quy định và không thừa nhận giá trị pháp lý của một văn bản với nội dung gia hạn hợp đồng.
Bản chất của văn bản mà bên đối tác gửi cho phía công ty bạn là một lời đề nghị giao kết hợp đồng theo quy định tại Điều 386 Bộ luật dân sự 2015.
Để đảm bảo quyền lợi hợp pháp trong trường hợp này, công ty bạn có thể tham khảo các quy định của
Các văn bản pháp luật có liên quan đến bài viết: