Pháp luật quy định trong một số trường hợp thì giao dịch dân sự nói chung và hợp đồng thế chấp nói riêng sẽ bị vô hiệu. Vậy hợp đồng thế chấp có vô hiệu do sai hộ khẩu người thế chấp?
Mục lục bài viết
1. Hợp đồng thế chấp vô hiệu do sai hộ khẩu người thế chấp?
1.1. Các trường hợp vô hiệu của hợp đồng thế chấp:
Điều 117 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự, Điều này đã quy định Giao dịch dân sự có hiệu lực khi có đủ các điều kiện sau đây:
– Chủ thể có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự phù hợp với các giao dịch dân sự được xác lập;
– Chủ thể tham gia giao dịch dân sự phải hoàn toàn tự nguyện;
– Mục đích và nội dung của giao dịch dân sự không được vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội.
Thêm nữa, hình thức của giao dịch dân sự là điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự trong trường hợp luật đã có quy định.
Theo đó, điều kiện để có hiệu lực của hợp đồng thế chấp đó là phải tuân thủ đầy đủ các điều kiện sau:
– Chủ thể có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự phù hợp với hợp đồng thế chấp được xác lập
– Chủ thể tham gia hợp đồng thế chấp hoàn toàn tự nguyện
– Mục đích và nội dung của hợp đồng thế chấp không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội.
– Nếu đối tượng của hợp đồng thế chấp là tài sản mà pháp luật yêu cầu tuân thủ về hình thức thì đó là điều kiện có hiệu lực của hợp đồng thế chấp.
Ngoài ra, pháp luật cũng quy định về các trường hợp khiến cho giao dịch dân sự bị vô hiệu, đương nhiên, các trường hợp khiến cho giao dịch dân sự bị vô hiệu cũng chính là các trường hợp khiến cho hợp đồng thế chấp bị vô hiệu, cụ thể các trường hợp sau:
– Trường hợp 1: Hợp đồng thế chấp vô hiệu do vi phạm điều cấm của luật, trái đạo đức xã hội
Hợp đồng thế chấp có mục đích, nội dung vi phạm điều cấm của luật, trái đạo đức xã hội thì vô hiệu.
– Trường hợp 2: Hợp đồng thế chấp vô hiệu do giả tạo
Khi các bên xác lập hợp đồng thế chấp một cách giả tạo nhằm che giấu một giao dịch dân sự khác thì hợp đồng thế chấp giả tạo vô hiệu, còn giao dịch dân sự bị che giấu vẫn có hiệu lực, trừ trường hợp giao dịch đó cũng sẽ bị vô hiệu theo quy định của Bộ luật này hoặc luật khác có liên quan.
Trường hợp xác lập hợp đồng thế chấp giả tạo nhằm trốn tránh nghĩa vụ với người thứ ba thì hợp đồng thế chấp đó vô hiệu.
– Trường hợp 3: Hợp đồng thế chấp vô hiệu do người chưa thành niên, người mất về năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi, người đang bị hạn chế về năng lực hành vi dân sự xác lập, thực hiện
Khi hợp đồng thế chấp do người chưa thành niên, người mất về năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi hoặc người đang bị hạn chế năng lực hành vi dân sự xác lập, thực hiện thì theo như những yêu cầu của người đại diện của người đó, Tòa án tuyên bố hợp đồng thế chấp đó vô hiệu nếu theo quy định của pháp luật hợp đồng thế chấp đó phải do người đại diện của họ xác lập, thực hiện hoặc đồng ý
– Trường hợp 4: hợp đồng thế chấp vô hiệu do bị nhầm lẫn
Trường hợp hợp đồng thế chấp được xác lập có sự nhầm lẫn làm cho một bên hoặc các bên mà không có đạt được mục đích của việc xác lập hợp đồng thế chấp thì bên bị nhầm lẫn có quyền yêu cầu Tòa án tuyên bố hợp đồng thế chấp vô hiệu.
Hợp đồng thế chấp được xác lập có sự nhầm lẫn không vô hiệu trong trường hợp mục đích xác lập hợp đồng thế chấp của các bên đã đạt được hoặc các bên có thể khắc phục ngay được sự nhầm lẫn làm cho mục đích của việc xác lập hợp đồng thế chấp vẫn đạt được.
– Trường hợp 5: hợp đồng thế chấp vô hiệu do bị lừa dối, đe dọa, cưỡng ép
Khi một bên tham gia hợp đồng thế chấp do bị lừa dối hoặc bị đe dọa, cưỡng ép thì có quyền yêu cầu Tòa án tuyên bố hợp đồng thế chấp đó là vô hiệu.
– Trường hợp 6: Hợp đồng thế chấp vô hiệu do người xác lập không nhận thức và làm chủ được hành vi của mình
Người có năng lực hành vi dân sự nhưng đã xác lập hợp đồng thế chấp vào đúng thời điểm không nhận thức và làm chủ được hành vi của mình thì hoàn toàn có quyền yêu cầu Tòa án tuyên bố hợp đồng thế chấp đó là vô hiệu.
– Trường hợp 7: hợp đồng thế chấp vô hiệu do không tuân thủ quy định về hình thức
Hợp đồng thế chấp đã được xác lập bằng văn bản nhưng vi phạm những quy định bắt buộc về việc công chứng, chứng thực mà một bên hoặc là các bên đã thực hiện ít nhất là hai phần ba nghĩa vụ trong hợp đồng thế chấp thì theo yêu cầu của một bên hoặc các bên, khi đó Tòa án ra quyết định công nhận hiệu lực của hợp đồng thế chấp. Trong trường hợp này, các bên không phải thực hiện việc công chứng, chứng thực.
1.2. Hợp đồng thế chấp có bị vô hiệu do sai hộ khẩu của người thế chấp:
Như đã phân tích ở mục trên, một trong các trường hợp hợp đồng thế chấp bị vô hiệu đó chính là trường hợp hợp đồng thế chấp vô hiệu do bị nhầm lẫn. Tuy nhiên, không phải trong mọi trường hợp, sự yêu cầu của bên bị nhầm lẫn cũng được chấp nhận. Nếu trong trường hợp mục đích xác lập giao dịch dân sự của các bên đã đạt được hoặc là các bên có thể khắc phục được ngay sự nhầm lẫn này để cho mục đích của giao dịch dân sự vẫn đạt được thì giao dịch dân sự được xác lập có sự nhầm lẫn này không vô hiệu.
Có thể thấy, thông tin về hộ khẩu của người thế chấp trong hợp đồng thế chấp không đúng nhưng thông tin này không làm ảnh hưởng đến quyền và nghĩa vụ của người tham gia hợp đồng thế chấp, mục đích của hợp đồng thế chấp vẫn đạt được thì hợp đồng thế chấp được xác lập có sự nhầm lẫn này không vô hiệu. Tuy nhiên, sau khi phát hiện ra thông tin về hộ khẩu của người thế chấp trong hợp đồng thế chấp bị sai thì hai bên phải đi sửa lại thông tin nếu hợp đồng thế chấp có công chứng, chứng thực, còn nếu hợp đồng thế chấp chỉ được hai bên tự xác lập mà không có công chứng, chứng thực thì hai bên phải tự thống nhất với nhau và sửa lại thông tin.
2. Cách sửa thông tin về hộ khẩu người thế chấp khi hợp đồng thế chấp đã công chứng:
Điều 50 Văn bản hợp nhất 07/VBHN-VPQH 2018 Luật Công chứng quy định Sửa lỗi kỹ thuật trong văn bản công chứng như sau:
– Lỗi kỹ thuật là lỗi do sai sót trong khi ghi chép, đánh máy, in ấn ở trong văn bản công chứng mà việc sửa lỗi đó không có làm ảnh hưởng đến quyền và nghĩa vụ của người tham gia hợp đồng, giao dịch.
– Việc sửa lỗi kỹ thuật trong văn bản công chứng được thực hiện ở tại tổ chức hành nghề công chứng đã thực hiện về việc công chứng đó. Trường hợp tổ chức hành nghề công chứng đã thực hiện việc công chứng đã chấm dứt về hoạt động, chuyển đổi, chuyển nhượng hoặc giải thể thì tổ chức hành nghề công chứng mà đang lưu trữ hồ sơ công chứng thực hiện việc sửa lỗi kỹ thuật.
– Công chứng viên thực hiện việc sửa lỗi kỹ thuật có trách nhiệm thực hiện việc đối chiếu từng lỗi cần sửa với các giấy tờ trong hồ sơ công chứng, phải gạch chân chỗ cần sửa, sau đó ghi chữ, dấu hoặc con số mà đã được sửa vào bên lề kèm theo về chữ ký của mình và đóng dấu của tổ chức hành nghề công chứng. Công chứng viên đó phải có trách nhiệm thông báo việc sửa lỗi kỹ thuật đó cho người tham gia hợp đồng, giao dịch.
Theo đó, nếu như trong hợp đồng thế chấp bị sai thông tin về hộ khẩu người thế chấp thì hai bên trong hợp đồng thế chấp phải đến tổ chức hành nghề công chứng đã thực hiện việc công chứng hợp đồng thế chấp để sửa thông tin về hộ khẩu người thế chấp cho đúng. Trường hợp tổ chức hành nghề công chứng đã thực hiện việc công chứng hợp đồng thế chấp đã chấm dứt về hoạt động, chuyển đổi, chuyển nhượng hoặc giải thể thì tổ chức hành nghề công chứng đang lưu trữ hồ sơ công chứng hợp đồng thế chấp thực hiện việc sửa thông tin về hộ khẩu người thế chấp.
Những văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Bộ luật Dân sự 2015.
– Văn bản hợp nhất 07/VBHN-VPQH 2018 Luật Công chứng.