Hợp đồng có vai trò rất quan trọng đối trong nền kinh tế thị trường ở nước ta hiện nay. Nó tạo hành lang pháp lý cho các chủ thể tham gia hợp đồng, là cơ sở để giải quyết các tranh chấp xảy ra. Tại bài viết này, chúng tôi sẽ cung cấp những thông tin cơ bản và cần thiết đối với loại hợp đồng này.
Mục lục bài viết
1. Khái niệm hợp đồng nghiên cứu khoa học:
Trước hết ta cần hiểu ” Hợp đồng là gì? ” và ” Nghiên cứu khoa học là gì? “
Hợp đồng là sự thỏa thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự
Nghiên cứu khoa học là hoạt động khám phá, phát hiện, tìm hiểu bản chất, quy luật của sự vật, hiện tượng tự nhiên, xã hội và tư duy; sáng tạo giải pháp nhằm ứng dụng vào thực tiễn.
Từ đó ta có thể nhận định: hợp đồng nghiên cứu khoa học là thỏa thuận giữa các bên nhằm giải quyết các vấn đề về nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ, triển khai kỹ thuật với mục đích áp dụng thành tựu khoa học – kỹ thuật vào sản xuất và đời sống. Theo đó, bên nhận hợp đồng có nghĩa vụ thực hiện tác nghiệp đúng thời gian, địa điểm, số lượng, chất lượng đã cam kết, còn bên giao hợp đồng có nghĩa vụ chuyển cho bên nhận những thông tin ban đầu, vật tư, tiền tạm ứng; tiếp nhận kết quả nghiên cứu và thanh toán cho bên nhận hợp đồng khoản tiền thù lao như thỏa thuận.
Hợp đồng nghiên cứu khoa học là một trong ba loại hợp đồng khoa học và công nghệ được quy định tại Luật Khoa học và Công nghệ.
Hợp đồng nghiên cứu khoa học tiếng Anh là ” Scientific research contract ”
A scientific research contract is an agreement between parties to solve problems of scientific research, technological development, and technical implementation with the aim of applying scientific – technical achievements to production and life.
2. Đặc điểm của hợp đồng nghiên cứu khoa học:
– Xét về chủ thể: Trong hợp đồng này, một bên tham gia phải là đơn vị nghiên cứu khoa học, triển khai khoa học kỹ thuật.
– Xét về đối tượng: Đối tượng của hợp đồng là các hoạt động khoa học – kỹ thuật cụ thể. Theo đó, các bên ký kết hợp đồng không nhằm mua bán kết quả nghiên cứu mà nhằm vào cả quá trình nghiên cứu, triển khai đến khi thu được kết quả cụ thể.
– Xét về nội dung của hợp đồng: Nhằm đảm bảo tính chặt chẽ của các nội dung giao kết, hợp đồng cần có các nội dung:
+ Các bên giao kết hợp đồng, trong đó bên nhận cần nêu rõ tổ chức chủ trì thực hiện đề tài và chủ nhiệm đề tài;
+ Đối tượng giao kết: các bên cần quy định chi tiết về đề tài được giao nhận bằng việc đính kèm hợp đồng bản thuyết minh đề tài cùng với các nội dung liên quan;
+ Yêu cầu đối với kết quả nghiên cứu và phát triển;
+ Thời gian và kinh phí thực hiện đề tài;
+ Quyền sở hữu, quyền tác giả đối với kết quả nghiên cứu, phát triển;
+ Xử lý tài chính khi đề tài kết thúc hoặc không hoàn thành;
+ Giải quyết tranh chấp.
Các điều khoản càng chi tiết sẽ giúp các bên làm rõ được nhiệm vụ trong quá trình thực hiện thỏa thuận.
– Quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia hợp đồng nghiên cứu khoa học:
+ Quyền, nghĩa vụ của bên đặt hàng:
Bên đặt hàng theo hợp đồng nghiên cứu khoa học có quyền sau đây:
. Sở hữu kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ, nếu không có thoả thuận khác trong hợp đồng;
. Tổ chức việc giao quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ.
Bên đặt hàng theo hợp đồng nghiên cứu khoa học có nghĩa vụ sau đây:
. Cung cấp thông tin cần thiết cho việc thực hiện hợp đồng;
. Thanh toán đầy đủ kinh phí cho bên nhận đặt hàng theo thoả thuận trong hợp đồng;
. Tổ chức nghiệm thu kết quả thực hiện nhiệm vụ đặt hàng;
. Tiếp nhận và tổ chức triển khai ứng dụng hoặc chuyển giao kết quả nghiên cứu sau khi được nghiệm thu.
+ Quyền, nghĩa vụ của bên nhận đặt hàng:
Bên nhận đặt hàng thực hiện hợp đồng nghiên cứu khoa học có quyền sau đây:
. Hưởng quyền tác giả đối với kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ theo thỏa thuận trong hợp đồng;
. Yêu cầu bên đặt hàng cung cấp thông tin và những điều kiện khác theo thỏa thuận trong hợp đồng để thực hiện hợp đồng;
. Nhận kinh phí của bên đặt hàng để thực hiện hợp đồng.
Bên nhận đặt hàng thực hiện hợp đồng nghiên cứu khoa học có nghĩa vụ sau đây:
. Bàn giao kết quả nghiên cứu, giao nộp sản phẩm theo đúng qui định trong hợp đồng;
. Giữ bí mật về kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ theo thoả thuận;
. Không được chuyển giao kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ cho người khác nếu không có sự chấp thuận của bên đặt hàng.
3. Mẫu hợp đồng nghiên cứu khoa học:
HỢP ĐỒNG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
(Dùng cho đề tài nghiên cứu cơ bản)
Số:…../20…/ĐXTN
Căn cứ Bộ luật dân sự ngày 14 tháng 6 năm 2005;
Căn cứ Luật khoa học và công nghệ ngày 18 tháng 6 năm 2013;
Căn cứ Nghị định số 23/2014/NĐ-CP ngày 03/4/2014 của Chính phủ về thành lập Quỹ Phát triển khoa học và công nghệ Quốc gia;
Căn cứ Thông tư liên tịch số…../TTLT-BTC-BKHCN ngày …của Bộ Tài chính – Bộ Khoa học và Công nghệ hướng dẫn thực hiện chế độ quản lý tài chính đối với Quỹ phát triển khoa học và công nghệ quốc gia;
Căn cứ Thông tư…/TT-BKHCN ngày…. của Bộ Khoa học và Công nghệ về hướng dẫn chế độ khoán kinh phí của đề tài, dự án khoa học và công nghệ sử dụng ngân sách Nhà nước;
Căn cứ Thông tư số 40/TT-BKHCN ngày 18/12/2014 của Bộ Khoa học và Công nghệ Quy định quản lý nhiệm vụ khoa học và công nghệ đột xuất có ý nghĩa quan trọng về khoa học và thực tiễn, nhiệm vụ khoa học và công nghệ tiềm năng do Quỹ Phát triển khoa học và công nghệ Quốc gia tài trợ;
Căn cứ Thông tư số 05/2014/TT-BKHCN ngày 10 tháng 4 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành “Mẫu hợp đồng nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ”;
Căn cứ Quyết định số…. ngày…..của Chủ tịch Hội đồng Quản lý Quỹ về việc phê duyệt danh mục và kinh phí các đề tài khoa học và công nghệ đột xuất có ý nghĩa quan trọng về khoa học và thực tiễn/đề tài khoa học và công nghệ tiềm năng cấp nhà nước thực hiện từ năm…….,
CHÚNG TÔI GỒM:
Bên A: QUỸ PHÁT TRIỂN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ QUỐC GIA
Đại diện là Ông:
Chức vụ:
Điện thoại:
Địa chỉ:
Số tài khoản: Tại Kho bạc
Mã số sử dụng ngân sách:
Bên B: (Tổ chức chủ trì thực hiện đề tài)
TÊN CỦA TỔ CHỨC CHỦ TRÌ:
Đại diện là Ông (Bà):
Chức vụ:
Điện thoại: Fax:
Địa chỉ:
Tên giao dịch tại Kho bạc:
Số tài khoản: Tại Kho bạc:
Mã số sử dụng Ngân sách:
Chủ nhiệm Đề tài:
Chức danh khoa học:
Đơn vị công tác:
Điện thoại cơ quan: Mobile: Fax:
Địa chỉ:
Email:
Cùng thỏa thuận và thống nhất ký kết Hợp đồng thực hiện Đề tài khoa học và công nghệ (sau đây gọi tắt là Hợp đồng) với các điều khoản sau:
Điều 1. Tài trợ thực hiện Đề tài
Bên A tài trợ kinh phí để Bên B thực hiện Đề tài đột xuất có ý nghĩa quan trọng về khoa học và thực tiễn/Đề tài khoa học và công nghệ tiềm năng “……..” (dưới đây viết tắt là Đề tài)- Mã số:…. theo các nội dung trong Thuyết minh Đề tài. Thuyết minh Đề tài đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt (sau đây gọi tắt là Thuyết minh).
Thuyết minh và các Phụ lục là bộ phận không tách rời của Hợp đồng.
Điều 2: Thời gian thực hiện Hợp đồng
Thời gian thực hiện Đề tài là:… tháng, từ tháng… năm 20.. đến tháng… năm 20….. (không kể thời gian chờ nghiệm thu và thanh lý hợp đồng).
Bên B nhận thực hiện Đề tài nêu trên theo các nội dung thỏa thuận được ghi nhận tại Hợp đồng này.
Điều 3. Kinh phí thực hiện Đề tài
Tổng kinh phí thực hiện Đề tài là…. (bằng chữ…..), trong đó:
– Kinh phí từ ngân sách nhà nước:…. (bằng chữ…..).
– Kinh phí từ nguồn khác:…. (bằng chữ……) (nếu có). Tiến độ cấp kinh phí:
a) Cấp kinh phí đợt 1:
b) Cấp kinh phí đợt 2:
c) Cấp kinh phí đợt 3:
Điều 4. Quyền và nghĩa vụ của các bên
1. Quyền và nghĩa vụ của Bên A
a) Cung cấp các thông tin cần thiết cho việc triển khai, thực hiện Đề tài;
b) Cấp kinh phí từ nguồn vốn của bên A cho Bên B để thực hiện Đề tài theo tiến độ Hợp đồng khi bên B đáp ứng đầy đủ các yêu cầu của Bên A để được cấp kinh phí.
c) Phê duyệt kế hoạch đấu thầu, mua sắm nguyên vật liệu của Đề tài bằng kinh phí do Bên A cấp (nếu có);
d) Trước mỗi đợt cấp kinh phí, trên cơ sở báo cáo tình hình thực hiện Đề tài của Bên B, Bên A căn cứ vào sản phẩm, khối lượng công việc đã hoàn thành theo Thuyết minh để cấp tiếp kinh phí thực hiện Hợp đồng. Bên A có quyền thay đổi tiến độ cấp hoặc ngừng cấp kinh phí nếu Bên B không hoàn thành công việc đúng tiến độ, đúng nội dung công việc được giao;
đ) Tổ chức đánh giá báo cáo định kỳ về tiến độ và kết quả thực hiện đề tài (nội dung khoa học và kinh phí);
Kiểm tra định kỳ hoặc đột xuất để đánh giá tình hình Bên B thực hiện Đề tài theo Thuyết minh;
e) Kịp thời xem xét, giải quyết theo thẩm quyền hoặc trình cấp có thẩm quyền giải quyết kiến nghị, đề xuất của Bên B về điều chỉnh nội dung chuyên môn, kinh phí và các vấn đề phát sinh khác trong quá trình thực hiện Đề tài;
g) Tổ chức đánh giá, nghiệm thu kết quả thực hiện Đề tài của Bên B theo các yêu cầu, chỉ tiêu trong Thuyết minh;
h) Có trách nhiệm cùng Bên B tiến hành thanh lý Hợp đồng theo quy định hiện hành;
i) Ủy quyền cho Bên B tiến hành đăng ký bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với kết quả thực hiện Đề tài theo quy định hiện hành;
k) Thực hiện các quyền và nghĩa vụ khác theo quy định của Luật khoa học và công nghệ và các văn bản liên quan.
2. Quyền và nghĩa vụ của Bên B
a) Tổ chức triển khai đầy đủ các nội dung nghiên cứu của Đề tài đáp ứng các yêu cầu chất lượng, tiến độ và kết quả theo Thuyết minh;
b) Yêu cầu Bên A cung cấp thông tin cần thiết để triển khai thực hiện Hợp đồng;
c) Kiến nghị, đề xuất điều chỉnh các nội dung chuyên môn, kinh phí và thời hạn thực hiện Hợp đồng khi cần thiết;
d) Sử dụng kinh phí đúng mục đích, đúng chế độ hiện hành và có hiệu quả;
g) Xây dựng kế hoạch đấu thầu mua sắm nguyên vật liệu bằng kinh phí do Bên A cấp (nếu có) để gửi Bên A phê duyệt và thực hiện mua sắm theo quy định của pháp luật;
h) Chấp hành các quy định pháp luật trong quá trình thực hiện Hợp đồng. Tạo điều kiện thuận lợi và cung cấp đầy đủ thông tin cho các cơ quan quản lý trong việc giám sát, kiểm tra, thanh tra đối với Đề tài theo quy định của pháp luật;
i) Gửi Báo cáo định kỳ (12 tháng một lần kể từ ngày ký hợp đồng) cho Bên A và báo cáo đột xuất về tình hình thực hiện Đề tài khi có yêu cầu của Bên A.
Trong thời hạn 30 ngày sau khi kết thúc thời hạn thực hiện hợp đồng, Bên B có trách nhiệm xây dựng và gửi Báo cáo tổng hợp kết quả thực hiện đề tài cho Bên A.
Trường hợp đề tài không có khả năng hoàn thành đúng thời hạn theo Hợp đồng, chậm nhất 60 ngày trước khi kết thúc thời hạn thực hiện Hợp đồng, Bên B phải báo cáo bằng văn bản giải trình rõ lý do và kiến nghị về việc gia hạn thực hiện đề tài gửi Bên A. Trong vòng 30 ngày, Bên A sẽ có văn bản trả lời về việc chấp nhận hoặc không chấp nhận kéo dài thời hạn thực hiện Hợp đồng cho Bên B.
k) Có trách nhiệm cùng Bên A tiến hành thanh lý Hợp đồng theo quy định;
l) Thực hiện việc đăng ký bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ theo ủy quyền của Bên A đối với kết quả nghiên cứu;
m) Công bố kết quả thực hiện Đề tài sau khi được Bên A cho phép;
n) Hưởng quyền tác giả bao gồm cả các lợi ích thu được (nếu có) từ việc khai thác thương mại các kết quả thực hiện Đề tài theo quy định pháp luật;
o) Có trách nhiệm chuyển giao kết quả nghiên cứu theo quy định của Bên A và cơ quan quản lý Nhà nước có thẩm quyền;
p) Báo cáo cho Bên A các kết quả nghiên cứu. Ghi nhận sự tài trợ của Bên A trong các kết quả nghiên cứu của Đề tài được công bố, đăng tải cũng như trong các hoạt động khác liên quan đến Đề tài như sau:
– Đối với các tài liệu tiếng Anh: “This research is funded by Vietnam National Foundation for Science and Technology Development (NAFOSTED) under grant number:……”
– Đối với các tài liệu tiếng Việt: “Nghiên cứu này được tài trợ bởi Quỹ Phát triển khoa học và công nghệ Quốc gia (NAFOSTED) trong đề tài mã số:……”.
q) Thực hiện các quyền và nghĩa vụ khác theo quy định Luật khoa học và công nghệ và các văn bản liên quan.
Điều 5. Chấm dứt Hợp đồng
Hợp đồng này chấm dứt trong các trường hợp sau:
1. Đề tài đã kết thúc và được nghiệm thu.
2. Có căn cứ để khẳng định việc thực hiện hoặc tiếp tục thực hiện Đề tài là không cần thiết và hai bên đồng ý chấm dứt Hợp đồng trước thời hạn.
3. Bên B bị đình chỉ thực hiện Đề tài theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền.
4. Bên B không nộp hồ sơ để đánh giá, nghiệm thu Đề tài theo quy định.
5. Bên A vi phạm một trong các điều kiện dẫn đến việc Đề tài không thể tiếp tục thực hiện do:
a) Không cấp đủ kinh phí theo tiến độ thực hiện Đề tài mà không có lý do chính đáng;
b) Không kịp thời giải quyết những kiến nghị, đề xuất của Bên B theo quy định của pháp luật.
Điều 6. Xử lý tài chính khi chấm dứt Hợp đồng
1. Đối với Đề tài đã kết thúc và được nghiệm thu:
a) Đề tài đã kết thúc và đánh giá nghiệm thu từ mức “Đạt” trở lên thì Bên A thanh toán đầy đủ kinh phí cho Bên B theo quy định tại Hợp đồng này;
b) Trường hợp đề tài đã kết thúc và kết quả đánh giá “không đạt” thì Bên A xem xét, quyết toán kinh phí cho Bên B trên cơ sở kết luận của Hội đồng đánh giá hoặc chuyên gia đánh giá độc lập về nguyên nhân, trách nhiệm và những nội dung công việc mà Bên B đã thực hiện có sản phẩm thực tế được đánh giá;
Bên B có trách nhiệm hoàn trả toàn bộ số kinh phí ngân sách nhà nước đã cấp nhưng chưa sử dụng. Đối với khoản kinh phí đã sử dụng được áp dụng xử lý đối với trường hợp đề tài không hoàn thành được quy định tại Điều… Thông tư số…. ngày….
Trường hợp Đề tài không hoàn thành do một trong các đại diện của Bên B không còn mà hai Bên không thống nhất được đại diện khác thay thế thì đại diện còn lại của Bên B có trách nhiệm hoàn lại cho Bên A số kinh phí đã cấp nhưng chưa sử dụng. Đối với phần kinh phí đã cấp và đã sử dụng thì hai Bên cùng phối hợp xác định khối lượng công việc đã triển khai phù hợp với kinh phí đã sử dụng để làm căn cứ quyết toán theo quy định hiện hành.
2. Đối với Đề tài chấm dứt khi có căn cứ khẳng định không còn nhu cầu thực hiện:
a) Trường hợp Đề tài chấm dứt khi có căn cứ khẳng định không còn nhu cầu thực hiện thì hai bên cùng nhau xác định khối lượng công việc Bên B đã thực hiện để làm căn cứ thanh toán số kinh phí Bên B đã sử dụng nhằm thực hiện Đề tài và thu hồi số kinh phí còn lại đã cấp cho Bên B;
b) Trường hợp hai bên thỏa thuận ký Hợp đồng mới để thay thế và kết quả nghiên cứu của Hợp đồng cũ là một bộ phận cấu thành kết quả nghiên cứu của Hợp đồng mới thì số kinh phí đã cấp cho Hợp đồng cũ được tính vào kinh phí cấp cho Hợp đồng mới và được tiếp tục thực hiện với Hợp đồng mới.
3. Đối với Đề tài bị đình chỉ theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền hoặc Hợp đồng bị chấm dứt do Bên B không nộp hồ sơ để đánh giá, nghiệm thu Đề tài theo quy định pháp luật thì Bên B có trách nhiệm hoàn trả toàn bộ số kinh phí ngân sách nhà nước đã được cấp nhưng chưa sử dụng theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền và theo quy định hiện hành.
4. Đối với Đề tài không hoàn thành do lỗi của Bên A dẫn đến việc chấm dứt Hợp đồng thì Bên B không phải bồi hoàn số kinh phí đã sử dụng để thực hiện Đề tài nhưng vẫn phải thực hiện việc quyết toán kinh phí theo quy định của pháp luật.
Điều 7. Xử lý tài sản khi chấm dứt Hợp đồng
1. Khi chấm dứt Hợp đồng, việc xử lý tài sản được mua sắm hoặc được hình thành bằng ngân sách nhà nước cấp cho Đề tài được thực hiện theo quy định pháp luật.
2. Các sản phẩm vật chất của Đề tài sử dụng ngân sách nhà nước, nguồn thu khi các sản phẩm này được tiêu thụ trên thị trường sau khi trừ các khoản chi phí cần thiết, hợp lệ, được phân chia theo quy định pháp luật.
Điều 8. Điều khoản khác
(Nội dung của điều khoản được lập theo yêu cầu quản lý đề tài của Quỹ tại thời điểm ký kết do hai bên thỏa thuận)
Điều 9. Cam kết
1. Trong quá trình thực hiện Hợp đồng, nếu một trong hai bên có yêu cầu sửa đổi, bổ sung nội dung hoặc có căn cứ để chấm dứt thực hiện Hợp đồng thì phải
2. Khi một trong hai bên gặp phải trường hợp bất khả kháng dẫn đến việc không thể hoặc chậm thực hiện nghĩa vụ đã thỏa thuận trong Hợp đồng thì có trách nhiệm thông báo cho Bên kia trong 10 ngày làm việc kể từ ngày xảy ra sự kiện bất khả kháng. Hai bên có trách nhiệm phối hợp xác định nguyên nhân và báo cáo cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền để giải quyết theo quy định của pháp luật.
3. Hai bên cam kết thực hiện đúng các quy định của Hợp đồng và có trách nhiệm hợp tác giải quyết các vướng mắc phát sinh trong quá trình thực hiện. Bên vi phạm các cam kết trong Hợp đồng phải chịu trách nhiệm theo quy định pháp luật.
4. Mọi tranh chấp phát sinh trong quá trình thực hiện Hợp đồng do các bên thương lượng hòa giải để giải quyết. Trường hợp không hòa giải được thì một trong hai bên có quyền đưa tranh chấp ra Trọng tài để giải quyết (hoặc khởi kiện tại Tòa án có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự).
Điều 10. Hiệu lực của Hợp đồng
Hợp đồng này có hiệu lực từ ngày ký. Hợp đồng này gồm… trang, được lập thành 08 bản và có giá trị như nhau, mỗi Bên giữ 04 bản./.
ĐẠI DIỆN BÊN A QUỸ PHÁT TRIỂN KH&CN QUỐC GIA | ĐẠI DIỆN BÊN B TỔ CHỨC CHỦ TRÌ ĐỀ TÀI |
| CHỦ NHIỆM ĐỀ TÀI (Ký và ghi rõ họ tên) |
Các văn bản pháp luật có liên quan đến bài viết:
–
– Thông tư 40/2014/TT-BKHCN.