Hợp đồng thông thường là giấy tờ quan trọng thể hiện đầy đủ quyền và nghĩa vụ mà các bên kh tham gia giao dịch như mua bán, mượn, tặng cho, ... Vậy hợp đồng mượn tài sản là gì? Quy định về hợp đồng mượn tài sản?
Mục lục bài viết
1. Hợp đồng mượn tài sản là gì?
Điều 512
“Hợp đồng mượn tài sản là sự thỏa thuận của các bên, theo đó bên cho mượn giao tài sản cho bên mượn để sử dụng trong một thời hạn mà không phải trả tiền, còn bên mượn phải trả tài sản đó khi hết thời hạn mượn hoặc mục đích mượn đã đạt được”.
Quan hệ cho mượn tài sản được hình thành kể từ thời điểm chuyển giao tài sản. Sau khi các bên thỏa thuận xong nội dung cơ bản của hợp đồng nhưng chưa chuyển giao tài sản, không thể bắt buộc các bên phải thực hiện nghĩa vụ của họ. Trong hợp đồng mượn tài sản, bên cho mượn chuyển giao tài sản của mình cho bên kia sử dụng trong một thời hạn theo thỏa thuận mà không được sự đền bù nào từ bên mượn tài sản. Do vậy, vì lợi ích của bên mượn tài sản nên bên cho mượn tự giác tham gia hợp đồng mà không tính toán đến lợi ích kinh tế.
Đặc điểm pháp lý của hợp đồng mượn tài sản
- Hợp đồng mượn tài sản là hợp đồng không có đền bù. Bên mượn tài sản có quyền sử dụng tài sản của bên cho mượn mà không phải trả tiền sử dụng tài sản.
- Hợp đồng mượn tài sản là hợp đồng đơn vụ. Bên cho mượn tài sản có quyền yêu cầu bên mượn trả lại tài sản mượn khi tới hạn hoặc mục đích mượn đã đạt được. Bên mượn có nghĩa vụ trả lại tài sản mượn theo yêu cầu của bên cho mượn.
- Hợp đồng mượn tài sản là hợp đồng thực tế. Khi chuyển giao tài sản cho bên mượn là thời điểm phát sinh quyền và nghĩa vụ của các bên.
Đối tượng của hợp đồng mượn tài sản
Trong hợp đồng mượn tài sản, đối tượng của hợp đồng là một hoặc nhiều tài sản. Khái niệm tài sản không thể hiểu theo Điều 163 Bộ luật dân sự 2015 mà cần được hiểu cụ thể hơn là vật có thực, chiếm hữu được thực tế, vật đó có thể sử dụng đem lại lợi ích cho người mượn. Đối tượng của hợp đồng phải là vật đặc định, không tiêu hao theo quy định tại Điều 178, Điều 179 Bộ luật dân sự 2015. Khi hết hạn của hợp đồng, bên mượn phải trả lại tài sản trong tình trạng ban đầu (khi mượn). Nếu làm hư hỏng, mất mát, phải bồi thường thiệt hại.
Quyền và nghĩa vụ của các bên
- Bên cho mượn
Bên cho mượn là người có quyền sở hữu tài sản hoặc có quyền được chuyển dịch. Xét về mặt ý thức chủ quan, bên cho mượn hoàn toàn tự nguyện và muốn giúp đỡ bên mượn. Nhưng để tọa điều kiện thuận lợi cho bên mượn trong quá trình sử dụng tài sản, bên cho mượn phải thông báo cho bên mượn biết về chát lượng và khả năng sử dụng tài sản; cung cấp các thông tin cần thiết về việc sử dụng tài sản và các khuyết tật của tài sản (nếu có). Từ đó tạo điều kiện cho bên mượn khai thác tốt lợi ích của tài sản, không làm thiệt hại cho bên cho mượn. Nếu biết những khuyết tật của tài sản mà cố ý không thông báo cho bên mượn, khi sử dụng tài sản gây thiệt hại cho bên mượn, bên cho mượn phải bồi thường thiệt hại. Khi hợp đồng hết hạn hoặc nếu có lí do chính đáng, bên cho mượn có quyền đòi lại tài sản của mình. Nếu hợp đồng chưa hết hạn, bên cho mượn muốn đòi lại tài sản thì phải thông báo trước cho bên mượn một thời gian hợp lí để chuẩn bị trả lại tài sản.
Khi bên mượn cố ý vi phạm nghĩa vụ của mình như sử dụng tài sản không đúng mục đích, công dụng, không đúng cách thức đã thỏa thuận, thiếu cẩn thận hoặc tự ý cho người khác mượn, thuê tài sản mà không có sự đồng ý của bên cho mượn thì bên cho mượn có quyền hủy hợp đồng.
- Bên mượn tài sản
Bên mượn tài sản cần phải ý thức được tài sản mượn cũng như tài sản của mình. Do vậy, khi sử dụng phải cẩn thận, không làm hư hỏng tài sản hoặc khai thác tối đa công dụng của tài sản làm thiệt hại cho bên kia. Khi sử dụng tài sản, nếu làm hư hỏng, mất mát thì phải bồi thường thiệt hại; hết hạn hợp đồng phải trả lại tài sản trong tình trạng ban đầu (hao mòn không đáng kể). Bên mượn tài sản có quyền sử dụng tài sản và hưởng lợi ích từ việc sử dụng đó.
Khi có hành vi ngăn cản quyền sử dụng hoặc gây thiệt hại đến tài sản, bên mượn có quyền yêu cần bồi thường thiệt hại cho mình hoặc chuyển yêu cầu đó cho chủ sở hữu tài sản. Ngoài ra, bên mượn còn có quyền yêu cầu bên cho mượn phải thanh toán chi phí hợp lí về việc sữa chữa hoặc làm tăng giá trị tài sản mượn nếu có thỏa thuận.
2. Quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng mượn tài sản:
Quyền và nghĩa vụ của bên mượn tài sản
Điều 496, 498
Về quyền:
– Được sử dụng tài sản mượn theo đúng công dụng của tài sản và đúng mục đích đã thoả thuận;
– Yêu cầu bên cho mượn phải thanh toán chi phí hợp lý về việc sửa chữa hoặc làm tăng giá trị tài sản mượn, nếu có thoả thuận;
– Không phải chịu trách nhiệm về những hao mòn tự nhiên của tài sản mượn.
Về nghĩa vụ:
– Giữ gìn, bảo quản tài sản mượn như tài sản của chính mình, không được tự ý thay đổi tình trạng của tài sản; nếu tài sản bị hư hỏng thông thường thì phải sửa chữa.
– Không được cho người khác mượn lại, nếu không có sự đồng ý của bên cho mượn;
– Trả lại tài sản mượn đúng thời hạn; nếu không có thoả thuận về thời hạn trả lại tài sản thì bên mượn phải trả lại tài sản ngay sau khi mục đích mượn đã đạt được;
– Bồi thường thiệt hại, nếu làm hư hỏng, mất mát tài sản mượn.
Quyền và nghĩa vụ của bên cho mượn tài sản:
Điều 496 Bộ luật dân sự năm 2015 quy định quyền và nghĩa vụ của bên cho mượn tài sản như sau:
Về quyền:
– Đòi lại tài sản ngay sau khi bên mượn đạt được mục đích nếu không có thoả thuận về thời hạn mượn; nếu bên cho mượn có nhu cầu đột xuất và cấp bách cần sử dụng tài sản cho mượn thì được đòi lại tài sản đó mặc dù bên mượn chưa đạt được mục đích, nhưng phải báo trước một thời gian hợp lý;
– Đòi lại tài sản khi bên mượn sử dụng không đúng mục đích, công dụng, không đúng cách thức đã thoả thuận hoặc cho người khác mượn lại mà không có sự đồng ý của bên cho mượn;
– Yêu cầu bồi thường thiệt hại đối với tài sản do người mượn gây ra.
Về nghĩa vụ:
– Cung cấp thông tin cần thiết về việc sử dụng tài sản và khuyết tật của tài sản, nếu có;
– Thanh toán cho bên mượn chi phí sửa chữa, chi phí làm tăng giá trị tài sản, nếu có thoả thuận;
– Bồi thường thiệt hại cho bên mượn, nếu biết tài sản có khuyết tật mà không báo cho bên mượn biết dẫn đến gây thiệt hại cho bên mượn, trừ những khuyết tật mà bên mượn biết hoặc phải biết.
3. Quy định của pháp luật về hợp đồng mượn tài sản:
Hợp đồng mượn tài sản là sự thoả thuận giữa các bên, theo đó bên cho mượn giao tài sản cho bên mượn để sử dụng trong một thời hạn mà không phải trả tiền, còn bên mượn phải trả lại tài sản đó khi hết thời hạn mượn hoặc mục đích mượn đã đạt được.
Theo quy định của Bộ luật dân sự 2015 thì:
Đối tượng của hợp đồng mượn tài sản
Tất cả những vật không tiêu hao đều có thể là đối tượng của hợp đồng mượn tài sản.
Nghĩa vụ của bên mượn tài sản
– Giữ gìn, bảo quản tài sản mượn như tài sản của chính mình, không được tự ý thay đổi tình trạng của tài sản; nếu tài sản bị hư hỏng thông thường thì phải sửa chữa;
– Không được cho người khác mượn lại, nếu không có sự đồng ý của bên cho mượn;
– Trả lại tài sản mượn đúng thời hạn; nếu không có thoả thuận về thời hạn trả lại tài sản thì bên mượn phải trả lại tài sản ngay sau khi mục đích mượn đã đạt được;
– Bồi thường thiệt hại, nếu làm hư hỏng, mất mát tài sản mượn.
Quyền của bên mượn tài sản
– Được sử dụng tài sản mượn theo đúng công dụng của tài sản và đúng mục đích đã thoả thuận;
– Yêu cầu bên cho mượn phải thanh toán chi phí hợp lý về việc sửa chữa hoặc làm tăng giá trị tài sản mượn, nếu có thoả thuận.
– Không phải chịu trách nhiệm về những hao mòn tự nhiên của tài sản mượn.
Nghĩa vụ của bên cho mượn tài sản
– Cung cấp thông tin cần thiết về việc sử dụng tài sản và khuyết tật của tài sản, nếu có;
– Thanh toán cho bên mượn chi phí sửa chữa, chi phí làm tăng giá trị tài sản, nếu có thoả thuận;
– Bồi thường thiệt hại cho bên mượn, nếu biết tài sản có khuyết tật mà không báo cho bên mượn biết dẫn đến gây thiệt hại cho bên mượn, trừ những khuyết tật mà bên mượn biết hoặc phải biết.
Quyền của bên cho mượn tài sản
– Đòi lại tài sản ngay sau khi bên mượn đạt được mục đích nếu không có thoả thuận về thời hạn mượn; nếu bên cho mượn có nhu cầu đột xuất và cấp bách cần sử dụng tài sản cho mượn thì được đòi lại tài sản đó mặc dù bên mượn chưa đạt được mục đích, nhưng phải báo trước một thời gian hợp lý;
– Đòi lại tài sản khi bên mượn sử dụng không đúng mục đích, công dụng, không đúng cách thức đã thoả thuận hoặc cho người khác mượn lại mà không có sự đồng ý của bên cho mượn;
– Yêu cầu bồi thường thiệt hại đối với tài sản do người mượn gây ra.
4. Nên lập hợp đồng thuê hay mượn tài sản:
Tóm tắt câu hỏi:
Nhờ luật sư tư vấn giùm tôi: Tôi là chủ nhà, tôi nên làm hợp đồng thuê nhà hay mượn nhà? Nếu tôi làm Hợp đồng mượn nhà thì có ảnh hưởng đến quyền lợi gì của tôi không?
Luật sư tư vấn:
Hợp đồng mượn tài sản là sự thoả thuận giữa các bên, theo đó bên cho mượn giao tài sản cho bên mượn để sử dụng trong một thời hạn mà không phải trả tiền, còn bên mượn phải trả lại tài sản đó khi hết thời hạn mượn hoặc mục đích mượn đã đạt được (Điều 512 Bộ luật dân sự 2015).
Trong khi đó, Hợp đồng thuê tài sản là sự thoả thuận giữa các bên, theo đó bên cho thuê giao tài sản cho bên thuê để sử dụng trong một thời hạn, còn bên thuê phải trả tiền thuê (Điều 480 Bộ luật dân sự 2015).
Xét về bản chất, hai loại hợp đồng này đều là hợp đồng dân sự. Khi được công chứng, chúng có giá trị pháp lý ngang nhau. Pháp luật về đất đai, nhà ở đều có những quy định chặt chẽ để đảm bảo quyền lợi cho các bên trong trường hợp cho thuê hay cho mượn nhà mà xảy ra tranh chấp.
Tuy nhiên, điểm khác biệt giữa hai loại hợp đồng này là hợp đồng cho thuê là hợp đồng có đền bù (phải trả tiền) còn hợp đồng cho mượn là hợp đồng không có đền bù (không phải trả tiền).
Khi bạn cho thuê nhà, bạn sẽ nhận được một khoản tiền thuê từ bên thuê, bù lại, số tiền thuê bạn nhận được được coi là nhu nhập, lợi nhuận của bạn. Bởi vậy, bạn phải đóng thuế đối với khoản thu nhập này. Còn nếu bạn cho mượn nhà thì sẽ thuộc trường hợp ngược lại.
Như vậy, bạn có thể ký hợp đồng thuê hay mượn tùy theo ý chí của bạn, bởi đối với hai loại hợp đồng này, mức độ bảo vệ của pháp luật là như nhau. Nhưng để đảm bảo quyền lợi của bạn được bảo đảm, tránh xảy ra tranh chấp, khi làm thủ tục cho mượn hay cho thuê bạn đều phải tiến hành đầy đủ các thủ tục luật định, lập nội dung, hình thức hợp đồng phù hợp với quy định của pháp luật.
5. Chấm dứt nghĩa vụ dân sự trong hợp đồng mượn tài sản:
Tóm tắt câu hỏi:
Chào Luật sư, cho em hỏi là: trong hợp đồng mượn tài sản là đồ cổ quý, Ví dụ như chiếc quạt cổ-( vật đặc định). Bên cho mượn đã hướng dẫn đầy đủ cách sử dụng và đặc tính của chiếc quạt rồi mà bên mượn làm hỏng. Bên cho mượn k cho bên kia đền chiếc quạt khác mà phải mang chiếc quạt cổ đi sửa vì đó là chiếc quạt cổ rất quý hiếm có 1 không 2. Tuy nhiên trên thị trường không có các vật liệu sửa chiếc quạt này. Như vậy trong tình hướng này, căn cứ chấm dứt nghĩa vụ dân sự là gì, nghĩa vụ đó là nghĩa vụ gì và thời điểm chấm dứt nghĩa vụ là gì.?
Luật sư tư vấn:
Điều 498 Bộ luật dân sự 2015 quy định Nghĩa vụ của bên cho mượn tài sản như sau:
“1. Cung cấp thông tin cần thiết về việc sử dụng tài sản và khuyết tật của tài sản, nếu có.
2. Thanh toán cho bên mượn chi phí sửa chữa, chi phí làm tăng giá trị tài sản, nếu có thỏa thuận.
3. Bồi thường thiệt hại cho bên mượn nếu biết tài sản có khuyết tật mà không báo cho bên mượn biết dẫn đến gây thiệt hại cho bên mượn, trừ những khuyết tật mà bên mượn biết hoặc phải biết.”
Như vậy, việc bên cho mượn cung cấp thông tin, hướng dẫn cách sử dụng của tài sản là chiếc quạt cổ là hoàn toàn phù hợp với quy định của pháp luật, giúp cho bên mượn tài sản sử dụng tài sản một cách thuận tiện và an toàn.
Điều 496 Bộ luật dân sự 2015 quy định nghĩa vụ của bên mượn tài sản bao gồm:
“1. Giữ gìn, bảo quản tài sản mượn, không được tự ý thay đổi tình trạng của tài sản; nếu tài sản bị hư hỏng thông thường thì phải sửa chữa.
2. Không được cho người khác mượn lại, nếu không có sự đồng ý của bên cho mượn.
3. Trả lại tài sản mượn đúng thời hạn; nếu không có thỏa thuận về thời hạn trả lại tài sản thì bên mượn phải trả lại tài sản ngay sau khi mục đích mượn đã đạt được.
4. Bồi thường thiệt hại, nếu làm mất, hư hỏng tài sản mượn.
5. Bên mượn tài sản phải chịu rủi ro đối với tài sản mượn trong thời gian chậm trả.”
Như vậy, trong trường hợp bên mượn tài sản gây ra những hỏng hóc cho tài sản mượn thì bên mượn tài sản có nghĩa vụ phải sửa chữa và phải bồi thường thiệt hại với bên cho mượn tài sản. Vì là tài sản đặc định không thể sửa chữa để khôi phục lại tình trạng ban đầu của tài sản cũng như duy trì giá trị sử dụng nên nghĩa vụ trả lại tài sản mượn của bên mượn tài sản chấm dứt theo quy định tại Điều 383 Bộ luật dân sự 2015:
“Điều 383. Chấm dứt nghĩa vụ khi vật đặc định không còn
Nghĩa vụ giao vật chấm dứt trong trường hợp vật phải giao là vật đặc định không còn.
Các bên có thể thỏa thuận thay thế vật khác hoặc bồi thường thiệt hại.”
Theo đó, nghĩa vụ trả tài sản mượn chấm dứt, bên mượn tài sản có nghĩa vụ bồi thường thiệt hại hoặc thỏa thuận thay thế vật khác cho chủ sở hữu tài sản. Trong đó, mức bồi thường do các bên thỏa thuận hoặc do