Nội dung hợp đồng lao động thể hiện quyền và nghĩa vụ của các bên nhằm đảm bảo quyền lợi của cả hai bên khi thỏa thuận và thực hiện hợp đồng. Tuy nhiên trên thực tế hợp đồng lao động vẫn có những trường hợp bị tuyên bố vô hiệu vi phạm quy định của pháp luật.
Mục lục bài viết
- 1 1. Các trường hợp hợp đồng lao động bị tuyên bố vô hiệu:
- 1.1 1.1. Hợp đồng lao động vô hiệu khi toàn bộ nội dung của hợp đồng lao động vi phạm pháp luật:
- 1.2 1.2. Hợp đồng lao động bị vô hiệu khi người ký kết hợp đồng lao động không đúng thẩm quyền hoặc vi phạm nguyên tắc giao kết hợp đồng lao động:
- 1.3 1.3. Hợp đồng lao động vô hiệu khi công việc mà hai bên đã giao kết trong hợp đồng lao động là công việc bị pháp luật cấm:
- 2 2. Thẩm quyền tuyên bố hợp đồng lao động vô hiệu:
- 3 3. Xử lý hợp đồng lao động vô hiệu:
- 4 4. Xử lý hợp đồng lao động vô hiệu toàn bộ do người giao kết hợp đồng không đúng thẩm quyền hoặc vi phạm nguyên tắc giao kết hợp đồng lao động:
- 5 5. Xử lý hợp đồng lao động vô hiệu do công việc bị pháp luật cấm hoặc nội dung của hợp đồng vi phạm pháp luật:
- 6 6. Cách thức giải quyết hợp đồng lao động vô hiệu từng phần:
1. Các trường hợp hợp đồng lao động bị tuyên bố vô hiệu:
Theo quy định của
1.1. Hợp đồng lao động vô hiệu khi toàn bộ nội dung của hợp đồng lao động vi phạm pháp luật:
Nội dung của hợp đồng lao động thường bao gồm thông tin của người sử dụng lao động, thông tin người lao động; công việc và địa điểm làm việc; thời hạn của hợp đồng lao động; về mức lương như thế nào? Và hình thức trả lương ra sao; về thời gian làm việc 8 tiếng mỗi ngày và thời giờ nghỉ ngơi; về quyền và nghĩa vụ của hai bên do hai bên thỏa thuận. Nội dung của hợp đồng lao động là nội dung được xây dựng chủ yếu dựa trên sự thỏa thuận và ý chí tự nguyện của hai bên tuy nhiên pháp luật vẫn phải có sự điều chỉnh liên quan đến nội dung này. Theo đó đối với hợp đồng lao động có nội dung vi phạm những quy định của pháp luật sẽ không được công nhận, vì nó sẽ ảnh hưởng đến quyền và lợi ích của người sử dụng lao động, của người lao động hoặc các chủ thể khác. Tuy nhiên, vì hợp đồng lao động là cơ sở để các bên dựa vào đó làm căn cứ để bảo vệ quyền lợi của mình nên nếu trong trường hợp nội dung hợp đồng lao động chỉ có một phần vi phạm với quy định của pháp luật thì hợp đồng đó vẫn sẽ không bị tuyên bố vô hiệu toàn bộ. Như vậy, theo quy định của pháp luật, hợp đồng lao động sẽ bị vô hiệu về nếu mặt nội dung vi phạm với quy định.
1.2. Hợp đồng lao động bị vô hiệu khi người ký kết hợp đồng lao động không đúng thẩm quyền hoặc vi phạm nguyên tắc giao kết hợp đồng lao động:
Người chủ sử dụng lao động theo quy định của Bộ luật lao động bao gồm: Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp hoặc người được ủy quyền theo quy định của pháp luật; người đứng đầu cơ quan, tổ chức có tư cách pháp nhân theo quy định của pháp luật hoặc người được ủy quyền theo quy định của pháp luật; người đại diện của hộ gia đình, tổ hợp tác, tổ chức khác không có tư cách pháp nhân hoặc người được ủy quyền theo quy định của pháp luật; cá nhân trực tiếp sử dụng lao động. Như vậy, khi người lao động làm việc cho người sử dụng lao động thì cần được ký kết hợp đồng đúng thẩm quyền. Trong trường hợp có người khác không đủ chức năng nhiệm vụ ký hợp đồng lao động với người lao động thì sẽ không được pháp luật công nhận.
Việc giao kết hợp đồng phải thực hiện theo các nguyên tắc sau:
– Tự nguyện, bình đẳng, thiện chí, hợp tác và trung thực.
– Tự do giao kết hợp đồng lao động nhưng không được trái pháp luật, thỏa ước lao động tập thể và đạo đức xã hội.
1.3. Hợp đồng lao động vô hiệu khi công việc mà hai bên đã giao kết trong hợp đồng lao động là công việc bị pháp luật cấm:
Xuất phát từ tâm lý và nhu cầu tìm kiếm việc, tạo ra thu nhập của người lao động đặc biệt là những nguồn lao động có trình độ dân trí chưa cao rất dễ bị người sử dụng lao động lợi dụng để yêu cầu những người lao động này thực hiện những công việc mà pháp luật không cho phép. Ví dụ: Anh A ký hợp đồng lao động với chị B về việc trồng cây thuốc phiện có trả lương hàng tháng. Vì việc trồng cây thuốc phiện thuộc vào trường hợp cấm của pháp luật nên hợp đồng này sẽ bị tuyên bố vô hiệu
2. Thẩm quyền tuyên bố hợp đồng lao động vô hiệu:
Để xem xét một hợp đồng lao động có vô hiệu hay không cần có những cơ quan có chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền xác định do đó việc quy định về thẩm quyền và trình tự thủ tục tuyên bố hợp đồng lao động vô hiệu là một vấn đề rất quan trọng. Căn cứ theo quy định của Điều 50 Bộ luật lao động 2019 về thẩm quyền tuyên bố hợp đồng lao động vô hiệu thì cơ quan có thẩm quyền tuyên bố hợp đồng lao động vô hiệu là Tòa án nhân nhân.
3. Xử lý hợp đồng lao động vô hiệu:
– Khi hợp đồng lao động bị tuyên bố vô hiệu từng phần thì xử lý như sau:
+ Quyền, nghĩa vụ và lợi ích của hai bên được giải quyết theo thỏa ước lao động tập thể đang áp dụng; trường hợp không có thỏa ước lao động tập thể thì thực hiện theo quy định của pháp luật;
+ Hai bên tiến hành sửa đổi, bổ sung phần của hợp đồng lao động bị tuyên bố vô hiệu để phù hợp với thỏa ước lao động tập thể hoặc pháp luật về lao động.
– Khi hợp đồng lao động bị tuyên bố vô hiệu toàn bộ thì quyền, nghĩa vụ và lợi ích của người lao động được giải quyết theo quy định của pháp luật; trường hợp do ký sai thẩm quyền thì hai bên ký lại.
4. Xử lý hợp đồng lao động vô hiệu toàn bộ do người giao kết hợp đồng không đúng thẩm quyền hoặc vi phạm nguyên tắc giao kết hợp đồng lao động:
Vấn đề xử lý hợp đồng lao động vô hiệu toàn bộ này được quy định tại Điều 10 Nghị định 145/2020/NĐ – CP Quy định chi tiết thi hành một số điều của Bộ luật Lao động về hợp đồng lao động:
1. Khi hợp đồng lao động bị tuyên bố vô hiệu toàn bộ, người lao động và người sử dụng lao động ký lại hợp đồng lao động theo đúng quy định của pháp luật.
2. Quyền, nghĩa vụ và lợi ích của người lao động kể từ khi bắt đầu làm việc theo hợp đồng lao động bị tuyên bố vô hiệu cho đến khi hợp đồng lao động được ký lại thực hiện như sau:
a) Nếu quyền, lợi ích của mỗi bên trong hợp đồng lao động không thấp hơn quy định của pháp luật, thỏa ước lao động tập thể đang áp dụng thì quyền, nghĩa vụ, lợi ích của người lao động được thực hiện theo nội dung hợp đồng lao động bị tuyên bố vô hiệu;
b) Nếu hợp đồng lao động có nội dung về quyền, nghĩa vụ, lợi ích của mỗi bên vi phạm pháp luật nhưng không ảnh hưởng đến phần nội dung khác của hợp đồng lao động thì quyền, nghĩa vụ và lợi ích của người lao động thực hiện theo khoản 2 Điều 9 Nghị định này;
c) Thời gian người lao động làm việc theo hợp đồng lao động bị tuyên bố vô hiệu được tính là thời gian làm việc của người lao động cho người sử dụng lao động để làm căn cứ thực hiện chế độ theo quy định của pháp luật về lao động.
3. Trường hợp không ký lại hợp đồng lao động bị tuyên bố vô hiệu toàn bộ thì:
a) Thực hiện chấm dứt hợp đồng lao động;
b) Quyền, nghĩa vụ, lợi ích của người lao động kể từ khi bắt đầu làm việc theo hợp đồng lao động bị tuyên bố vô hiệu cho đến khi chấm dứt hợp đồng lao động được thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều này;
c) Giải quyết chế độ trợ cấp thôi việc theo quy định tại Điều 8 Nghị định này.
4. Các vấn đề khác liên quan đến việc xử lý hợp đồng lao động vô hiệu toàn bộ do người giao kết không đúng thẩm quyền hoặc vi phạm nguyên tắc giao kết hợp đồng lao động thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án theo quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự.
5. Xử lý hợp đồng lao động vô hiệu do công việc bị pháp luật cấm hoặc nội dung của hợp đồng vi phạm pháp luật:
Căn cứ theo quy định tại Điều 11 Nghị định 145/2020/NĐ-CP thì:
1. Khi hợp đồng lao động bị tuyên bố vô hiệu toàn bộ, người lao động và người sử dụng lao động giao kết
2. Quyền, nghĩa vụ và lợi ích của người lao động kể từ khi bắt đầu làm việc theo hợp đồng lao động bị tuyên bố vô hiệu cho đến khi giao kết hợp đồng lao động mới thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 10 Nghị định này.
3. Trường hợp hai bên không giao kết hợp đồng lao động mới thì:
a) Thực hiện chấm dứt hợp đồng lao động;
b) Quyền, nghĩa vụ, lợi ích của người lao động kể từ khi bắt đầu làm việc theo hợp đồng lao động bị tuyên bố vô hiệu đến khi chấm dứt hợp đồng lao động được thực hiện theo khoản 2 Điều này;
c) Người sử dụng lao động trả cho người lao động một khoản tiền do hai bên thỏa thuận nhưng cứ mỗi năm làm việc ít nhất bằng một tháng lương tối thiểu vùng theo tháng áp dụng đối với địa bàn người lao động làm việc do Chính phủ quy định tại thời điểm quyết định tuyên bố hợp đồng lao động vô hiệu. Thời gian làm việc của người lao động để tính trợ cấp là thời gian làm việc thực tế theo hợp đồng lao động bị tuyên bố vô hiệu xác định theo điểm a khoản 3 Điều 8 Nghị định này;
d) Giải quyết chế độ trợ cấp thôi việc đối với các hợp đồng lao động trước hợp đồng lao động bị tuyên bố vô hiệu theo quy định tại Điều 8 Nghị định này, nếu có.
4. Các vấn đề khác liên quan đến việc xử lý hợp đồng lao động vô hiệu toàn bộ do toàn bộ nội dung của hợp đồng lao động vi phạm pháp luật hoặc công việc đã giao kết trong hợp đồng lao động là công việc mà pháp luật cấm thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án theo quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự.
6. Cách thức giải quyết hợp đồng lao động vô hiệu từng phần:
Tóm tắt câu hỏi:
Luật sư cho tôi tư vấn về việc công ty cấm tôi tham gia hoạt động công đoàn ở công ty. Tuy nhiên khi tôi có khiếu nại thì ban giám đốc công ty không có trả lời, theo tìm hiểu pháp luật của tôi thì trường hợp này là hợp đồng lao động của tôi đã vô hiệu. Mong luật sư giúp tôi về việc giải quyết vấn đề này, xin cám ơn!
Luật sư tư vấn:
Căn cứ theo Điều 49
Bên cạnh đó theo khoản 2 Điều 9 Luật công đoàn 2012 thì quy định cấm hành vi phân biệt đối xử hoặc có hành vi gây bất lợi đối với người lao động vì lý do thành lập, gia nhập và hoạt động công đoàn. Đối chiếu với quy định này, trường hợp của bạn thuộc Khoản 2 Điều 49 nêu trên. Do đó, hợp đồng lao động của bạn đã bị vô hiệu một phần, cụ thể vô hiệu tại nội dung quy định việc bạn không được quyền tham gia hoạt động công đoàn.
Về việc xử lý đối với hợp đồng vô hiệu này, pháp luật đã quy định cụ thể tại Điều 9 Nghị định 145/2020/NĐ-CP.