Hợp đồng lao động có thời hạn được ký tối đa bao lâu và mấy lần? Quy định về việc gia hạn hợp đồng lao động đối với hợp đồng lao động xác định thời hạn?
Hợp đồng lao động là một trong những nội dung quan trọng được pháp luật lao động chú trọng, bởi đây là căn cứ để bảo vệ quyền lợi và nghĩa vụ của người lao động và người sử dụng lao động, là cơ sở để giải quyết các tranh chấp phát sinh trong quá trình thực hiện hợp đồng. Theo quy định của Bộ luật lao động 2019 có hai loại hợp đồng là hợp đồng có thời hạn và
Trong đó hợp đồng xác định thời hạn có thời gian thực hiện hợp đồng trong một khoảng thời gian nhất định theo sự thỏa thuận của người lao động và người sử dụng lao động. Nhưng việc ký hợp đồng lao động có thời hạn quá nhiều lần sẽ làm ảnh hưởng đến tâm lý làm việc của người lao động nên pháp luật chỉ cho phép người sử dụng lao động ký với người lao động loại hợp đồng này trong số lần cho phép, sau đó bắt buộc phải chuyển qua loại hợp đồng vô thời hạn
Mục lục bài viết
1. Khái quát về hợp đồng lao động
1.1. Khái niệm về hợp đồng lao động
Căn cứ vào khoản 1 Điều 13 Bộ luật lao động 2019 quy định: “Hợp đồng lao động là sự thỏa thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động về việc làm có trả công, tiền lương, điều kiện lao động, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên trong quan hệ lao động
Trường hợp hai bên thỏa thuận bằng tên gọi khác nhưng có nội dung thể hiện về việc làm có trả công, tiền lương và sự quản lý, điều hành, giám sát của một bên thì được coi là hợp đồng lao động.”
Theo quy định của pháp luật, các tổ chức, cá nhân khi sử dụng lao động phải thực hiện giao kết hợp đồng lao động.
Hợp đồng lao động được áp dụng cho tất cả các doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân sử dụng lao động kể cả các cơ quan của Nhà nước hoặc tổ chức cá nhân nước ngoài trên lãnh thổ Việt Nam. Cụ thể gồm:
– Doanh nghiệp thành lập, hoạt động theo Luật Doanh nghiệp nhà nước, Luật Doanh nghiệp, Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam; Doanh nghiệp của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội; Doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức cá nhân Việt Nam sử dụng lao động nước ngoài.
– Các cơ quan hành chính, sự nghiệp có sử dụng lao động không phải là công chức, viên chức nhà nước.
– Cơ quan, tổ chức, cá nhân nước ngoài hoặc quốc tế đóng trên lãnh thổ Việt Nam, có sử dụng lao động là người Việt Nam.
– Hợp tác xã (với người lao động không phải là xã viên), hộ gia đình và cá nhân có sử dụng lao động.
Một số đối tượng không áp dụng hợp đồng lao động, đó là:
– Cán bộ, công chức, viên chức nhà nước.
– Đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp chuyên trách, người giữ các chức vụ trong cơ quan của Quốc hội, Chính phủ, Ủy ban nhân dân các cấp, Toà án nhân dân, Viện Kiểm sát nhân dân được Quốc hội hoặc Hội đồng nhân dân các cấp bầu hoặc cử ra theo nhiệm kỳ.
– Người được cơ quan có thẩm quyền bổ nhiệm giữ chức vụ Tổng Giám đốc, Phó Tổng giám đốc, Giám đốc, Phó Giám đốc, Kế toán trưởng trong doanh nghiệp nhà nước; thành viên Hội đồng quản trị doanh nghiệp. Cán bộ chuyên trách công tác đảng, công đoàn, thanh niên trong các doanh nghiệp nhưng không hưởng lương của doanh nghiệp. Những người thuộc tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội hoạt động theo quy chế của tổ chức đó.
– Xã viên Hợp tác xã theo Luật Hợp tác xã không hưởng tiền lương, tiền công.
– Sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ, quân nhân chuyên nghiệp và viên chức trong lực lượng quân đội nhân dân, công an nhân dân.
1.2. Ý nghĩa của hợp đồng lao động
Đối với người lao động: hợp đồng lao động là phương tiện pháp lý quan trọng để thực hiện quyền làm việc và quyền tự do việc làm của mình. Trong thời kinh tế thị trường, hoạt động lao động trong xã hội là các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ đây cũng là lĩnh vực sử dụng lao động nhiều nhất. Hợp đồng lao động là phương tiện để người lao động tự do lựa chọn thay đổi việc làm, nơi làm việc phù hợp với khả năng, sở thích và nhu cầu của mình.
Đối với người sử dụng lao động: Hợp đồng lao động là phương tiện pháp lý quan trọng để người sử dụng lao động thực hiện quyền tự chủ trong thuê mướn và sử dụng lao động. Trong khuôn khổ pháp luật cho phép, người sử dụng lao động có thể thoả thuận với người lao động các nội dung cụ thể của quan hệ lao động cho phù hợp với nhu cầu sử dụng của mình. Các bên cũng có thể thoả thuận thay đổi nội dung hợp đồng lao động hoặc thoả thuận để chấm dứt hợp đồng lao động trước thời hạn.
Đối với nhà nước và các cơ quan quản lý nhà nước:Hợp đồng lao động được coi là công cụ pháp lý quan trọng trong việc tạo lập và phát triển thị trường lao động . Thị trường lao động đóng một vai trò quan trọng trong vận hành nền kinh tế thị trường. Hợp đồng lao động là hình thức pháp lý phù hợp để đảm bảo sự bình đẳng, tự do và tự nguyện của các bên khi xác lập quan hệ lao động. Hợp đồng lao động là một trong những cơ sở pháp lý quan trọng để nhà nước kiểm tra giám sát việc thực hiện pháp luật lao động.
2. Hợp đồng lao động có thời hạn được ký tối đa mấy lần?
Căn cứ theo điều 20 Bộ luật lao động 2019 quy định về các loại hợp đồng lao động mà người sử dụng lao động có thể ký kết với người lao động như sau:
“Điều 20. Loại hợp đồng lao động
1. Hợp đồng lao động phải được giao kết theo một trong các loại sau đây:
a) Hợp đồng lao động không xác định thời hạn là hợp đồng mà trong đó hai bên không xác định thời hạn, thời điểm chấm dứt hiệu lực của hợp đồng;
b) Hợp đồng lao động xác định thời hạn là hợp đồng mà trong đó hai bên xác định thời hạn, thời điểm chấm dứt hiệu lực của hợp đồng trong thời gian không quá 36 tháng kể từ thời điểm có hiệu lực của hợp đồng.
2. Khi hợp đồng lao động quy định tại điểm b khoản 1 Điều này hết hạn mà người lao động vẫn tiếp tục làm việc thì thực hiện như sau:
a) Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày hợp đồng lao động hết hạn, hai bên phải ký kết hợp đồng lao động mới; trong thời gian chưa ký kết hợp đồng lao động mới thì quyền, nghĩa vụ và lợi ích của hai bên được thực hiện theo hợp đồng đã giao kết;
b) Nếu hết thời hạn 30 ngày kể từ ngày hợp đồng lao động hết hạn mà hai bên không ký kết hợp đồng lao động mới thì hợp đồng đã giao kết theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều này trở thành hợp đồng lao động không xác định thời hạn;
c) Trường hợp hai bên ký kết hợp đồng lao động mới là hợp đồng lao động xác định thời hạn thì cũng chỉ được ký thêm 01 lần, sau đó nếu người lao động vẫn tiếp tục làm việc thì phải ký kết hợp đồng lao động không xác định thời hạn, trừ hợp đồng lao động đối với người được thuê làm giám đốc trong doanh nghiệp có vốn nhà nước và trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 149, khoản 2 Điều 151 và khoản 4 Điều 177 của Bộ luật này.”
Căn cứ theo quy định trên ta thấy Hợp đồng lao động có thời hạn được thực hiện trong khoảng thời gian do người sử dụng lao động và người lao động thỏa thuận nhưng không quá 36 tháng. Nếu lần đầu tiên ký kết là hợp đồng xác định thời hạn thì khi hết hợp đồng cũng chỉ được phép ký tối đa thêm 1 lần. Như vậy hợp đồng lao động xác định thời hạn có thể ký 2 lần liên tiếp, lần thứ ba sau đó phải ký hợp đồng lao động xác định thời hạn. Cụ thể như sau:
– Nếu doanh nghiệp ký hợp đồng lao động có thời hạn sau khi hết hạn 30 ngày thì hai bên phải ký hợp đồng lao động mới. Nếu không ký hợp đồng lao động mới thì hợp đồng đã giao kết trở thành hợp đồng không xác định thời hạn. Do đó trong trường hợp này thì doanh nghiệp chỉ được ký hợp đồng lao động có thời hạn 1 lần.
– Nếu doanh nghiệp ký hợp đồng lao động có thời hạn sau khi hết hạn 30 ngày thì hai bên phải ký hợp đồng lao động mới. Doanh nghiệp chỉ được ký hợp đồng lao động có thời hạn thêm 1 lần sau đó nếu người lao động vẫn tiếp tục làm việc thì phải ký kết hợp đồng lao động không xác định thời hạn. Trong trường hợp này hợp đồng lao động có thời hạn được ký tối đa 2 lần.
3. Xử phạt doanh nghiệp khi gia hạn quá 2 lần hợp đồng lao động xác định thời hạn
Doanh nghiệp trong mọi trường hợp được ký tối đa hợp đồng lao động có thời hạn không quá 2 lần đối với mỗi người lao động. Nếu lần thứ 3 doanh nghiệp vẫn ký hợp đồng lao động có thời hạn thì doanh nghiệp đã vi phạm quy định về giao kết hợp đồng theo quy định của pháp luật lao động. Với hành vi vi phạm này doanh nghiệp sẽ bị xử phạt theo quy định của pháp luật. Căn cứ Điều 8 Nghị định 28/2020/NĐ-CP ngày 01/03/2020 quy định việc xử phạt doanh nghiệp ký không đúng loại hợp đồng lao động với người lao động như sau:
“Điều 8. Vi phạm quy định về giao kết hợp đồng lao động
1. Phạt tiền đối với người sử dụng lao động khi có một trong các hành vi: Không giao kết hợp đồng lao động bằng văn bản đối với công việc có thời hạn từ đủ 3 tháng trở lên; không giao kết đúng loại hợp đồng lao động với người lao động; giao kết hợp đồng lao động không đầy đủ các nội dung chủ yếu của hợp đồng lao động; giao kết hợp đồng lao động trong trường hợp thuê người lao động làm giám đốc trong doanh nghiệp có vốn của Nhà nước không theo quy định của pháp luật theo một trong các mức sau đây:
a) Từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng với vi phạm từ 01 người đến 10 người lao động;
b) Từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng với vi phạm từ 11 người đến 50 người lao động;
c) Từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng với vi phạm từ 51 người đến 100 người lao động;
d) Từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng với vi phạm từ 101 người đến 300 người lao động;
đ) Từ 20.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng với vi phạm từ 301 người lao động trở lên.
2. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây:
a) Giữ bản chính giấy tờ tùy thân, văn bằng, chứng chỉ của người lao động khi giao kết hoặc thực hiện hợp đồng lao động;
b) Buộc người lao động thực hiện biện pháp bảo đảm bằng tiền hoặc tài sản khác cho việc thực hiện hợp đồng lao động;
c) Giao kết hợp đồng lao động với người lao động từ đủ 15 tuổi đến dưới 18 tuổi mà không có sự đồng ý bằng văn bản của người đại diện theo pháp luật của người lao động.
3. Biện pháp khắc phục hậu quả
a) Buộc trả lại bản chính giấy tờ tùy thân, văn bằng, chứng chỉ đã giữ của người lao động đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm a khoản 2 Điều này;
b) Buộc trả lại số tiền hoặc tài sản đã giữ của người lao động cộng với khoản tiền lãi của số tiền đã giữ của người lao động tính theo mức lãi suất tiền gửi không kỳ hạn cao nhất của các ngân hàng thương mại nhà nước công bố tại thời điểm xử phạt đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm b khoản 2 Điều này;
c) Buộc giao kết đúng loại hợp đồng với người lao động đối với hành vi không giao kết đúng loại hợp đồng lao động với người lao động quy định tại khoản 1 Điều này.”