Hợp đồng đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài. Tội tổ chức, cưỡng ép người khác trốn đi nước ngoài hoặc ở lại nước ngoài trái phép.
Hợp đồng đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài. Tội tổ chức, cưỡng ép người khác trốn đi nước ngoài hoặc ở lại nước ngoài trái phép.
Tóm tắt câu hỏi:
Tôi có người em di cùng một chủ doanh nghiệp đi làm tại Boolivia khi đi không có hợp đồng gì, chỉ thỏa thuận miệng với nhau mỗi tháng trả cho em tôi 1000 USD đi từ đầu năm 2012 đến nay chủ Doanh nghiệp không trả lương, không đưa về Việt Nam. Hiện nay em tôi không có tiền về, chủ doanh nghiệp không có trách nhiệm đưa về. Hỏi cần làm thủ tục gì để buộc chủ doanh nghiệp kia trả lương và đón em tôi về Việt Nam??
Luật sư tư vấn:
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
1. Cơ sở pháp lý:
– Luật người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng
2. Giải quyết vấn đề:
Hợp đồng đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài là sự thỏa thuận bằng văn bản giữa doanh nghiệp, tổ chức sự nghiệp với người lao động về quyền, nghĩa vụ của các bên trong việc đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài.
Và theo quy định tại Điều 6 Luật người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng thì người lao động Việt khi ra nước ngoài lao động thì phai tuân theo các trường hợp sau:
"Người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo một trong các hình thức sau đây:
1. Hợp đồng đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài với doanh nghiệp hoạt động dịch vụ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài, tổ chức sự nghiệp được phép hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài;
2. Hợp đồng đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài với doanh nghiệp trúng thầu, nhận thầu hoặc tổ chức, cá nhân đầu tư ra nước ngoài có đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài;
3. Hợp đồng đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hình thức thực tập nâng cao tay nghề với doanh nghiệp đưa người lao động đi làm việc dưới hình thức thực tập nâng cao tay nghề;
4. Hợp đồng cá nhân."
Như vậy, có thể nói, người lao động Việt Nam khi ra nước ngoài lao động dù theo hình thức nào thì đều phải giao kết hợp đồng theo từng trường hợp cụ thể. Việc ký kết hợp đồng đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài là bắt buộc, tùy vào trường hợp thì sẽ có các hình thức ký kết khác nhau.
Do đó, theo trình bày của bạn thì em bạn có đi theo chủ doanh nghiệp sang nước ngoài để lao động nhưng lại không ký hợp đồng nào cả và phía doanh nghiệp cũng không có hành động trả lương hay cũng không đưa em bạn về lại Việt Nam thì trong trường này, theo Nghị định 88/2015/NĐ-CP Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 95/2013/NĐ-CP ngày 22 tháng 8 năm 2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội và đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, phía cơ sở sửu dụng người lao động đưa người lao động sang nước ngoài sẽ bị xử phạt.
Cụ thể: Khoản 4 Điều 1 Nghị đinh 88/2015/NĐ-CP sửa đổi Điều 5 Nghị định 95/2013/NĐ-CP như sau:
"Điều 5. Vi phạm quy định về giao kết
hợp đồng lao động 1. Phạt tiền người sử dụng lao động khi có một trong các hành vi: Không giao kết hợp đồng lao động bằng văn bản đối với công việc có thời hạn trên 3 tháng; không giao kết đúng loại hợp đồng lao động với người lao động; giao kết hợp đồng lao động không đầy đủ các nội dung chủ yếu của hợp đồng lao động; giao kết hợp đồng lao động trong trường hợp thuê người lao động làm giám đốc trong doanh nghiệp có vốn của Nhà nước không theo quy định của pháp luật theo một trong các mức sau đây:
a) Từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng với vi phạm từ 01 người đến 10 người lao động;
b) Từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng với vi phạm từ 11 người đến 50 người lao động;
c) Từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng với vi phạm từ 51 người đến 100 người lao động;
d) Từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng với vi phạm từ 101 người đến 300 người lao động;
đ) Từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng với vi phạm từ 301 người lao động trở lên. "
Khoản 2 Điều 31 Nghị định 95/2013/NĐ-CP :
"2. Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng đối với doanh nghiệp, tổ chức có một trong các hành vi sau đây:
a) Không ký hợp đồng với người lao động theo quy định;
b) Không ghi rõ các quyền và nghĩa vụ về tài chính trong hợp đồng ký với người lao động theo quy định;
c) Không thanh lý hoặc thanh lý hợp đồng đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài không theo quy định;
d) Nội dung hợp đồng đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài, Hợp đồng lao động, Hợp đồng thực tập không phù hợp với Hợp đồng cung ứng lao động, Hợp đồng nhận lao động thực tập đã đăng ký;
đ) Nội dung hợp đồng giữa doanh nghiệp trúng thầu, nhận thầu, tổ chức đầu tư ra nước ngoài ký với người lao động, Hợp đồng lao động không phù hợp với báo cáo đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo quy định."
Trong trường hợp này, do không có hợp đồng lao động nên phía cơ sở đưa em bạn sang nước ngoài lao động có hành vi vi phạm pháp
>>> Luật sư tư vấn hợp đồng đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài: 1900.6568
Theo quy định tại Điều 275 Bộ luật hình sự 1999 quy định như sau:
"Điều 275. Tội tổ chức, cưỡng ép người khác trốn đi nước ngoài hoặc ở lại nước ngoài trái phép
1. Người nào tổ chức, cưỡng ép người khác trốn đi nước ngoài hoặc ở lại nước ngoài trái phép, nếu không thuộc trường hợp quy định tại Điều 91 của Bộ luật này, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm.
2. Phạm tội nhiều lần hoặc gây hậu quả nghiêm trọng hoặc rất nghiêm trọng, thì bị phạt tù từ năm năm đến mười hai năm.
3. Phạm tội gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng thì bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm."
Nếu có đủ căn cứ theo quy định tại Bộ luật hình sự 1999 bạn có thể làm đơn tố cáo ra cơ quan công an để được giải quyết.