Trên thực tế vì nhiều lý do mà có rất nhiều cặp vợ chồng chung sống với nhau mà không thông qua các thủ tục pháp lý. Các trường hợp hôn nhân thực tế không có giấy đăng ký kết hôn nhưng vẫn được công nhận là vợ chồng hợp pháp. Vậy hôn nhân thực tế là gì? Các quy định về hôn nhân thực tế như thế nào?
Mục lục bài viết
1. Hôn nhân thực tế là gì?
Hôn nhân thực tế là trường hợp nam nữ chung sống với nhau và thỏa mãn những điều kiện theo quy định của pháp luật nhưng không thực hiện thủ tục đăng ký kết hôn vẫn được pháp luật công nhận hôn nhân hợp pháp, được giải quyết quyền, lợi ích và nghĩa vụ như hôn nhân hợp pháp.
Theo Thông tư 01/2001/ Thông tư liên tịch của Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ Tư pháp về việc thi hành
Trường hợp thứ nhất, hai bên nam nữ sống chung với nhau như vợ chồng, xác lập quan hệ vợ chồng với nhau trước ngày 03/01/1987.
Các mối quan hệ hôn nhân của hai bên nam nữ hình thành từ thời điểm
Hôn nhân hợp pháp của những cặp vợ chồng này được tính từ thời điểm hai bên bắt đầu chung sống với nhau như vợ chồng ví dụ như: ngày hai bên nam nữ tổ chức đám cưới, kể từ ngày sống chung có người làm chứng của hai bên vợ chồng,,vv..Mặc dù những thời điểm đó không thật sự rõ ràng để xác định nhưng pháp luật vẫn ghi nhận để có thể dễ dàng giải quyết khi có tranh chấp. Theo đó, mặc dù họ chưa làm thủ tục đăng ký kết hôn nhưng họ vẫn được đảm bảo quyền và nghĩa vụ hợp pháp của vợ chồng; khi làm thủ tục ly hôn hay có tranh chấp về vấn đề gì thì vẫn được cơ quan chức năng áp dụng Luật Hôn nhân và gia đình để giải quyết.
Trường hợp thứ hai, hai bên nam nữ sống chung với nhau như vợ chồng sau thời điểm
Đối với những trường hợp nam nữ sống chung với nhau kể từ sau khi
Nếu như sau thời điểm ngày 1 tháng 1 năm 2003 mà các cặp vợ chồng không tiến hành thực hiện thủ tục đăng ký kết hôn hợp pháp thì họ sẽ không được xem là vợ chồng theo quy định của Luật hôn nhân và gia đình. Theo đó nếu có yêu cầu về thực hiện thủ tục ly hôn thì không áp dụng luật mà chỉ xử lý về vấn đề tranh chấp quyền nuôi con và tranh chấp phân chia tài sản.
Như vậy, việc quy định về các trường hợp hôn nhân thực tế được quy định rõ trong hệ thống pháp luật Việt Nam nhằm khuyến khích việc đăng ký kết hôn giữa các bên nam nữ sống chung với nhau, và là cơ sở pháp lý để giải quyết những khó khăn, vướng mắc gặp phải khi các vấn đề liên quan đến mối quan hệ hôn nhân này có tranh chấp.
2. Giải quyết tranh chấp thừa kế trong trường hợp sống chung như vợ chồng:
Tóm tắt câu hỏi:
Mẹ tôi và ba tôi đăng ký kết hôn có 3 người con, tuy nhiên, ba tôi không sống với mẹ tôi mà chung sống bất hợp pháp với người phụ nữ khác có một người con. Nay ba tôi mất, có 1 tỷ là tài sản riêng của ba tôi không để lại di chúc, người phụ nữ đó nhất quyết giữ lại cho riêng mình và bảo do sống chung với ba tôi nên phải được hưởng. Luật sư cho tôi hỏi thế có đúng không?
Luật sư tư vấn:
Mặc dù ba chị không sống chung với mẹ chị, tuy nhiên về mặt pháp luật ba mẹ cho có đăng ký kết hôn và đây được coi là hôn nhân hợp pháp được pháp luật bảo vệ. Người phụ nữ kia sẽ không được coi là vợ hợp pháp kể cả sống chung.
Theo quy định của Bộ luật dân sự:
“Điều 676. Người thừa kế theo pháp luật
1. Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:
a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;
b) Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;
c) Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột, chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.
2. Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau.
3. Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản”.
Như vậy, theo bạn trình bày thì đây là tài sản riêng của ba bạn, theo quy định tại luật này thì những người thừa kế sẽ gồm mẹ của bạn, 3 người con chung của ba mẹ bạn, con của ba bạn và người phụ nữ kia. Tài sản sẽ được chia đều thành những phần bằng nhau.
3. Không đăng ký kết hôn thì giải quyết tài sản như thế nào?
Tóm tắt câu hỏi:
Em lấy chồng được 12 năm, và có 2 con, nhưng em không có đăng ký kết hôn. Em và chồng em giận nhau từ cuối năm 2014. Trong thời gian này chồng em có quen người khác. Bây giờ chồng em bị đột quỵ. Hiện nay đang nằm bệnh viện để điều trị. Vợ chồng em có 1 xe ôtô 7 chỗ chồng em đứng tên quyền sở hữu. Bây giờ em định bán thì có được không. ?
Luật sư tư vấn:
Giải quyết quan hệ tài sản đối với nam nữ sống chung với nhau mà không đăng ký kết hôn được quy định tại Điều 16 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014:
“1. Quan hệ tài sản, nghĩa vụ và hợp đồng của nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn được giải quyết theo thỏa thuận giữa các bên; trong trường hợp không có thỏa thuận thì giải quyết theo quy định của Bộ luật dân sự và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
2. Việc giải quyết quan hệ tài sản phải bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của phụ nữ và con; công việc nội trợ và công việc khác có liên quan để duy trì đời sống chung được coi như lao động có thu nhập.”
Trường hợp của bạn, do 2 bạn không có thỏa thuận, bạn cũng không nêu rõ xe ô tô này là tài sản riêng của bạn hay do 2 bạn cùng góp tiền mua nên chúng tôi có thể chia 2 trường hợp như sau:
– Trường hợp 1: xe ô tô là tài sản riêng của chồng bạn. Bạn không có quyền sở hữu, định đoạt trong trường hợp này, do đó không được bán xe.
– Trường hợp 2: xe ô tô do 2 bên cùng góp tiền mua. Mặc dù xe chỉ đứng tên chồng bạn tuy nhiên nó vẫn được coi là tài sản chung của 2 người. Theo quy định trên việc giải quyết tài sản theo thỏa thuận giữa các bên; trong trường hợp không có thỏa thuận thì giải quyết theo quy định của Bộ luật dân sự 2015 và các quy định khác của pháp luật có liên quan như sau:
Theo Điều 224 Bộ luật dân sự 2015 về Chia tài sản thuộc sở hữu chung:
“1. Trong trường hợp sở hữu chung có thể phân chia thì mỗi chủ sở hữu chung đều có quyền yêu cầu chia tài sản chung; nếu các chủ sở hữu chung đã thoả thuận không phân chia tài sản chung trong một thời hạn thì mỗi chủ sở hữu chung chỉ có quyền yêu cầu chia tài sản chung khi hết thời hạn đó; khi tài sản chung không thể chia được bằng hiện vật thì được trị giá thành tiền để chia.
2. Trong trường hợp có người yêu cầu một người trong số các chủ sở hữu chung thực hiện nghĩa vụ thanh toán khi người đó không có tài sản riêng hoặc tài sản riêng không đủ để thanh toán thì người yêu cầu có quyền yêu cầu chia tài sản chung để nhận tiền thanh toán và được tham gia vào việc chia tài sản chung, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
Nếu không thể chia phần quyền sở hữu bằng hiện vật hoặc việc chia này bị các chủ sở hữu chung còn lại phản đối thì người có quyền có quyền yêu cầu người có nghĩa vụ bán phần quyền sở hữu của mình để thực hiện nghĩa vụ thanh toán.”
Do đó, để bán ô tô cần có sự thỏa thuận giữa 2 bạn. Nếu không có thỏa thuận thì phải thực hiện yêu cầu Tòa án phân chia tài sản sau đó mới có thể định đoạt.
Tuy nhiên, trong trường hợp của bạn, chồng bạn bị đột quỵ và đang điều trị. Nếu như chồng của bạn không mất khả năng nhận thức và điều khiển hành vi, việc bán ô tô phải do chồng và bạn cùng nhau thỏa thuận định đoạt. Trường hợp chồng và bạn thỏa thuận có thể bán chiếc xe thì bạn có thể thực hiện việc bán xe. Trường hợp không thỏa thuận được, bạn có thể ra tòa yêu cầu chia tài sản và dựa vào bản án của tòa để có thể định đoạt chiếc xe này.
Các văn bản pháp luật có liên quan đến bài viết: