Giữa nhà tôi và gia đình bên cạnh có 1 con ngõ chung. Hiện nay đang xảy ra tranh chấp giữa 2 nhà, mong luật sư tư vấn giúp!
Tóm tắt câu hỏi:
Tôi là Kiên, tôi xin trình bày 1 sự việc như sau và mong nhận được sự tư vấn của VPLS: Gia đình tôi có 1 mảnh đất ở quê ở xã Gia Lâm – Nho quan – Ninh Bình. Thời gian này, gia đình tôi đang tiến hành xây dựng 1 ngôi nhà trên mảnh đất đó.
Giữa nhà tôi và gia đình bên cạnh có 1 con ngõ chung. Cách đây 2 năm, gia đình hàng xóm đã xây dựng 1 cổng trên lối đi chung này với mục đích chiếm riêng con ngõ thành đất của gia đình họ. Ngay khi thấy gia đình tôi xây dựng ngôi nhà mới này, gia đình hàng xóm đã dựng hàng rào sắt sát vách tường ngôi nhà đang xây, chắn kín cổng nhà tôi, đồng thời dựng 1 cột điện bê tông giữa cổng nhà tôi, với mục đích cản trở việc xây dựng, đi lại và độc chiếm lối đi chung này.Gia đình chúng tôi đã làm Đơn đề nghị gửi ra UBND Xã. Cán bộ địa chính xã đã vào khảo sát thực tế, đối chiếu sổ đỏ, bản đồ địa chính và khẳng định gia đình hàng xóm sai hoàn toàn, lấn chiếm đất công, lối đi chung. Theo
Tôi có 1 số câu hỏi như sau:
1. UBND Xã trong trường hợp này có Thẩm quyền ra quyết định cưỡng chế các công trình xây dựng trái phép của Gia đình hàng xóm kia không? (Trong trường hợp này là phá dỡ rào sắt và cột điện).
2. UBND Xã có thẩm quyền ra Quyết định xử phạt hành chính Gia đình kia không?
3. Nếu gia đình kia không tham dự Hòa giải theo triệu tập của UBND Xã, thì trình tự giải quyết tiếp theo sẽ như thế nào?
Nếu gia đình tôi gửi
Luật sư tư vấn:
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
Tranh chấp giữa gia đình bạn và gia đình hàng xóm là tranh chấp về lối đi chung.
1. UBND xã không có thẩm quyền ra quyết định cưỡng chế các công trình xây dựng trái phép của gia đình hàng xóm.
Tại Khoản 3 Điều 4 Thông tư số 16/2010/TT-BTNMT quy định trình tự, thủ tục cưỡng chế thi hành
“3. Đối với trường hợp tháo dỡ nhà ở, công trình xây dựng trái phép trên đất thì người có thẩm quyền ra quyết định áp dụng biện pháp cưỡng chế hành chính để buộc khôi phục lại tình trạng của đất như trước khi vi phạm, bao gồm:
a) Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện;
b) Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh”
Như vậy, người có thẩm quyền ra quyết định cưỡng chế các công trình xây dựng trái phép trên đất thuộc về chủ tịch UBND cấp huyện, chủ tịch UBND cấp tỉnh.
UBND xã không có thẩm quyển ra quyết định mà chỉ có thẩm quyền tổ chức việc cưỡng chế thi hành theo quyết định của cấp trên.
>>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.6568
2. UBND xã có thẩm quyền ra quyết định xử phạt hành chính.
Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2013 quy định: “Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp xã có quyền:
“1. Phạt cảnh cáo;
2. Phạt tiền đến 2.000.000 đồng;
3. Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính có giá trị đến 2.000.000 đồng;
4. Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu đã bị thay đổi do vi phạm hành chính gây ra;
5. Buộc thực hiện biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường, lây lan dịch bệnh do vi phạm hành chính gây ra;
6. Buộc tiêu huỷ vật phẩm gây hại cho sức khoẻ con người, vật nuôi và cây trồng, văn hoá phẩm độc hại;
7. Quyết định áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn.”.
3. Nếu gia đình kia không tham dự Hòa giải theo triệu tập của UBND Xã, thì trình tự giải quyết như sau:
– UBND tiến hành triệu tập lần thứ 2, nếu một bên đương sự vẫn tiếp tục vắng mặt thì UBND ra
– Sau đó, gia đình bạn nộp đơn khởi kiện tới
4. Nếu gia đình bạn nộp đơn cho UBND rồi tự ý tháo dỡ thì không đúng theo quy định của pháp luật như phân tích ở ý 1 ở trên. Thẩm quyền ra quyết định và thực hiện do cơ quan có thẩm quyền giải quyết. Để đảm bảo quyền và lợi ích của gia đình, gia đình bạn nên nhờ có quan có thẩm quyền can thiệp.