Công ty M có trụ sở đóng tại quận Thanh Xuân – Hà Nội. Tháng 10/2013, công ty tiến hành giải thể phòng bảo vệ để ký hợp đồng dịch vụ bảo vệ với công ty bảo vệ Vinasun.
Tóm tắt câu hỏi:
Công ty M có trụ sở đóng tại quận Thanh Xuân – Hà Nội. Tháng 10/2013, công ty tiến hành giải thể phòng bảo vệ (bao gồm 4 nhân viên đang làm việc theo chế độ
Việc chấm dứt hợp đồng của công ty đối với 4 người lao động nói trên có căn cứ pháp lý hay không? Tại sao? Hãy tư vấn cho công ty những thủ tục cần thiết để chấm dứt hợp đồng
Luật sư tư vấn:
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
a.Việc chấm dứt hợp đồng của công ty đối với 4 người lao động nói trên có căn cứ pháp lý hay không? Tại sao?
Trước tiên có thể khẳng định rằng việc chấm dứt hợp đồng của công ty đối với 4 người lao động nói trên là có căn cứ pháp lý, đó là do thay đổi cơ cấu. Bởi vì:
Căn cứ vào khoản 10 Điều 36 BLLĐ 2012 về các trường hợp chấm dứt hợp đồng lao động thì: “ Người sử dụng lao động đơn phương chấm chấm dứt hợp đồng lao động theo quy định tại Điều 38 của Bộ luật này; người sử dụng lao động cho người lao động thôi việc do thay đổi cơ cấu, công nghệ hoặc vì lý do kinh tế hoặc do sáp nhập, hợp nhất, chia tách doanh nghiệp, hợp tác xã”.
Theo luật quy định, những trường hợp được coi là thay đổi cơ cấu hoặc công nghệ được quy định bao gồm:
– Thay đổi một phần hoặc toàn bộ máy móc, thiết bị, quy trình công nghệ tiên tiến có năng suất lao động cao hơn;
– Thay đổi sản phẩm hoặc cơ cấu sản phẩm dẫn đến sử dụng lao động ít hơn;
– Thay đổi cơ cấu tổ chức: sáp nhập, giải thể một số bộ phận của đơn vị.
Như vậy, khi có những thay đổi này người sử dụng lao động có quyền chấm dứt hợp đồng lao động với người lao động. Trong tình huống này công ty đã tiến hành giải thể phòng bảo vệ, thuộc trường hợp thay đổi cơ cấu như đã nói ở trên nên việc chấm dứt hợp đồng lao động với 4 người lao động nói trên là có căn cứ. Quy định này là hợp lý, xuất phát từ việc đảm bảo lợi ích hợp pháp trong kinh doanh của người sử dụng lao động khi thay đổi phương án kinh doanh dẫn đến thay đổi nhân sự của doanh nghiệp, tạo điều kiện tối đa cho người sử dụng lao động thực hiện quyền tự do kinh doanh nhằm thu được lợi nhuận.
>>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.6568
b.Hãy tư vấn cho công ty những thủ tục cần thiết để chấm dứt hợp đồng.
Thứ nhất, về điều kiện chấm dứt hợp đồng:
Căn cứ vào khoản 3 Điều 44 BLLĐ 2012 về nghĩa vụ của người sử dụng lao động trong trường hợp thay đổi cơ cấu, công nghệ hoặc vì lý do kinh tế quy định: “ Việc cho thôi việc đối với nhiều người lao động theo quy định tại Điều này chỉ được tiến hành sau khi đã trao đổi với tổ chức đại diện tập thể lao động tại cơ sở và thông báo trước 30 ngày cho cơ quan quản lý nhà nước về lao động cấp tỉnh”. Như vậy, công ty M muốn chấm dứt hợp đồng với 4 người lao động này thì phải thông báo với tổ chức đại diện tập thể lao động tại cơ sở là Ban chấp hành công đoàn cơ sở và thông báo trước 30 ngày cho cơ quan quản lý nhà nước về lao động cấp tỉnh là tại thành phố Hà Nội.
Thứ hai, về thời hạn báo trước khi chấm dứt hợp đồng:
Pháp
Theo đó, tại điểm a khoản 2 Điều 38 BLLĐ 2012 quy định khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động người sử dụng lao động phải báo cho người lao động biết trước: “ Ít nhất 45 ngày đối với hợp đồng lao động không xác định thời hạn”. Vì vậy, trong tình huống trên khi công ty M muốn chấm dứt hợp đồng lao động với 4 người lao động thì phải làm thủ tục thông báo trước cho họ ít nhất 45 ngày theo quy định của pháp luật.
Thứ ba, về trợ cấp mất việc làm:
Căn cứ vào đoạn 1 khoản 1 Điều 44 BLLĐ 2012 thì : “ Trường hợp thay đổi cơ cấu, công nghệ mà ảnh hưởng đến việc làm của nhiều người lao động, thì người sử dụng lao động có trách nhiệm xây dựng và thực hiện phương án sử dụng lao động theo quy định tại Điều 46 của Bộ luật này; trường hợp có chỗ làm việc mới thì ưu tiên đào tạo lại người lao động để tiếp tục sử dụng”. Như vậy việc công ty M chấm dứt hợp đồng lao động với 4 người lao động trên vì lý do thay đổi cơ cấu nên công ty có trách nhiệm xây dựng và thực hiện phương án sử dụng lao động, trường hợp có chỗ lầm mới thì ưu tiên đào tạo lại người lao động để tiếp tục sử dụng.
Nhưng tại đoạn 2 khoản 1 tiếp tục quy định: “ Trong trường hợp người sử dụng lao động không thể giải quyết được việc làm mới mà phải cho người lao động thôi việc thì phải trả trợ cấp mất việc làm cho người lao động theo quy định tại Điều 49 của Bộ luật này”. Trong tình huống trên thì công ty M đã không giải quyết được việc làm mới cho 4 ng người lao động và đã cho họ thôi việc nên công ty M phải trả trợ cấp mất việc làm cho họ theo Điều 49 về trợ cấp mất việc làm: “..mỗi năm làm việc trả 01 tháng tiền lương nhưng ít nhất phải bằng 02 tháng tiền lương”. Vì vậy công ty M phải thanh toán trợ cấp mất việc làm cho 4 người lao động khi cho họ thôi việc vì lý do thay đổi cơ cấu theo quy định trên.
Ngoài ra thì người sử dụng lao động không được thực hiện quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động khi có một trong các trường hợp quy định tại Điều 39 BLLĐ năm 2012.
Hy vọng rằng sự tư vấn của chúng tôi sẽ giúp bạn lựa chọn phương án thích hợp nhất để giải quyết những vướng mắc của bạn. Nếu còn bất cứ thắc mắc gì liên quan đến sự việc bạn có thể liên hệ Tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến 24/7 của Luật sư: 1900.6568 để được giải đáp.