Hỏi về tổ chức xã hội? Các tổ chức xã hội theo quy định pháp luật Việt Nam.
Hỏi về tổ chức xã hội? Các tổ chức xã hội theo quy định pháp luật Việt Nam.
Tóm tắt câu hỏi:
Khái niệm về tổ chức xã hội? Tổ chức xã hội gồm các tổ chức nào? Nhà nước Việt Nam đã có văn bản nào quy định về tổ chức xã hội hiện nay chưa? Hội Tiêu chuẩn và Bảo vệ người tiêu dùng Việt Nam có phải là một tổ chức xã hội hay không?
Luật sư tư vấn:
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
* Cơ sở pháp lý:
* Nội dung tư vấn:
1. Khái niệm về tổ chức xã hội:
Tổ chức xã hội là tổ chức tự nguyện của nhân dân hoạt động theo nguyên tắc tự quản, là những bộ phận cấu thành của hệ thống chính trị nước ta, được hình thành trên các nguyên tắc tự nguyện, tự quản của người lao động được tổ chức và hoạt động theo điều lệ hay theo các quy định của nhà nước, nhân danh tổ chức mình khi tham gia vào quản lý nhà nước, quản lý xã hội nhằm bảo vệ lợi ích chính đáng của các thành viên.
2. Tổ chức xã hội gồm những tổ chức nào? Căn cứ Điều 100 Bộ luật dân sự 2005 quy định về các loại pháp nhân như sau:
Có 5 loại tổ chức xã hội ở Việt Nam là tổ chức trính trị, tổ chức chính trị xã hội, tổ chức chính trị xã hội nghề nghiệp, các tổ chức tự quản và tổ chức khác.
* Tổ chức trính trị:
– Là tổ chức mà thành viên cùng hoạt động với nhau vì một khuynh hướng chính trị nhất định.
– Chỉ được công khai thừa nhận nếu quyền lực nhà nước thuộc về một lực lượng nhất định.
– Thanh viên của tổ chức này là đại diện của một giai cấp hay một lực lượng xã hội nên phải bầu cử mới được gia nhập
– Nhiệm vụ chủ yếu là giành và giữ chính quyền
– Nước Việt Nam có một tổ chức trính trị duy nhất là Đảng Cộng Sản Việt Nam.
* Tổ chức chính trị xã hội:
– Tổ chức mang màu sắc chính trị với vai trò là đại diện của các tầng lớp trong xã hội đối với hoạt động của nhà nước cũng như đóng một vai trò quan trọng trong hệ thống chính trị, cơ sở của chính quyền nhân dân.
– Có cơ cấu tổ chức chặt chẽ và chia thành nhiều lớp hoạt động.
– Ở Việt Nam hiện có 6 tổ chức chính trị xã hội là Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Công đoàn, Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam, Hội nông dân Việt Nam và Hội cựu chiến binh Việt Nam.
* Tổ chức chính trị xã hội nghề nghiệp:
>>> Luật sư tư vấn pháp luật hành chính qua tổng đài: 1900.6568
– Thành lập theo sang kiến của nhà nước
– Hình thành theo các quy định của nhà nước và được quản lý chặt chẽ bởi cơ quan nhà nước.
– Hỗ trợ nhà nước giải quyết một số vấn đề xã hội
– Hoạt động tự quản, cơ cấu do nội bộ tổ chức quyết định, hoạt động không mang tính quyền lực chính trị và hoàn toàn tự nguyện.
* Tổ chức tự quản
– Thành lâp theo sang kiến của nhà nước
– Hình thành theo quy định nhà nước và được quản lý bởi cơ quan nhà nước
-Thực hiện nhiệm vụ tự quản ở phạm vi nhất định các công việc mà nhà nước không trực tiếp quản lý.
ví dụ như tổ dân phố…..
* Tổ chức khác
Các hội được thành lập theo dấu hiệu nghề nghiệp, sở thích hoặc các dấu hiệu khác, được thành lập trên cơ sở quyền tự do lập hội của công dân ví dụ như hội người mù, các câu lạc bộ…
Nhà nước Việt Nam chưa ban hành một văn bản luật nào quy định về tổ chức xã hội. Tuy nhiên, các tỉnh, thành phố có ban hành các chỉ thị, quyết định, thông tư hướng dẫn cụ thể về tổ chức xã hội.
Hội Tiêu chuẩn và Bảo vệ người tiêu dùng Việt Nam là một tổ chức xã hội.