Skip to content
1900.6568

Trụ sở chính: Số 89, phố Tô Vĩnh Diện, phường Khương Trung, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội

  • DMCA.com Protection Status
Home

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
    • Về Luật Dương Gia
    • Luật sư điều hành
    • Tác giả trên Website
    • Thông tin tuyển dụng
  • Tư vấn pháp luật
  • Tổng đài Luật sư
  • Dịch vụ Luật sư
  • Biểu mẫu
    • Biểu mẫu Luật
    • Biểu mẫu khác
  • Văn bản pháp luật
  • Kinh tế tài chính
  • Giáo dục
  • Bạn cần biết
    • Từ điển pháp luật
    • Thông tin địa chỉ
    • Triết học Mác-Lênin
    • Hoạt động Đảng Đoàn
    • Tư tưởng Hồ Chí Minh
    • Tư vấn tâm lý
    • Các thông tin khác
  • Liên hệ
Home

Đóng thanh tìm kiếm
  • Trang chủ
  • Đặt câu hỏi
  • Đặt lịch hẹn
  • Gửi báo giá
  • 1900.6568
Trang chủ Luật Tổ chức chính quyền địa phương

Tỉnh là gì? Quy định về tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương?

  • 03/01/202303/01/2023
  • bởi Nguyễn Ngọc Ánh
  • Nguyễn Ngọc Ánh
    03/01/2023
    Luật Tổ chức chính quyền địa phương
    0

    Tỉnh là gì? Quy định của pháp luật về tiêu chuẩn của đơn vị hành chính cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương? Quy định của pháp luật về tiêu chuẩn phân loại và cách tính điểm của đơn vị hành chính cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.

      Việt Nam đang thực hiện quản lý Nhà nước theo nguyên tắc phân quyền, phân cấp quản lý từ trung ương đến địa phương. Trong thực tế, phân quyền quản lý theo cách hiểu chung nhất là chế độ quản lí hành chính “phân cho một tập thể hay một đơn vị hành chính – lãnh thổ tự quản lí, có tư cách pháp nhân, có những quyền hạn và những nguồn lực nhất định, dưới sự kiểm tra của Nhà nước”. Do đó ở mỗi địa phương sẽ có những đơn vị hành chính riêng được Nhà nước phân quyền quản lý, giám sát và giải quyết các hoạt động của địa phương đó và có trách nhiệm báo cáo tình hình lên cơ quan Nhà nước cấp trung ương. Theo đó, tỉnh hay thành phố trực thuộc trung ương là cơ quan nhà nước tại địa phương được Nhà nước phân quyền quản lý mọi hoạt động tại địa phương đó. Việt Nam có 63 địa phương tương đương với 63 tỉnh/ thành phố trực thuộc trung ương. Vậy tỉnh là gì? Pháp luật quy định như thế nào về tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương?

      Căn cứ pháp lý:

      – Hiến pháp năm 2013;

      – Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015;

      – Nghị quyết số 1211/2016/UBTVQH13 của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội ban hành ngày 25/5/2016 về tiêu chuẩn của đơn vị hành chính và phân loại đơn vị hành chính.

      Mục lục bài viết

      • 1 1. Tỉnh là gì?
      • 2 2. Quy định của pháp luật về tiêu chuẩn của đơn vị hành chính cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương?
        • 2.1 2.1. Quy định về tổ chức và tiêu chuẩn của tỉnh:
        • 2.2 2.2. Quy định về tổ chức và tiêu chuẩn của thành phố trực thuộc trung ương:
      • 3 3. Quy định của pháp luật về tiêu chuẩn phân loại và cách tính điểm của đơn vị hành chính cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương:
        • 3.1 3.1. Quy định về tiêu chuẩn phân loại và cách tính điểm phân loại đơn vị hành chính tỉnh:
        • 3.2 3.2. Quy định về tiêu chuẩn phân loại và cách tính điểm phân loại đơn vị hành chính thành phố trực thuộc trung ương:

      1. Tỉnh là gì?

      Theo quy định tại Hiến pháp năm 2013 thì tỉnh được hiểu là đơn vị hành chính trực thuộc trung ương, là đơn vị hành chính làm việc cho trung ương và là đơn vị trực tiếp quản lý và điều hành đối với các đơn vị hành chính ở cấp cơ sở mình. Tỉnh là đơn vị hành chính được chia thành các cấp huyện, thành phố trực thuộc tỉnh và thị xã. Ngày nay, Nhà nước phân cấp quản lý cấp tỉnh để quản lý nhà nước và đạt được sự thông suốt từ trung ương đến cấp cơ sở. Nhà nước điều hành cấp tỉnh thường tiến hành điều chỉnh địa giới của các tỉnh theo 02 hình thức gộp tỉnh hoặc tách tỉnh. Việc phân chia địa giới này là quá trình xảy ra liên tục và phải do Quốc hội quyết định và phải được lấy ý kiến của Nhân dân địa phương.

      Theo quy định tại Điều 2 của Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015 thì đơn vị hành chính của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam thì tương đương với cấp tỉnh là thành phố trực thuộc trung. Theo đó, thành phố trực thuộc trung ương là đơn vị hành chính cấp tỉnh của Việt Nam. Thành phố trực thuộc trung ương tương đương với tỉnh nhưng là đô thị loại đặc biệt hoặc đô thị loại I và được xác định là các đô thị trung tâm cấp quốc gia. Hiện nay tại Việt Nam có 05 thành phố trực thuộc trung ương là: Hải Phòng, Hà Nội, Đà Nẵng, Hồ Chính Minh và Cần Thơ. Đây là các thành phố lớn và có nền kinh tế phát triển nhất trong cả nước. Các thành phố kể trên có cơ sở hạ tầng và nền khoa học công nghệ phát triển…

      2. Quy định của pháp luật về tiêu chuẩn của đơn vị hành chính cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương?

      Tỉnh và thành phố trực thuộc trung ương phải đảm bảo theo đúng tiêu chuẩn mà nhà nước quy định. Theo đó, Uỷ ban thường vụ Quốc hội đã ban hành Nghị quyết số 1211/2016/UBTVQH13 về tiêu chuẩn của đơn vị hành chính và phân loại đơn vị hành chính. Theo đó, Nghị quyết này quy định về tiêu chuẩn của đơn vị hành chính tại khu vực nông thôn và tại khu vực đô thị. Tại khu vực nông thôn thì đơn vị hành chính cao nhất là cấp tỉnh, còn tại khu vực đô thị thì đơn vị hành chính cao nhất là thành phố trực thuộc trung ương – tương đương với cấp tỉnh. Cụ thể các quy định về tiêu chuẩn như sau:

      2.1. Quy định về tổ chức và tiêu chuẩn của tỉnh:

      Căn cứ theo Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015 thì tổ chức các cấp cơ sở thuộc cấp tỉnh bao gồm cấp huyện/ thành phố trực thuộc tỉnh, thị xã và cấp xã/ phường/ thị trấn.

      Bên cạnh đó, tiêu chuẩn về cấp tỉnh được Quy định tại Điều 1 của Nghị quyết số 1211/2016/UBTVQH13 như sau:

      Xem thêm: Thủ tục đăng ký tạm trú tại thành phố Hồ Chí Minh

      Thứ nhất, về quy mô dân số của cấp tỉnh:

      – Đối với các tỉnh thuộc khu vực vùng cao và miền núi phải đạt từ 900.000 người trở lên;

      – Đối với các tỉnh thuộc đồng bằng và các khu vực khác thì quy mô dân số phải đạt từ 1.400.000 người trở lên.

      Thứ hai, về diện tích tự nhiên phải đạt được của cấp tỉnh:

      – Đối với các tỉnh vùng cao và miền núi thì diện tích tự nhiên phải đạt từ 8.000 km2 trở lên;

      – Đối với tỉnh thuộc thuộc khu vực khác thì diện tích tự nhiên phải đạt từ 5.000 km2 trở lên.

      Thứ ba, về phân cấp quản lý các đơn vị cơ sở thuộc quản lý của cấp tỉnh:

      Theo quy định tại khoản 3 Điều 1 của Nghị quyết này thì tiêu chuẩn của cấp tỉnh phải có tổng số đơn vị hành chính cấp huyện trực thuộc tỉnh từ 11 đơn vị trở lên và trong đó có ít nhất 01 thành phố trực thuộc tỉnh hoặc có 01 thị xã.

      Xem thêm: Thành phố trực thuộc trung ương là gì? Các thành phố trực thuộc trung ương?

      2.2. Quy định về tổ chức và tiêu chuẩn của thành phố trực thuộc trung ương:

      Căn cứ theo quy định của Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015 thì các đơn vị hành chính trực thuộc thành phố trực thuộc trung ương bao gồm cấp quận/ huyện/ thành phố/ thị xã và cấp xã/ phường/ thị trấn. Khác với cấp tỉnh, chỉ thành phố trực thuộc trung ương mới có đơn vị hành chính cấp quận.

      Theo quy định tại Điều 4 Nghị quyết số 1211/2016/UBTVQH13 thì tiêu chuẩn của Thành phố trực thuộc trung ương tại khu vực đô thị được quy định cụ thể như sau:

      Thứ nhất, về quy mô dân số: Theo quy định tại khoản 1 Điều 4 Nghị quyết này thì quy mô dân số của thành phố trực thuộc trung ương phải đạt từ 1.500.000 người trở lên.

      Thứ hai, về diện tích tự nhiên: Theo quy định tại khoản 2 Điều 4 Nghị quyết này thì tổng diện tích tự nhiên của thành phố trực thuộc trung ương phải đạt từ 1500 km2 trở lên.

      Thứ ba, về đơn vị hành chính trực thuộc thành phố trực thuộc trung ương:

      – Theo quy định thì số đơn vị hành chính cấp huyện của thành phố trực tiếp quản lý có từ 11 đơn vị trở lên;

      – Tỷ lệ số quận trên tổng số đơn vị hành chính cấp huyện phải đạt từ 60% trở lên. Chẳng hạn như thành phố Hà Nội hiện nay có tổng cộng 30 đơn vị hành chính cấp huyện, trong đó có 12 đơn vị hành chính là quận, 17 đơn vị hành chính là huyện và 01 đơn vị hành chính là thị xã.

      Thứ tư, về điều kiện công nhận đô thị:

      Xem thêm: Thành phố trực thuộc tỉnh là gì? Các thành phố trực thuộc tỉnh tại Việt Nam?

      Thành phố trực thuộc trung ương phải được công nhận là đô thị loại I hoặc đô thị đặc biệt. Đối với khu vực dự kiến để thành lập thành phố trực thuộc trung ương đã được phân loại phải đạt tiêu chí của đô thị loại I hoặc đô thị loại đặc biệt.

      Thứ năm, về cơ cấu và trình độ phát triển kinh tế- xã hội:

      Nghị quyết số 1211/2016/UBTVQH13 đã ban hành Phụ lục 1 quy định cụ thể về trình độ phát triển kinh tế- xã hội đạt chuẩn thành phố trực thuộc trung ương cụ như sau:

      – Về mức cân đối thu chi ngân sách địa phương phải đạt mức dư;

      – Về mức thu nhập bình quân đầu người trong một năm phải đạt 1,75 lần so với cả nước;

      – Về mức tăng trưởng kinh tế trung bình trong 03 năm gần nhất của thành phố trực thuộc trung ương phải đạt bằng bình quân của cả nước ( được tính theo đơn vị %);

      – Về tỷ lệ hộ nghèo trung bình trong 03 năm gần nhất phải đạt bình quân của cả nước ( được tính theo đơn vị %);

      – Về tỷ trọng công nghiệp, xây dựng và kinh doanh dịch vụ trong cơ cấu kinh tế phải đạt 90%;

      Xem thêm: Thẩm quyền của Toà án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương

      – Về tỷ lệ lao động trong ngành phi nông nghiệp nội thành, nội thị, thị trấn, quận và các phường phải đạt 90%..

      3. Quy định của pháp luật về tiêu chuẩn phân loại và cách tính điểm của đơn vị hành chính cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương:

      3.1. Quy định về tiêu chuẩn phân loại và cách tính điểm phân loại đơn vị hành chính tỉnh:

      Theo quy định tại Điều 12 Nghị quyết số 1211/2016/UBTVQH1 thì tiêu chuẩn phân loại và cách tính điểm phân loại đơn vị hành chính tỉnh được quy định cụ thể như sau:

      Thứ nhất, về quy mô dân số:

      – Đối với các tỉnh từ 500.000 người trở xuống được tính 10 điểm; trên 500.000 người thì cứ thêm 30.000 người được tính thêm 0,5 điểm, nhưng tối đa không quá 30 điểm;

      – Đối với các tỉnh thuộc khu vực miền núi và vùng cao áp dụng mức 75% quy định tại điểm a khoản này.

      Thứ hai, về diện tích tự nhiên: Nếu diện tích tự nhiên từ 1.000 km2 trở xuống được tính 10 điểm; trên 1.000 km2 thì cứ thêm 200 km2 được tính thêm 0,5 điểm, nhưng tối đa không quá 30 điểm.

      Thứ ba, về số lượng đơn vị hành chính trực thuộc tỉnh được quy định như sau:

      – Đối với tỉnh có từ 10 đơn vị hành chính cấp huyện trở xuống thì được tính 2 điểm; trên 10 đơn vị hành chính cấp huyện thì cứ thêm 01 đơn vị hành chính được tính thêm 0,5 điểm, nhưng tối đa không quá 6 điểm;

      Xem thêm: Điều kiện đăng ký hộ khẩu thường trú tại quận Gò Vấp

      – Đối với tỉnh có tỷ lệ số thành phố thuộc tỉnh và thị xã trên tổng số đơn vị hành chính cấp huyện từ 20% trở xuống được tính 1 điểm; trên 20% thì cứ thêm 5% được tính thêm 0,5 điểm, nhưng tối đa không quá 4 điểm.

      Thứ tư, về trình độ phát triển kinh tế – xã hội:

      – Đối với các tỉnh có tỷ lệ điều tiết các khoản thu phân chia về ngân sách trung ương từ 10% trở xuống được tính 8 điểm; trên 10% thì cứ thêm 1% được tính thêm 0,25 điểm, nhưng tối đa không quá 10 điểm; Trong trường hợp không có tỷ lệ điều tiết các khoản thu phân chia về ngân sách trung ương, nếu có số thu ngân sách địa phương được hưởng theo phân cấp so với tổng chi cân đối ngân sách địa phương từ 50% trở xuống được tính 3 điểm; trên 50% thì cứ thêm 5% được tính thêm 0,5 điểm, nhưng tối đa không quá 8 điểm;

      – Đối với tỉnh có tỷ trọng công nghiệp, xây dựng và dịch vụ trong cơ cấu kinh tế từ 70% trở xuống được tính 1 điểm; trên 70% thì cứ thêm 5% được tính thêm 0,25 điểm, nhưng tối đa không quá 2 điểm;

      – Về mức thu nhập bình quân đầu người từ mức bình quân chung cả nước trở xuống được tính 1 điểm; trên mức bình quân chung cả nước thì cứ thêm 5% được tính thêm 0,25 điểm, nhưng tối đa không quá 2 điểm;

      – Về tốc độ tăng trưởng kinh tế của tỉnh đó nếu từ mức bình quân chung cả nước trở xuống được tính 1 điểm; trên mức bình quân chung cả nước thì cứ thêm 0,5% được tính thêm 0,25 điểm, nhưng tối đa không quá 2 điểm;

      – Một số khía cạnh khác theo quy định của pháp luật hiện hành.

      3.2. Quy định về tiêu chuẩn phân loại và cách tính điểm phân loại đơn vị hành chính thành phố trực thuộc trung ương:

      Theo quy định tại Điều 15 Nghị quyết số 1211/2016/UBTVQH1 thì tiêu chuẩn phân loại và cách tính điểm phân loại đơn vị hành chính tỉnh được quy định cụ thể như sau:

      Xem thêm: Hỏi về điều kiện và thủ tục khi đăng ký thường trú tại thành phố trực thuộc trung ương

      Thứ nhất, về quy mô dân số:

      – Đối với các thành phố trực thuộc trung ương có từ 1.000.000 người trở xuống được tính 20 điểm;

      – Đối với thành phố trực thuộc trung ương có trên 1.000.000 người thì cứ thêm 30.000 người được tính thêm 0,5 điểm, nhưng tối đa không quá 30 điểm.

      Thứ hai, về diện tích tự nhiên:

      – Đối với các thành phố có tổng diện tích từ 1.000 km2 trở xuống được tính 20 điểm;

      – Thành phố có trên 1.000 km2 thì cứ thêm 50 km2 được tính thêm 0,5 điểm, nhưng tối đa không quá 25 điểm.

      Thứ ba, về số lượng đơn vị hành chính trực thuộc thành phố trực thuộc trung ương:

      – Nếu Thành phố trực thuộc trung ương có từ 10 đơn vị hành chính cấp huyện trực thuộc trở xuống được tính 2 điểm; trên 10 đơn vị hành chính cấp huyện thì cứ thêm 01 đơn vị hành chính được tính thêm 0,5 điểm, nhưng tối đa không quá 6 điểm;

      Xem thêm: Quy định về đánh số, gắn biển số nhà trên địa bàn Thành phố Hà Nội

      – Đối với thành phố trực thuộc trung ương có tỷ lệ số quận trên tổng số đơn vị hành chính cấp huyện từ 40% trở xuống được tính 1 điểm; trên 40% thì cứ thêm 5% được tính thêm 0,5 điểm, nhưng tối đa không quá 4 điểm.

      Thứ tư, về trình độ phát triển kinh tế – xã hội:

      – Đối với thành phố có tỷ lệ điều tiết các khoản thu phân chia về ngân sách trung ương từ 20% trở xuống được tính 10 điểm; trên 20% thì cứ thêm 1% được tính thêm 0,25 điểm, nhưng tối đa không quá 15 điểm;

      – Thành phố có tỷ trọng công nghiệp, xây dựng và dịch vụ trong cơ cấu kinh tế từ 70% trở xuống được tính 1 điểm; trên 70% thì cứ thêm 5% được tính thêm 0,25 điểm, nhưng tối đa không quá 2 điểm;

      – Thành phố trực thuộc trung ương có thu nhập bình quân đầu người từ mức bình quân chung cả nước trở xuống được tính 1 điểm; trên mức bình quân chung cả nước thì cứ thêm 5% được tính thêm 0,25 điểm, nhưng tối đa không quá 2 điểm;

      – Thành phố có tốc độ tăng trưởng kinh tế từ mức bình quân chung cả nước trở xuống được tính 1 điểm; trên mức bình quân chung cả nước thì cứ thêm 0,5% được tính thêm 0,25 điểm, nhưng tối đa không quá 2 điểm;

      – Một số tiêu chuẩn khác được pháp luật hiện hành quy định.

        Xem thêm: Mua nhà ở thành phố chưa đăng ký tạm trú có nhập khẩu được không?

        Theo dõi chúng tôi trên
        5 / 5 ( 1 bình chọn )
        Gọi luật sư ngay
        Tư vấn luật qua Email
        Báo giá trọn gói vụ việc
        Đặt lịch hẹn luật sư
        Đặt câu hỏi tại đây

        Tags:

        Thành phố trực thuộc trung ương


        CÙNG CHỦ ĐỀ

        Quy định về Hội đồng nhân dân thành phố trực thuộc trung ương

        Nhiệm vụ quyền hạn Hội đồng nhân dân thành phố trực thuộc trung ương? Cơ cấu tổ chức của Hội đồng nhân dân thành phố trực thuộc trung ương?

        Quy định về Ủy ban nhân dân thành phố trực thuộc trung ương

        Khái quát về Ủy ban nhân dân thành phố trực thuộc trung ương? Quy định về Ủy ban nhân dân thành phố trực thuộc trung ương?

        Mẫu đơn đề nghị đăng cai tổ chức giải thi đấu vô địch tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương mới nhất

        Mẫu đơn đề nghị đăng cai tổ chức giải thi đấu vô địch tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương là gì? Mẫu đơn đề nghị đăng cai tổ chức giải thi đấu vô địch tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương để làm gì? Mẫu đơn đề nghị đăng cai tổ chức giải thi đấu vô địch tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương 2021? Hướng dẫn làm mẫu đơn đề nghị đăng cai tổ chức giải thi đấu vô địch tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương? Thông tin pháp lý liên quan về giải thi đấu?

        Thành phố trực thuộc tỉnh là gì? Các thành phố trực thuộc tỉnh tại Việt Nam?

        Thành phố trực thuộc tỉnh là gì? Các thành phố trực thuộc tỉnh tại Việt Nam? Tiêu chuẩn của thành phố thuộc tỉnh?

         

        Thành phố trực thuộc trung ương là gì? Các thành phố trực thuộc trung ương?

        Thành phố trực thuộc trung ương là gì? Tìm hiểu về các thành phố trực thuộc trung ương ở Việt Nam hiện nay?

        Thủ tục đăng ký tạm trú tại thành phố Hồ Chí Minh

        Thủ tục đăng ký tạm trú tại thành phố Hồ Chí Minh. Hồ sơ đăng ký tạm trú.

        Lệ phí đăng ký thường trú tại thành phố trực thuộc trung ương

        Điều kiện để đăng ký thường trú tại thành phố trực thuộc trung ương. Lệ phí đăng ký thường trú.

        Mua nhà ở thành phố chưa đăng ký tạm trú có nhập khẩu được không?

        Mua nhà ở thành phố chưa đăng ký tạm trú có nhập khẩu được không? Điều kiện để nhập khẩu vào thành phố trực thuộc trung ương.

        Luật sư tư vấn thủ tục đăng ký tạm trú

        Luật sư tư vấn thủ tục đăng ký tạm trú. Trường hợp khai báo tạm vắng.

        Xem thêm

        Tìm kiếm

        Hỗ trợ 24/7: 1900.6568

        Đặt câu hỏi trực tuyến

        Đặt lịch hẹn luật sư

        Văn phòng Hà Nội:

        Địa chỉ trụ sở chính:  Số 89 Tô Vĩnh Diện, phường Khương Trung, quận Thanh Xuân, TP Hà Nội

        Điện thoại: 1900.6568

        Email: dichvu@luatduonggia.vn

        Văn phòng Miền Trung:

        Địa chỉ:  141 Diệp Minh Châu, phường Hoà Xuân, quận Cẩm Lệ, TP Đà Nẵng

        Điện thoại: 1900.6568

        Email: danang@luatduonggia.vn

        Văn phòng Miền Nam:

        Địa chỉ: 248/7 Nguyễn Văn Khối (Đường Cây Trâm cũ), phường 9, quận Gò Vấp, TP Hồ Chí Minh

        Điện thoại: 1900.6568

        Email: luatsu@luatduonggia.vn

        Bản quyền thuộc về Luật Dương Gia | Nghiêm cấm tái bản khi chưa được sự đồng ý bằng văn bản!
        Scroll to top
        • Gọi ngay
        • Chỉ đường
          • HÀ NỘI
          • ĐÀ NẴNG
          • TP.HCM
        • Đặt câu hỏi
        • Trang chủ